Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia trong khu vực ASEAN+3 (Trang 31 - 41)

Các nghiên cứu trong nước về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế đã được một số tác giả quan tâm. Một số nghiên cứu đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực dựa trên quan điểm, nhìn nhận cá nhân của tác giả có thể kể đến như:

Sử Đình Thành và Nguyễn Minh Tiến (2014) nghiên cứu với dữ liệu 43 tỉnh thành, giai đoạn 1997-2012, bằng phương pháp kiểm định nhân quả Granger đã chỉ ra FDI có quan hệ nhân quả với biến đầu tư tư nhân, nguồn lao động, nguồn thu thuế, cơ sở hạ tầng, độ mở cửa thương mại, và chênh lệch công nghệ. Phương pháp GMM cho rằng FDI có tác động tăng trưởng kinh tế; và phương pháp PMG véctơ đồng liên kết dài hạn kết luận dòng chảy vốn FDI vào Việt Nam có sự khác biệt lớn ở các địa phương. Ứớc lượng GMM tìm thấy OPEN với độ trễ (1) tác động dương đến tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên phương pháp PMG có tác động âm, ngược chiều đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Hồ Đắc Nghĩa, 2014, tìm thấy độ mở kinh tế có tác động dương đến năng suất. L: lao động trong các ngành kinh tế, đơn vị tính (người). SV: Nguồn nhân lực để phản ánh trình độ lao động, đo bằng số lượng sinh viên đại học, cao đẳng, đơn vị tính (người). Ở trình độ này người lao động được trang bị kiến thức cơ bản đáp ứng cho yêu cầu công việc, kích thích tăng trưởng kinh tế.

Nguyễn Thị Tuệ Anh và ctg (2006) đo bằng tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã tốt nghiệp cấp tiểu học, phổ thông cơ sở và tỷ lệ dân số biết chữ. Nghiên cứu chỉ ra vốn con người vừa có tác động tiêu cực, vừa có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Sử Đình Thành và Nguyễn Minh Tiến (2014) đo bằng số người trong độ tuổi lao động trên dân số, có tác động dương đến tăng trưởng kinh tế. Hồ Đắc Nghĩa (2014) đo bằng số lượng học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, không có tác động tích cực đến thu hút FDI nhưng ngược lại số người lao động có đào tạo tác động dương ngay sau năm tăng FDI. Đào Thị Bích Thủy (2012) nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình nền kinh tế đang phát triển. Kết quả cho thấy đầu tư nước ngoài đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ nền kinh tế tăng trưởng trong dài hạn. Đối với các nền kinh tế đang phát triển có đặc điểm là thiếu hụt vốn và dư thừa lao động, nền kinh tế nhỏ chấp nhận sự tự do lưu động vốn nước ngoài.

Phạm Thị Hoàng Anh (2014) bằng việc sử dụng mô hình VAR đã đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.

Kết quả cho thấy dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tác động rất tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam như: Kích thích xuất khẩu, nắng cao chất lượng nguồn nhân lực và những tiền đề quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Hồ Đắc Nghĩa (2015) đã góp phần lượng hóa mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam thông qua kiểm chứng thực nghiệm được tiến hành trên cơ sở khai thác mô hình vector tự hồi quy VAR với dữ liệu Việt Nam giai đoạn 1999- 2014. Tác giả kết luận rằng, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một trong những nguồn lực quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Đồng quan điểm trên, Nguyễn Hồng Hà (2015) phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh bằng phương pháp kiểm định quan hệ nhân quả Granger, ứng dụng mô hình tự hồi quy Vector (VAR) với phân tích phân tích phản ứng đẩy và phân rã phương sai, để phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh và ngược lại, thông qua dữ liệu thu thập dữ liệu FDI và tăng trưởng GDP tại tỉnh Trà Vinh giai đoạn từ 1999 đến 2013. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có sự tồn tại bằng chứng về việc thu hút FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Trà Vinh và ngược lại

Tuy nhiên, Hồ Thị Thanh Mai và Phạm Thị Thanh Thủy (2016) tập trung phân tích mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Khánh Hòa. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian giai đoạn 1995 - 2014 từ nguồn Cục Thống kê Khánh Hòa, sử dụng phương pháp phân tích định tính kết hợp định lượng, bằng mô hình tự hồi quy vector Var (Vector Autoregression), kiểm định nhân quả Granger thông qua 5 biến số kinh tế làm đại diện là tổng sản phẩm trên địa bàn Khánh Hòa (GRDP), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (vốn FDI thực hiện), lao động (L), nguồn nhân lực (SV) và độ mở thương mại (OPEN). Kết quả nghiên cứu chỉ ra giữa tăng trưởng kinh tế và FDI ở Khánh Hòa có mối quan hệ nhân quả một chiều, tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến thu hút vốn FDI,

tuy vậy chưa tìm thấy FDI tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Từ những nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy có mâu thuẫn về bằng chứng thực nghiệm trong các tài liệu liên quan đến vai trò của FDI đối với tăng trưởng kinh tế. Tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế có thể là cùng chiều, ngược chiều hoặc không đáng kể. Từ đánh giá kết quả các nghiên cứu trong nước cũng như nước ngoài, tác giả nhận thấy rằng để đánh giá chính xác tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế cần thực hiện nghiên cứu trên một bình diện rộng với nhiều quốc gia trong một giai đoạn thời gian đủ dài. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này mới có thể rút ra được quy luật về tác động.

Bên cạnh đó, đối với các quốc gia trong khu vực ASEAN, một câu hỏi lớn đặt ra là có sự khác biệt trong tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển hay không. Do đó, trong nghiên cứu này, bên cạnh việc sử dụng mẫu các quốc gia khu vực ASEAN, tác giả còn mở rộng ra với 3 quốc gia ngoài khu vực ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Theo Tiwari (2011), Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là các quốc gia chủ yếu đầu tư FDI vào khu vực ASEAN.

Ngoài ra việc có hay không sự khác nhau về mức độ và chiều hướng tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế giữa các quốc gia trong hai giai đoạn: khủng hoảng kinh tế Châu Á từ 1997 đến 2008 và khủng hoảng tài chính từ 2008 đến năm 2016 cũng là một vấn đề được tác giả quan tâm giải quyết trong nghiên cứu này.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến FDI như khái niệm, thành phần và vai trò. Cơ sở lý thuyết về tăng trưởng kinh tế cũng được tác giả đề cập đến như: khái niệm, cách thức đo lường, tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế.

Bên cạnh việc trình bày cơ sở lý thuyết, tác giả cũng tiến hành lược khảo các nghiên cứu liên quan đến tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế.

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, trong chương 3 tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết lập mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Các trường phái kinh tế cổ điển, tân cổ điển và hiện đại đều nhấn mạnh đến sự tăng trưởng kinh tế thông qua nguồn vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và các yếu tố liên quan khác. Các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển với nguồn vốn có giới hạn, trình độ lao động thấp và các yếu tố phục vụ tăng trưởng kinh tế khác còn hạn chế thì việc thu hút nguồn vốn FDI là một trong những giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết những vấn đề liên quan đến kinh tế- xã hội của quốc gia.

Phần lớn các nghiên cứu trong nước cũng như ở nước ngoài khẳng định FDI mang lại những tác động dương đối với tăng trưởng kinh tế, mở rộng giao thương quốc tế, lan tỏa khoa học công nghệ và các tác động tích cực khác. Bên cạnh đó cũng có các nghiên cứu không phát hiện mối tương quan giữa FDI và tăng trưởng kinh tế, hay mối tương quan cần có những điều kiện ràng buộc nhất định, thậm chí có những nghiên cứu phát hiện sự chèn lấn của FDI đối với đầu tư trong nước dẫn đến tác động âm đối với tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu cụ thể cho các cấp không gian nghiên cứu khác nhau. Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra vốn, nguồn nhân lực, công nghệ, xuất khẩu, … là những yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Dựa vào lí thuyết, lược khảo tài liệu và các đóng góp của các nghiên cứu trước, nghiên cứu đề xuất mô hình thực nghiệm phân tích tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN + 3 dựa vào lý thuyết Cobb-Douglas và nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế được đề xuất bởi Tiwari (2011), luận văn xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:

Y = f(K, L, FDI, CONTROL) Trong đó:

Biến phụ thuộc Y: đại diện cho tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia qua các năm

- K: đại diện cho vốn đầu tư trong nước - L: đai đại diện cho lao động của nền kinh tế

- FDI: đại diện cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

- CONTROL: đại diện cho bộ biến kiểm soát bao gồm: độ mở nền kinh tế; cơ sở hạ tầng; chất lượng thể chế và lạm phát của mỗi quốc gia

Trong các mô hình nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng kinh tế, có nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng, các yếu tố thay đổi trong mô hình nghiên cứu Cobb- Douglas như: vốn, nguồn lực, công nghệ, thể chế… không làm thay đổi ngay lập tức tới tăng trưởng kinh tế các quốc gia mà tác động sau một đỗ trễ nhất định. Ngoài ra, tác động của tốc độ tăng trưởng kinh tế năm ngoái ảnh hưởng tích cực tới tốc độ tăng tưởng kinh tế năm nay (Wei, 2008; Elboiashi và Ali, 2011; Sajid và ctg, 2011; Chien và ctg, 2012; …). Từ khung phân tích trên, nghiên cứu tác động của dòng vốn FDI và các yếu tố khác lên tăng trưởng kinh tế để đảm bảo mô hình không bị thiếu biến. Mô hình hồi quy bội được xây dựng có dạng:

Yit =ß0+ ß1(Yit-1)+ ß2(Kit-1)+ ß3(Lit-1)+ ß4(FDIit-1) + ß5(CONTROLit-1)+µit

Trong đó:

- Yit : đại diện cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia i vào năm t, được tính bằng logarit tự nhiên của GDP bình quân đầu người của quốc gia i vào năm t.

- Yit-1: độ trễ một thời đoạn của biến phụ thuộc Yit.

- Kit-1: đại diện cho vốn đầu tư trong nước của quốc gia i vào năm t-1, được tính bằng logarit tự nhiên của Vốn đầu tư trong nước của quốc gia i vào năm t-1.

- Lit-1: đại diện cho lực lượng lao động của quốc gia i vào năm t-1, được tính bằng logarit tự nhiên của lực lượng lao động của quốc gia i vào năm t-1

- FDIit-1: đại diện cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc gia i vào năm t-1, được tính bằng logarit tự nhiên của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của quốc gia i vào năm t-1.

tỷ lệ phần trăm lạm phát của quốc gia i vào năm t-1.

- CONTROLit-1: đại diện cho bộ biến kiểm soát bao gồm: độ mở nền kinh tế; cơ sở hạ tầng; chất lượng thể chế của mỗi quốc gia. Cụ thể như sau:

- TOit-1: đại diện cho độ mở nền kinh tế của quốc gia i vào năm t-1, được tính bằng logarit tự nhiên của hoạt động xuất nhập khẩu trên GDP của quốc gia i vào năm t-1.

- INFRASit-1: đại diện cho cơ sở hạ tầng của quốc gia i vào năm t-1, được tính bằng số lượng thuê bao điện thoại cố định tính trên 100 người của quốc gia i vào năm t-1. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng biến Số lượng thuê bao điện

thoại trên một trăm dân để đại diện cho cơ sở hạ tầng. So với các biến khác thường

được dùng trong các nghiên cứu trước đây như hệ thống thủy lợi, số lượng trường học, số lượng bệnh viện…thì chỉ báo này có nhiều ưu điểm vượt trội. Thứ nhất, nó phản ánh được chi phí và mức độ khai thác cơ sở hạ tầng của một quốc gia. Bởi vì càng có nhiều thuê bao điện thoại trên một ngàn dân thì chi phí biên của hệ thống viễn thông càng thấp. Thứ hai, đây là chỉ báo này có tính so sánh rõ nét giữa các quốc gia và cuối cùng, dữ liệu của chỉ báo này có đủ cho mọi quốc gia trong thời kỳ mà tác giả nghiên cứu. Thứ ba, chỉ số này cũng được các nghiên cứu trước sử dụng như Kinoshita và Lu (2006), Alguacil (2011) để xem xét tác động của cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế cũng như tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế.

- ECFREEit-1: đại diện cho chất lượng thể chế của quốc gia i vào năm t-1, được tính bằng chỉ số tự do kinh tế - Index of economic freedom (IEF) – do tổ chức The Heritage Foundation và Wall Street Journal thu thập và tính toán. Chỉ số này thường được sử dụng bởi các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về tăng trưởng kinh tế và được xem như thước đo cho khả năng thu hút dòng đầu tư nước ngoài của một quốc gia. Bengoa và Sanchez-Robles (2005) lập luận trong nghiên cứu của mình rằng, chỉ số tự do kinh tế - Index of economic freedom cao đồng nghĩa với nền kinh tế hướng ngoại và ít bị can thiệp của chính phủ hơn. Một đặc điểm quan trọng của chỉ số tự do kinh tế - Index of economic freedom mà tác giả muốn nhấn mạnh đó là chỉ số này xem xét nhiều khía cạnh, chủ yếu là các khía cạnh về thể chế và chính

sách có ảnh hưởng mối quan hệ FDI – tăng trưởng.

- i: là các quốc gia trong khu vực ASEAN+3. Dữ liệu của 13 quốc gia được thu thập tạo ra dữ liệu bảng cân bằng.

- t: là thời gian, được lấy từ năm 1997 đến năm 2016. Khoảng thời gian này được tác giả lựa chọn là do các số liệu về chất lượng thể chế và cơ sở hạ tầng tạo các quốc gia trong mẫu nghiên cứu chỉ bắt đầu có từ năm 1997. Ngoài ra khoảng thời gian 20 năm này cũng phản ánh đủ chu kỳ kinh tế tại các quốc gia.

Tác giả xem xét tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại các nước ASEAN+3 qua mô hình:

Yit =ß0+ ß1(Yit-1)+ ß2(Kit-1)+ ß3(Lit-1)+ ß4(FDIit-1)+ ß5(TOit-1)+ ß6(INFit-1)+ µit (1)

Trong nghiên cứu này, tác giả cũng xem xét tác động của các yếu tố cơ sở hạ tầng, chất lượng thể chế lên tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại các nước ASEAN+3 qua các mô hình:

Yit =ß0+ ß1(Yit-1)+ ß2(Kit-1)+ ß3(Lit-1)+ ß4(FDIit-1)+ ß5(TOit-1)+ ß6(INFRASit-1) + ß7(INFit-1)+ µit (2)

Yit =ß0+ ß1(Yit-1)+ ß2(Kit-1)+ ß3(Lit-1)+ ß4(FDIit-1)+ ß5(TOit-1)+ ß6(INFRASit-1) + ß7(INFRASit-1)x(FDIit-1) + ß8(INFit-1) + µit (3)

Yit =ß0+ ß1(Yit-1)+ ß2(Kit-1)+ ß3(Lit-1)+ ß4(FDIit-1)+ ß5(TOit-1)+ ß6(ECFREEit-1) +ß7(INFit-1)+ µit (4)

Yit =ß0+ ß1(Yit-1)+ ß2(Kit-1)+ ß3(Lit-1)+ ß4(FDIit-1)+ ß5(TOit-1)+ ß6(ECFREEit-1) + ß7(ECFREEit-1)x(FDIit-1) + ß8(INFit-1) + µit (5)

Bảng 3.1. Tổng hợp các biến trong mô hình nghiên cứu

Biến Ký hiệu Đo lường

Biến phụ thuộc

Tăng trưởng kinh tế tại

năm

Biến độc lập

Độ trễ của tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia qua các năm

LNGDP(T-

1) ln(GDPit-1)

Vốn đầu tư trong nước

qua các năm LNK ln(Kit-1)

Lực lượng lao động của

nền kinh tế qua các năm LNL ln (Lit−1) Vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài qua các năm LNFDI ln(FDIit-1) Độ mở nền kinh tế của

nền kinh tế qua các năm LNTO ln(TOit-1) Cơ sở hạ tầng của nền

kinh tế qua các năm INFRAS INFRASit-1

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia trong khu vực ASEAN+3 (Trang 31 - 41)