Giá thành thị trường cũng như nhu cầu của cộng đồng về loài cây này luôn rất cao, vì vậy khuyến khích bảo tồn chuyển chỗ, trang trại trồng mở rộng, nhân giống làm cây lâm nghiệp lâu năm để có thể đáp ứng được nhu cầu cho cộng đồng và góp phần xây dựng môi trường rừng.
Công tác bảo tồn chuyển vị phải được nghiên cứu chi tiết, cụ thể và chính xác để cây đạt hiệu suất cao nhất về cả số lượng và phẩm chất của cây giống.
Từ thực trạng và kết quả thí nghiệm, luận văn đề xuất một số giải pháp làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình bảo tồn chuyển chỗ sau:
- Qua nghiên cứu hình thái DSĐV các giai đoạn và sự biến đổi hình thái giai đoạn hạt nảy mầm cho thấy DSĐV nảy mầm trên mặt đất trên mặt đất (thượng địa) vì thế khi ủ hạt nảy mầm có thể cấy vào bầu ngay. Nếu gieo hạt trên luống, cây mầm đã ra lá thật và trở thành cây mạ thì có thể nhổ lấy cây mạ vào bầu để tránh nhổ gẫy mầm non.
- Đối với xúc tiến tái sinh tự nhiên, nên thu hái và bảo quản hạt giống đến tháng 2 (khí hậu bắt đầu ấm dần và không còn hiện tượng thời tiết cực đoan) mới đem gieo tái sinh tự nhiên. Giúp hạt và cây mạ có sức sống cao, khả năng sinh trưởng tốt hơn;
- Đối với xúc tiến tái sinh nên tập trung vào tháng 2 và đến tháng 6 thì phải chủ động theo dõi và làm sạch thoáng những nơi có cây con phân bố tránh bị che lấp bởi là cây cỏ xung quanh rơi rụng xuống.
- Nên trồng cây con bảo tồn vào tháng 3, khí hậu bắt đầu ấm dần và độ ẩm cũng như lượng mưa tăng lên. Tiếp tục trồng dặm bổ sung (nếu có) và tháng 9, sau thời gian có lượng mưa lớn làm cho cây bụi và lau sậy phát triển mạnh, kết hợp trồng dặm và phát quang cây bụi xung quanh.
- Trong công tác bảo tồn chuyển chỗ cần chú ý chăm sóc cây con DSĐV giai đoạn cây con cần được che bóng nhưng lại không chịu bóng.
- Trong trồng và chăm sóc cây con trong vườn ươm, độ tàn che 50% + bón phân bổ sung NPK với nồng độ: 10g +2lit nước cho 80 bầu, thì cho sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Trong từng độ tàn che nên chọn loại phân bón phù hợp, có thể sử dụng kết quả này để bón phân bổ sung cho cây con bảo tồn và xúc tiến tái sinh với các điều kiện tàn che khác nhau trong rừng tự nhiên, rừng phục hồi.
- Để có độ chính xác và tính thuyết phục cao hơn về kết quả sinh trưởng, cần tiếp tục theo dõi tình hình sinh trưởng của loài ở các cấp tuổi lớn hơn.
- Tiến hành thí nghiệm thêm các lần lặp khác, đảm bảo tính ngẫu nhiên, để tìm được công thức độ tàn che và phân bón cho cây sinh trưởng tốt nhất.