Điềukiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm xúc tiến tái sinh và bảo tồn chuyển chỗ loài du sam đá vôi ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, tỉnh bắc kạn​ (Trang 36 - 41)

Chương 2 MỤC TIÊU NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Điềukiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

KBTTN Kim Hỷ được thành lập theo Quyết định số 1804/QĐ - UB ngày 01 tháng 9 năm 2003 của UBND tỉnh Bắc Kạn, với tổng diện tích hiện nay là 15.014 ha. Theo đó KBTTN Kim Hỷ nằm trên địa bàn của 7 xã: Kim Hỷ, Lương Thượng, Lạng San, Ân Tình, Côn Minh, Cao Sơn, Vũ Muộn.

- Tọa độ địa lý:

Từ 22007'30'' - 22016’ vĩ độ Bắc;

Từ 105050'50 - 106003'50'' kinh độ Đông

 Phía Bắc giáp huyện Ngân Sơn

 Phía Nam giáp xã Quang Phong và phần còn lại của xã Côn Minh

 Phía Đông giáp xã Văn Học, Lương Thành, Văn Minh

 Phía Tây giáp xã Tân Sơn và phần còn lại của 2 xã Cao Sơn, Vũ Muộn.

- Tổng diện tích: 15.416 ha, sau khi rà soát 3 loại rừng: 14.772 ha. Trong đó:

+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích là: 11.505 ha + Phân khu phục hồi sinh thái: 3.267 ha

+ Phân khu hành chính: 281 ha + Vùng đệm: 18.921 ha

Bản đồ Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ

3.1.2. Địa hình địa thế

KBTTN Kim Hỷ là vùng núi thấp và núi trung bình, thuộc cánh cung Ngân Sơn, địa hình chia cắt mạnh, đa dạng và phức tạp, có cả núi đất và núi đá, chia làm 2 vùng rõ rệt.

- Vùng núi đá: nằm ở phía Tây và Tây Nam khu vực. Đây là vùng rừng trên núi đá vôi, địa hình phức tạp gồm nhiều đỉnh dốc lớn, độ cao trung bình từ 600 - 700m, cao nhất là đỉnh Áng Toòng 1.117m, đỉnh Khuổi Côi cao 985m, độ dốc từ 25 - 350, có nơi >450, giao thông đi lại khó khăn, tài nguyên thực vật rừng nói chung ít bị tác động.

- Vùng núi đất: nằm ở phía Bắc và phía Đông Nam khu vực, địa hình ít phức tạp hơn, độ cao trung bình từ 400 - 600m, độ dốc từ 25 - 300. Đây là nơi dân cư tập trung đông, giao thông đi lại dễ dàng, có tiềm năng phát triển sản xuất Nông - Lâm nghiệp.

Nhìn chung, địa hình khu vực nghiên cứu thuộc loại địa hình vùng núi cao, có độ chênh cao đến 1000m, càng đi về phía trung tâm khu vực điều tra

thì địa hình càng cao và độ dốc càng lớn, nhiều núi cao, thung lũng sâu, sườn núi dốc.

3.1.3. Địa chất, đất đai

3.1.3.1. Địa chất

Nền địa chất khu vực điều tra có nguồn gốc trầm tích, nằm trong quy luật tạo sơn chung của vùng Đông Bắc nước ta, với các sản phẩm trầm tích chủ yếu là bột kết và cát kết phân lớp mỏng, phiến thạch sét, cuội kết hạt nhỏ và sỏi kết màu xám, cùng đá vôi màu đen và màu xám sáng khó phong hóa.

3.1.3.2. Đất đai

Các loại đất chính của khu vực nghiên cứu bao gồm:

- Đất Feralít mùn trên núi trung bình phát triển trên đá cát: Đất màu xám vàng, tầng đất dày trung bình từ 50 - 80cm, thành phần cơ giới trung bình, nghèo chất dinh dưỡng, đất dễ bị xói mòn, phân bố tại các xã Kim Hỷ, Lương Thượng, Lạng San, Ân Tình.

- Đất Feralít phát triển trên sản phẩm phong hóa của đá vôi: Đất màu nâu đen, tầng đất dày >80cm, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, giàu chất dinh dưỡng, phân bố trong các thung lũng núi đá vôi thuộc các xã Kim Hỷ, Côn Minh, Lương Thượng, Cao Sơn.

- Đất thung lũng dốc tụ: hình thành do quá trình bồi đắp phù sa, đất tốt, tầng dày >80cm, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, phân bố nơi thấp, bằng phẳng, ven sông suối, địa hình đơn giản.

- Đất trên núi đá vôi: Đất tốt, màu đen, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới trung bình, phân bố chủ yếu ở xã Kim Hỷ, Côn Minh, Cao Sơn. Đất có kết cấu viên nhỏ và có độ mùn từ trung bình đến khá, rất thuận lợi cho quá trình phát triển và phục hồi rừng.

3.1.4. Khí hậu, thủy văn

Khu vực Kim Hỷ thuộc vùng núi cao Bắc Việt Nam, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ giữa tháng 4 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Mùa xuân và mùa thu khí hậu mát mẻ thuận lợi cho cây trồng và chăn nuôi.

Lượng mưa trung bình năm là 1700mm, vào mùa mưa có những năm lượng mưa cao 2200mm tập trung vào tháng 6, 7, 8 gây ra hiện tượng sạt lở đất do đó gây thiệt hại rất lớn. Độ ẩm tương đối trung bình là 81%, có những năm về mùa đông nhiệt độ xuống thấp kèm theo sương mù và sương muối.

3.1.4.2. Thuỷ văn

Trong khu vực có sông Bắc Giang và các hệ thống suối bắt nguồn từ các núi cao, các thung, áng trên các dãy núi đá vôi dẫn nước đưa về sông Bắc Giang. Hướng chảy từ khu vực phíaTây sang khu vực phía Đông, lưu lượng nước chảy mạnh về mùa hè, mùa đông nước rất cạn. Các hệ suối gồm có: Suối Pắc Bó (xã Ân Tình), suối Kim Vân, Khuổi Luộc, Khuổi Khoang (xã Kim Hỷ), suối Khau Lẹ, Khuổi Sua (xã Lạng San), suối Lũng Pảng (xã Côn Minh) có nước quanh năm nhưng lúc nhiều, lúc ít theo mùa mưa. Nói chung khu vực có mật độ suối cao nhưng rất khan hiếm nước vào mùa khô.

3.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

Bảng 3.1: Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp KBTTN Kim Hỷ TT Hạng mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích tự nhiên 15.014,0 100,00 I Đất lâm nghiệp 14.772,0 98,39 1 Đất có rừng tự nhiên 13.801,1 91,92 2 Đất có rừng trồng 112,6 0,75 3 Đất không có rừng 858,3 5,72

II Đất ngoài lâm nghiệp 242,0 1,61

4 Đất nông nghiệp 52,0 0,35

5 Đất thổ cư 18,0 0,12

6 Đất khác 172,0 1,14

3.1.5.2.Tài nguyên thực vật

Rừng trong khu vực nghiên cứu tương đối tốt, độ che phủ đạt 92,67% một số nơi bị tác động nhẹ. Rừng tự nhiên ít bị tác động còn tập trung ở những thung áng núi đá hiểm trở xa dân cư ở các xã Cao Sơn, Vũ Muộn, Kim Hỷ. Rừng thứ sinh nghèo kiệt sau khai thác và rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy ở khu vực có độ cao thấp hơn và quanh làng xóm, nơi ít núi đá và đi lại dễ dàng. Phần lớn diện tích chân, sườn núi đất và dọc các trục đường giao thông là rừng nghèo, trảng cây bụi, trảng cỏ, đồng ruộng đan xen với làng bản.

Rừng trong KBTTN Kim Hỷ thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp nên thực vật rừng khá phong phú về thành phần loài. Nhiều loài cây gỗ quý như Trai, Nghiến, Giổi nhung, Giổi bà, Re, Kháo, Chò chỉ, Đinh… xuất hiện trên núi đá hiểm trở, địa điểm khó đi lại. Riêng Sam vàng Kim Hỷ, DSĐV trở nên hiếm vì ít cây lớn (D>25cm), khó tái sinh, nhiều loài thực vật ưa sáng như: Màng tang, Cà muối, Ba soi, Sau sau và

nhiều loài thân cỏ như: Cỏ tranh, Cỏ chít, Cỏ lá, Cỏ lông, Cỏ lào, Ràng ràng… tăng vụt về số lượng cá thể trong loài.

Hệ thực vật Khu BTTN Kim Hỷ có tính đa dạng sinh học cao, với 845 loài, 240 chi, 172 họ thực vật với 5 ngành thực vật. Nhiều họ thực vật điển hình cho khu hệ thực vật nhiệt đới miền Bắc Việt Nam và có nguồn gốc từ Hymalaya, Hoa Nam Quý Châu đi xuống, có nguồn gốc nhiệt đới từ Malaixia - Indonexia đi lên, một số ít có nguồn gốc từ Ấn Độ - Miến Điện chuyển tới đã góp phần tạo nên sự đa dạng phong phú của hệ Thực vật của KBT.

KBT có có 35 loài thực vật quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam như: DSĐV, Thiết sam giả lá ngắn, Chò chỉ, Re hương, Sưa bắc bộ, Sam vàng, Lát hoa, Nghiến, Lan kim tuyến, Sến mật, Giổi nhung… Đây cũng là những loài có giá trị cao trong nước và quốc tế. Trong số đó DSĐV đang bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng cần phải có giải pháp cấp bách để bảo tồn và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm xúc tiến tái sinh và bảo tồn chuyển chỗ loài du sam đá vôi ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, tỉnh bắc kạn​ (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)