Tỷ lệ nảy mầm hạt giống ở mô hình xúc tiến tái sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm xúc tiến tái sinh và bảo tồn chuyển chỗ loài du sam đá vôi ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, tỉnh bắc kạn​ (Trang 50 - 53)

Tình hình loài DSĐV hiện còn rất ít cá thể trưởng thành có thể ra nón, khả năng tái sinh kém, hạt nón có tinh dầu nên nhanh mất sức nảy mầm, chu kỳ sai quả từ 3 – 4 năm. Quần thể loài có dấu hiệu suy giảm, có khả năng suy thoái nguồn gen cao. Vì vậy, luận văn tiến hành thiết kế mô hình thử nghiệm xúc tiến tái sinh cho loài, nhằm bảo tồn và làm đa dạng hóa nguồn gen (khác với nhân giống in vivo và in vitro).

Tiến hành xúc tiến tái sinh tại KBTTN Kim Hỷ bắt đầu từ tháng 12/2014. Kết quả tỷ lệ nảy mầm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.3. Tỷ lệ nảy mầm của DSĐV xúc tiến tái sinh

Thời gian Nội dung Số

hốc Số hạt Số hạt nảy mầm Tỷ lệ nảy mầm Tỷ lệ sống (%) 15/12/2013 Thu hái hạt và bảo quản 60 180 - - - 25/1/2014 Gieo hạt - - 32 17,8 100 20/02/2014 Theo dõi đợt 1 - - 75 41,7 100 21/03/2014 Theo dõi đợt 2 - - 75 41,7 100 23/05/2014 Theo dõi đợt 3 - - 58 - 77,33 20/06/2014 Theo dõi đợt 4 - - 41 - 54,67 21/09/2014 Theo dõi đợt 5 - - 36 - 38,67 Hạt DSĐV sau khi thu hái và làm sạch, hong khô trong bóng râm rồi cho vào túi vải bảo quản lạnh ở nhiệt độ 5oC (Theo nghiên cứu của Trần Ngọc Hải 2012 [13]), không gieo ngay vì tại thời điểm đó có rét đậm. Sau đó hạt được gieo vào các hốc đã chuẩn bị sẵn cho hạt tiếp đất, phủ một lớp đất mùn mỏng lên phía trên. Tỷ lệ nảy mầm sau 1 tháng đạt 17,8%; sau 2 tháng, số hạt nảy mầm tăng lên tới 41,7% và không tăng nữa. Ban đầu cho tháy đây là kết quả đáng khích lệ vì trong tự nhiên, tái sinh loài rất hiếm gặp do điều kiện thực bì và thời tiết không thuận lợi.

Như vậy có thể áp dụng kỹ thuật này trong công tác bảo tồn. Tuy nhiên cần phải tiếp tục theo dõi tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con xúc tiến tái sinh.

Tiến hành điều tra 3 đợt, từ tháng 3 đến tháng 6/2014, thời gian này đủ để hạt giống nảy mầm và phát triển thành cây con. Kết quả sinh trưởng của thử nghiệm xúc tiến tái sinh thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.4. Sinh trưởng của cây con DSĐV xúc tiến tái sinh tự nhiên

Qua bảng kết quả trên, đã có những triển vọng ban đầu cho xúc tiến tái sinh DSĐV. Với 60 hốc được dùng thử nghiệm xúc tiến tái sinh DSĐV,tỷ lệ nảy mầm của hạt giống không cao so với tỷ lệ nảy mầm tại vườn ươm. Nguyên nhân là do ở độ cao lớn thời tiết khắc nghiệt hơn, không có sự chăm sóc hàng ngày. Sau 5 tháng, tỷ lệ cây giống giảm mạnh vì ở giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6, thời tiết nắng nóng, độ ẩm không khí và độ ẩm đất giảm mạnh. Cây con sinh trưởng chậm hơn so với ở vườn ươm. Sau 9 tháng, đã có 5 cây tái sinh bị chết. Thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 là mùa mưa chính của KBTTN Kim hỷ, lượng mưa trong giai đoạn này chiếm 56% lượng mưa của cả năm, mưa nhiều làm cho cây cỏ, cây bụi, lau sậy phát triển mạnh, dẫn đến cây con bị che bóng và bị chết.

Mặc dù vậy, đây vẫn là kết quả ban đầu đáng khích lệ, cần tiếp tục thử nghiệm nhằm góp phần bảo tồn loài quý, hiếm, bị đe dọa cao và sắp có nguy cơ bị tuyệt chủng này.

Thời gian quan sát Số cây sống Tỷ lệ sống (%) 𝐇̅(cm) Số lá cây 20/02/2014 75 100 2,98 4 21/03/2014 75 100 3,82 7 23/05/2014 58 77,33 5,67 19 20/06/2014 41 54,67 7,78 25 21/09/2014 36 38,67 10,34 39

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm xúc tiến tái sinh và bảo tồn chuyển chỗ loài du sam đá vôi ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, tỉnh bắc kạn​ (Trang 50 - 53)