Công tác bảo tồn nguồn gen

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm xúc tiến tái sinh và bảo tồn chuyển chỗ loài du sam đá vôi ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, tỉnh bắc kạn​ (Trang 72 - 73)

Bảo tồn nguồn gen cây rừng là một bộ phận không thể tách rời của công tác giống. Nguồn gen được coi là những sinh vật sống, những bộ phận mang thông tin di truyền sinh học, và là những vật liệu ban đầu có khả năng tạo ra hay tham gia tạo ra giống sinh vật mới hiệu quả hơn. Bảo tồn nguồn gen cây rừng phải gắn liền với bảo vệ thiên nhiên mới có hiệu quả thiết thực.

Bảo tồn nguồn gen hiện nay là phương án bảo tồn mới, hiện đại và có hiểu quả cao, lâu dài. Việc lưu trữ và bảo tồn nguồn gen có thế đáp ứng cho các nhu cầu nghiên cứu khoa học, nhân giống vô tính,vv..

Dựa vào thông tư 18 của bộ KHCN&MT, có thể đưa ra một số phương hướng chính cho công tác bảo tồn gen loài du sam đá vôi như sau:

Lưu trữ, bảo quản nguồn gen loài du sam đá vôi hiện có bằng các phương pháp in vitro, đảm bảo rằng nguồn gen được bảo vệ, không bị thất lạc và có thể sử dụng bất cứ lúc nào.

Tiếp tục các công trình nghiên cứu, tìm hiểu để điều tra, khảo sát và thu thập bổ sung thông tin về loài nhiều hơn, phục vụ cho các công tác bảo tồn hay sử dụng loài.

Áp dụng khoa học kỹ thuật, các phương pháp hiện đại, tiến bộ từ đó nghiên cứu các ứng dụng kỹ thuật trong công tác tạo giống và trồng thử nghiệm.

Đánh giá sơ bộ nguồn gen theo chỉ tiêu sinh học. Tư liệu hoá nguồn gen bằng các phiếu điều tra, bản đồ gen, sách, báo khoa học,..dữ liệu được cập nhật.

Giới thiệu, cung cấp, trao đổi thông tin về công tác bảo tồn nguồn gen loài du sam đá vôi với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước,.. nhằm kêu gọi đầu tư, chung tay góp sức bảo vệ loài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm xúc tiến tái sinh và bảo tồn chuyển chỗ loài du sam đá vôi ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, tỉnh bắc kạn​ (Trang 72 - 73)