Cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp bảo tồn loài DSĐV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm xúc tiến tái sinh và bảo tồn chuyển chỗ loài du sam đá vôi ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, tỉnh bắc kạn​ (Trang 69 - 70)

4.4.1. Cơ sở khoa học

Cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp bao gồm các nhân tố có tác động ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, cần tìm và xác định các nhân tố mà con

người có thể tác động đến bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hay lựa chọn được điều kiện phù hợp.

Ánh sáng là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con giai đoạn vườn ươm cũng như cây trồng bảo tồn chuyển chỗ. Vì vậy, nghiên cứu độ tàn che và cấu tạo giải phẫu lá, phân tích diệp lục (cho cây con và cây trồng, cây trưởng thành) là cơ sở khoa học vũng chắc để đề xuất, lựa chọn độ tàn che phù hợp.

Phân bón và dinh dưỡng đất là nguồn quan trọng bổ sung các khoáng chất cho cây, đặc biệt là giai đoạn cây con có tốc độ sinh trưởng cao. Trong quá trình phục hồi rừng, việc chăm sóc cho cây thường xuyên, bổ sung chất dinh dưỡng là rất khó khăn và tốn kém, do diện tích rừng thường lớn và cây có thời gian sinh trưởng dài. Vì vậy, nghiên cứu dinh dưỡng đất và nhu cầu khoáng của cây là cơ sở cho lựa chọn địa điểm bảo tồn chuyển chỗ có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, cũng như phục vụ cho công tác trồng và chăm sóc cây con vườn ươm, tạo nguồn cây giống có phẩm chất tốt, sức sinh trưởng mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, điều kiện thời tiết có tác động gián tiếp đến sinh trưởng cây thông qua cường độ nắng, nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm. Đây là yếu tố con người không thể tác động và khó dự đoán chính xác được. Vì vậy cần phải tìm hiểu điều kiện khí hậu phù hợp, lựa chọn địa điểm, thời gian trồng và chăm sóc cây cho hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thử nghiệm xúc tiến tái sinh và bảo tồn chuyển chỗ loài du sam đá vôi ở khu bảo tồn thiên nhiên kim hỷ, tỉnh bắc kạn​ (Trang 69 - 70)