Bảng 3.1: Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp KBTTN Kim Hỷ TT Hạng mục Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích tự nhiên 15.014,0 100,00 I Đất lâm nghiệp 14.772,0 98,39 1 Đất có rừng tự nhiên 13.801,1 91,92 2 Đất có rừng trồng 112,6 0,75 3 Đất không có rừng 858,3 5,72
II Đất ngoài lâm nghiệp 242,0 1,61
4 Đất nông nghiệp 52,0 0,35
5 Đất thổ cư 18,0 0,12
6 Đất khác 172,0 1,14
3.1.5.2.Tài nguyên thực vật
Rừng trong khu vực nghiên cứu tương đối tốt, độ che phủ đạt 92,67% một số nơi bị tác động nhẹ. Rừng tự nhiên ít bị tác động còn tập trung ở những thung áng núi đá hiểm trở xa dân cư ở các xã Cao Sơn, Vũ Muộn, Kim Hỷ. Rừng thứ sinh nghèo kiệt sau khai thác và rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy ở khu vực có độ cao thấp hơn và quanh làng xóm, nơi ít núi đá và đi lại dễ dàng. Phần lớn diện tích chân, sườn núi đất và dọc các trục đường giao thông là rừng nghèo, trảng cây bụi, trảng cỏ, đồng ruộng đan xen với làng bản.
Rừng trong KBTTN Kim Hỷ thuộc kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp nên thực vật rừng khá phong phú về thành phần loài. Nhiều loài cây gỗ quý như Trai, Nghiến, Giổi nhung, Giổi bà, Re, Kháo, Chò chỉ, Đinh… xuất hiện trên núi đá hiểm trở, địa điểm khó đi lại. Riêng Sam vàng Kim Hỷ, DSĐV trở nên hiếm vì ít cây lớn (D>25cm), khó tái sinh, nhiều loài thực vật ưa sáng như: Màng tang, Cà muối, Ba soi, Sau sau và
nhiều loài thân cỏ như: Cỏ tranh, Cỏ chít, Cỏ lá, Cỏ lông, Cỏ lào, Ràng ràng… tăng vụt về số lượng cá thể trong loài.
Hệ thực vật Khu BTTN Kim Hỷ có tính đa dạng sinh học cao, với 845 loài, 240 chi, 172 họ thực vật với 5 ngành thực vật. Nhiều họ thực vật điển hình cho khu hệ thực vật nhiệt đới miền Bắc Việt Nam và có nguồn gốc từ Hymalaya, Hoa Nam Quý Châu đi xuống, có nguồn gốc nhiệt đới từ Malaixia - Indonexia đi lên, một số ít có nguồn gốc từ Ấn Độ - Miến Điện chuyển tới đã góp phần tạo nên sự đa dạng phong phú của hệ Thực vật của KBT.
KBT có có 35 loài thực vật quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam như: DSĐV, Thiết sam giả lá ngắn, Chò chỉ, Re hương, Sưa bắc bộ, Sam vàng, Lát hoa, Nghiến, Lan kim tuyến, Sến mật, Giổi nhung… Đây cũng là những loài có giá trị cao trong nước và quốc tế. Trong số đó DSĐV đang bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng cần phải có giải pháp cấp bách để bảo tồn và phát triển.