tại các quốc gia trong khu vực ASEAN+3
Để đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN+3, tác giả tiến hành ước lượng các mô hình bằng phương pháp DGMM.
Bảng 4.3 cho thấy kết quả ước lượng mô hình đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN+3 có tính hội tụ cao.
Bảng 4.3. Kết quả ước lượng mô hình
Tên biến Mô hình
(1) (2) (3) (4) (5) LNGDP(T-1) 0,085 0,263* 0,854*** 0,631 1,316** LNFDI 0,026* 0,021 0,049* 0,177*** 0,140** LNK 0,484** 0,322** -0,255 0,019 -0,908 LNL 1,336** 1,548*** 2,179** 1,743** 3,962*** INF 0,006 0,005*** 0,002 0,003* 0,002 LNTO -0,073 -0,049 0,033 0,191 ECFREE 0,005** 0,064** INFRAS 0,008** 0,090* FDI X ECFREE 0,003*** FDI X INFRAS -0,003*
p-value (AR1) 0,063 0,055 0,032 0,082 0,157
p-value (AR2) 0,329 0,216 0,051 0,145 0,413
p-value (Hansen
test) 1,000 1,000 0,999 1,000 1,000
(***) có ý nghĩa thống kê tại mức 1%, (**) có ý nghĩa thống kê tại mức 5%, (*) có ý nghĩa thống kê tại mức 10%.
Theo Arellano & Bond (1991), ước lượng DGMM yêu cầu có sự tương quan bậc 1 và không có sự tương quan bậc 2 của phần dư. Kết quả ước lượng trong bảng 4.3 cho thấy p-value của kiểm định AR1 đối với các mô hình (1), (2), (3), (4) đều có giá trị nhỏ hơn mức ý nghĩa 10% và p-value của kiểm định AR2 đối với các mô hình này cũng có giá trị lớn hơn mức ý nghĩa 10% như vậy ước lượng DGMM thỏa mãn yêu cầu. Bên cạnh đó, kiểm định Hansen có giá trị p-value lớn hơn mức ý nghĩa 10% cho thấy các biến công cụ sử dụng là phù hợp. Riêng đối với mô hình (5) kiểm định AR1 có giá trị p-value lớn hơn mức ý nghĩa 10% cho thấy biến công cụ có sự tương quan thấp với biến độc lập. Tuy nhiên kiểm định AR2 và kiểm định Hansen của mô hình này đều có giá trị p-value lớn hơn mức ý nghĩa 10% cho thấy biến công cụ không có tương quan với phần dư và biến công cụ sử dụng trong mô hình là phù hợp.
Mô hình (1) nhằm đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực ASEAN+3 nhưng chưa xem xét đến các yếu tố chất lượng thể chế và cơ sở hạ tầng của các quốc gia này. Kết quả ước lượng cho thấy hệ số hồi quy của biến FDI là 0,026 mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Kết quả này cho thấy FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN+3. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Agrawal (2000), Roman và Padureanu (2012). Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy của biến FDI nhỏ hơn mức 0,059 trong nghiên cứu của Agrawal (2000) và mức 0,078 trong nghiên cứu của Roman và Padureanu (2012).
Mô hình (2) và mô hình (4) nhằm đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực ASEAN+3 có xem xét đến các yếu tố chất lượng thể chế. Kết quả ước lượng cho thấy ở mô hình (2) hệ số hồi quy của biến ECFREE là 0,005 mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, điều này cho thấy việc cải thiện chất lượng thể chế có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Ở mô hình (4), khi xem xét ảnh hưởng của chất lượng thể chế đến tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế, kết quả ước lượng cho thấy hệ số hồi quy của biến FDIXECFREE là 0,003 mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết
quả này cho thấy việc cải thiện chất lượng thể chế có thể giúp gia tăng tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN+3.
Mô hình (3) và mô hình (5) nhằm đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực ASEAN+3 có xem xét đến các yếu tố cơ sở hạ tầng của nước tiếp nhận FDI. Kết quả ước lượng cho thấy ở mô hình (3) hệ số hồi quy của biến INFRAS là 0,008 mang giá trị dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, điều này cho thấy việc cải thiện cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Ở mô hình (5), khi xem xét ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng đến tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế, kết quả ước lượng cho thấy hệ số hồi quy của biến FDIXINFRAS là -0,003 mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Kết quả này cho thấy việc cải thiện cơ sở hạ tầng có thể tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN+3.
Bên cạnh FDI, kết quả ước lượng các mô hình cũng cho thấy ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩa thống kê của các yếu tố vốn đầu tư trong nước, lực lượng lao động tại các quốc gia đến tăng trưởng kinh tế.
4.2.2. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia phát triển và đang phát triển trong khu vực ASEAN+3 tại các quốc gia phát triển và đang phát triển trong khu vực ASEAN+3
Trong các nước thuộc khu vực ASEAN+3, có 3 quốc gia phát triển là Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản, 10 quốc gia còn lại thuộc nhóm các quốc gia đang phát triển. Để xem xét tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của hai nhóm nước này, tác giả đưa vào mô hình biến giả D, nhận giá trị là 1 với các quốc gia Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản, nhận giá trị là 0 với các quốc gia còn lại trong mẫu. Sau đó, tiến hành ước lượng bằng phương pháp DGMM.
Bảng 4.4 cho thấy kết quả ước lượng mô hình đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển.
Bảng 4.4. Kết quả ước lượng mô hình đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia phát triển và đang phát triển.
Tên biến Mô hình
(6) (7) (8) LLNGDP 1,946** 1,415** 1,417** LNFDI -0,034 0,055 0,055 LNK -0,828 -0,706 -0,714 LNL 1,119* 2,810* 2,860* LNTO 0,033 -0,016 -0,017 INF 0,001*** 0,000 0,000 FDIXD -0,729** KHUNGHOANG -0,078** FDIXKHUNGHOANG -0,003** p-value (AR1) 0,000 0,117 0,118 p-value (AR2) 0,997 0,312 0,318
p-value (Hansen test) 1,000 0,718 0,716
(***) có ý nghĩa thống kê tại mức 1%, (**) có ý nghĩa thống kê tại mức 5%, (*) có ý nghĩa thống kê tại mức 10%.
Nguồn: tính toán từ phần mềm STATA 12.0
Kết quả ước lượng cho thấy kiểm định AR1 có p-value nhỏ hơn 10% trong mô hình (6) và có p-value lớn hơn 10% trong các mô hình (7), (8). Tuy nhiên kiểm định AR2 và kiểm định Hansen đều có p-value lớn hơn 10% cho thấy các biến công cụ được sử dụng trong mô hình là phù hợp.
Mô hình (6) nhằm đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế có khác nhau giữa quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển. Kết quả ước lượng mô hình cho thấy hệ số hồi quy của biến FDIXD là -0,729 mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này cho thấy, tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang phát triển lớn hơn các quốc gia phát triển. Nguyên nhân có thể lý giải cho kết quả này là nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển vốn có cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học công nghệ, trình độ lao động thấp hơn các quốc gia phát triển. Khi dòng vốn FDI vào các quốc gia đang phát triển sẽ thúc đẩy nhanh các yếu tố này và tạo ra sự thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.
Mô hình (7) và mô hình (8) nhằm đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế trong điều kiện khủng hoảng và điều kiện bình thường. Kết quả ước lượng mô hình (7) cho thấy hệ số hồi quy của biến KHUNGHOANG là -0,078 mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này cho thấy khủng hoảng có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, mô hình (8) cho thấy hệ số hồi quy của biến FDIXKHUNGHOANG là -0,003 mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này cho thấy trong điều kiện khủng hoảng, tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia ASEAN+3 sẽ suy giảm. Trong điều kiện khủng hoảng, chi phí vốn trở nên đắt đỏ hơn và thị trường xuất khẩu có khả năng bị thu hẹp nên dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia bị giảm sút là không tránh khỏi. Thêm vào đó, với hầu hết các dự án đầu tư nói chung và FDI nói riêng, phần vốn vay thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư, nên khi các tổ chức tài chính, các ngân hàng gặp khó khăn vì khủng hoảng, nhiều hợp đồng vay vốn sẽ không được ký kết hoặc không thể giải ngân được. Với các dự án FDI đang triển
khai có thể bị chững lại do các nhà đầu tư nước ngoài phải cân đối lại khả năng nguồn vốn, đảm bảo tài chính an toàn trong điều kiện khủng hoảng.
Như vậy, có thể thấy FDI nói chung có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tác động này có thể thay đổi tùy theo đối tượng quốc gia. Cụ thể, với các quốc gia phát triển, tác động của FDI không có đóng góp nhiều đến tăng trưởng kinh tế. Đối với các quốc gia đang phát triển, FDI vẫn là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.