2.4.1 Nghiên cứu của các tác giả ngoài nƣớc
Nghiên cứu của Dietrich và Wanzenried (2009) với dữ liệu gồm 453 Ngân hàng thương mại tại Thụy Sĩ giai đoạn 1999 – 2006 tìm thấy chênh lệch trong khả năng sinh lời của các ngân hàng. Ngân hàng có độ an toàn vốn cao, tốc độ tăng dư nợ cao, thuộc sở hữu nội địa thường cho khả năng sinh lợi cao. Nghiên cứu cũng
cho thấy hiệu lực thuế suất tương quan nghịch với khả năng sinh lời và tốc đô tăng trưởng GDP có mối quan hệ tác động cùng chiều.
Nghiên cứu của Étienne Bordeleau and Christopher Graham (2010), The Impact of Liquidity on Bank Profitability. Nghiên cứu thực hiện trên các ngân hàng Canada và Mỹ trong giai đoạn 1997-2009. Nghiên cứu cho thấy trong ngắn hạn, kết quả cho thấy một mối quan hệ phi tuyến tính tồn tại giữa hai yếu tố này, theo đó lợi nhuận được cải thiện khi các ngân hàng nắm giữ một số tài sản lưu động, tuy nhiên, nếu tiếp tục nắm giữ tài sản lưu động làm giảm khả năng sinh lời của một ngân hàng. Kết quả này phù hợp với quan điểm của thị trường vốn là đối với một ngân hàng, nắm giữ tài sản thanh khoản làm giảm rủi ro thanh khoản của nó. Tuy nhiên, lợi ích này là có thể cuối cùng sẽ bị xem nhẹ do chi phí cơ hội của việc sở hữu tài sản lưu động mang lại lãi suất thấp cho ngân hàng. Đồng thời, kết quả ước tính cung cấp một số bằng chứng cho thấy mối quan hệ giữa tài sản lưu động và lợi nhuận phụ thuộc vào mô hình kinh doanh của ngân hàng và sự khó khăn của thị trường vốn. Việc áp dụng một mô hình kinh doanh truyền thống , nghĩa là hoạt động huy động và cho vay cho phép một ngân hàng tối ưu hóa lợi nhuận với một mức độ thanh khoản thấp hơn. Tương tự như vậy, khi nền kinh tế tăng trưởng, hoạt động trên thị trường vốn dễ dàng, các ngân hàng cần phải giữ tài sản kém thanh khoản hơn để tối ưu hóa lợi nhuận. Từ góc độ chính sách, kết quả của nghiên cứu này là có liên quan, đặc biệt là cho cải cách pháp lý đang diễn ra sau cuộc khủng hoảng tài chính gần đây. Như hoạch định chính sách đưa ra các tiêu chuẩn mới thiết lập một mức độ thích hợp của tính thanh khoản cho các ngân hàng, giúp đảm bảo đầy đủ sự ổn định cho hệ thống tài chính nói chung, các kết quả thực nghiệm của nghiên cứu này cho thấy các ngân hàng phải cân bằng giữa khả năng phục hồi trước những cú sốc thanh khoản và các chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản lưu động có lãi suất thấp hơn. Nếu như giữ tài sản lưu động sẽ làm cho các ngân hàng linh hoạt hơn với những cú sốc thanh khoản, do đó làm giảm tác động tiêu cực từ bên ngoài thì nắm giữ quá nhiều tài sản thanh khoản có thể tạo ra áp lực đáng kể về mặt giảm lợi nhuận. Kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy các ngân hàng Canada nên nắm giữ tài sản ít tài sản lưu động hơn so với các ngân hàng Mỹ để tối ưu hóa lợi nhuận.
Nghiên cứu của Meslier và các tác giả (2010) trên mẫu gồm 39 ngân hàng Philippones giai đoạn 1999-20005 cho thấy việc dịch chuyển sang các hoạt động ngoài lãi sẽ làm gia tăng toàn bộ lợi nhuận kể cả lợi nhuận đã được điều chỉnh rủi ro. Bên cạnh đó, các ngân hàng còn thu lợi nhuận nhiều hơn từ các hoạt động phi truyền thống như từ việc kinh doanh chứng khoán.
Nghiên cứu của Syafri (2012) tại các ngân hàng Indonesia trong giai đoạn 2002-2011 cho kết quả rằng tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản; tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản; tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng có mối liên hệ cùng chiều trong khi đó những yếu tố như tỷ lệ lạm phát, quy mô và tỷ lệ chi phí/thu nhập lại có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời.
Nghiên cứu của Trujilo (2013) với cơ sở dữ liệu của 89 Ngân hàng thương mại Tây Ban Nha trong giai đoạn 1999-2009 cho thấy tương qua cùng chiều của khả năng sinh lời với tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ tiền gởi của khách hàng, hiệu quả hoạt động tốt và rủi ro tín dụng thấp cũng như độ an toàn vốn cao. Tuy nhiên nghiên cứu không tìm được bằng chứng cho thấy hiện tượng kinh tế và phi kinh tế có liên quan tới quy mô.
Nghiên cứu của Munyam Bonera (2013) với bộ cơ sở dữ liệu gồm 224 Ngân hàng thương mại của 42 nước Châu Phi trong giai đoạn 1999-20006 cho kết quả rằng các yếu tố nội tại như quy mô, độ an toàn vốn, hiệu quả hoạt động, tính thanh khoản và các yếu tố vĩ mô có tác động đến khả năng sinh lời của các Ngân hàng thương mại.
2.4.2 Nghiên cứu của các tác giả ở Việt Nam
Nguyễn Việt Hùng (2008) “Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam”. Tác giả đã dùng phương pháp tiếp cận tham số (SFA) và phi tham số (DEA) kết hợp mô hình hồi quy Tobit để chỉ ra các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của 32 ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2001-2005.
Liễu Thu Trúc, Võ Thành Danh (2012), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTM cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006-2009”. Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích tổng năng suất nhân tố và phương pháp phân tích bao dữ liệu. Kết quả chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động đang suy giảm và nguyên nhân chính là yếu tố phi hiệu quả về công nghệ. Những ngân hàng quy mô lớn có lợi thế về chi phí hơn hẳn các ngân hàng có quy mô nhỏ. Các ngân hàng còn sử dụng lãng phí các đầu vào khoảng 7,7% và số lượng các ngân hàng đối mặt với hiệu suất giảm dần theo quy mô có xu hướng ngày càng ít đi.
Trịnh Quốc Trung, Nguyễn Văn Sang (2013), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam”. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy Tobit dựa trên số liệu của 39 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2012 để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam thông qua chỉ tiêu ROA và ROE. Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí hoạt động trên doanh thu có tương quan nghịch với cả ROE và ROA, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao, nhưng lại làm cho lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm; tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận của NHTM càng cao; tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả hoạt động của các NHTM càng giảm; NHTM nhà nước hoạt động kém hiệu quả so với NHTM khác.
Tóm lại, qua tổng quan các công trình nghiên cứu ở trên cho thấy, hiện nay việc xem xét một cách tổng thể và xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam là hết sức quan trọng và có giá trị. Bởi vì, nó sẽ hỗ trợ cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính chính sách, các nhà quản trị ngân hàng và các nhà đầu tư trong việc ra quyết định. Qua đó nó cũng là cơ sở để hoàn thiện được một khung chính sách hợp lý trong quá trình quản lý hoạt động của các ngân hàng ở Việt Nam thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên thực tế cho thấy có rất ít các nghiên cứu đưa ra một mô hình định lượng khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở Việt Nam. Vì vậy, luận văn này sẽ có những
điểm khác biệt so với các nghiên cứu trước đây về nội dung mô hình cũng như mẫu nghiên cứu.
Tóm lƣợc chƣơng 2
Chương 2 đã tóm tắt khái niệm cũng như các cách đo lường hiệu quả hoạt động của NHTM. Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng đã được phân tích trong chương. Đây là cơ sở lý thuyết để tác giả đưa ra mô hình và các giả thuyết và từ đó đi vào phân tích về mặt định lượng mô hình xây dựng trong chương 3.
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
3.1. Khái quát quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Ngày 06/05/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh sắc lệnh số 15/SL về việc thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam, chính thức khai sinh một ngành kinh tế trọng yếu của Việt Nam – ngành Ngân hàng. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập. Từ khi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời đến nay, hệ thống NHTM Việt Nam không ngừng củng cố, xây dựng và từng bước lớn mạnh phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam có thể chia ra thành 4 thời kỳ sau:
Thời kì 1951- 1954. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính. Trong thời kì này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có những thành tựu quan trọng, nổi bật:
+ Phát hành giấy bạc Ngân hàng, thu hồi giấy bạc Tài chính và củng cố hệ thống tiền tệ độc lập, tự chủ của nước nhà. Tổ chức phát hành tiền và quản lí lưu thông tiền tệ, đấu tranh đẩy lùi lạm phát nhằm củng cố sức mua của đồng tiền. + Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách.
+ Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh.
+ Quản lí ngoại hối và đấu tranh tiền tệ với địch.
Thời kì 1955-1975. Đây là thời kì cả nước kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc vừa xây dựng, chiến đấu, vừa chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam. Hoạt động của Ngân hàng Quốc gia chuyển sang một giai đoạn mới.
+ Giai đoạn tiếp quản vùng giải phóng và khôi phục kinh tế sau chiến tranh: Phát hành tiền ta, thu đổi tiền địch trong vùng mới giải phóng, thiết lập thị trường tiền tệ duy nhất trên miền Bắc, thu hồi tiền ta ở miền Nam; Phát hành và
điều hòa lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền; phát triển tín dụng ngân hàng, phục vụ khôi phục kinh tế và tăng cường kinh tế quốc doanh; mở rộng huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi tư nhân và tăng nguồn vốn quản lí để phát triển cho vay, giảm bớt nguồn vốn phát hành.
+ Giai đoạn cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa (1958 - 1960): Thu đổi tiền tệ cũ, phát hành tiền mới và quản lí, điều hòa lưu thông tiền tệ phục vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa; Phát triển và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, xác định vai trò trung tâm thanh toán của ngân hàng; Tín dụng ngân hàng phục vụ công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh và tăng cường phát triển kinh tế quốc doanh; Tăng cường nguồn vốn quản lí, huy động, thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng giảm vốn phát hành trong hoạt động tín dụng; Đẩy mạnh quản lí, kinh doanh ngoại hối, mở rộng thanh toán và tín dụng quốc tế, thực hiện chính sách nhà nước thống nhất quản lí, kinh doanh vàng bạc; Phát triển hệ thống tổ chức, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo yêu cầu nhiệm vụ.
+ Giai đoạn từ năm 1961 - 1975: Quản lí tiền tệ, phấn đấu củng cố sức mua của đồng tiền; tín dụng ngân hàng phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và kháng chiến chống Mỹ cứu nước; quản lí và huy động vốn để đáp ứng yêu cầu mở rộng cho vay; thanh toán không dùng tiền mặt; công tác quản lí ngoại hối, thanh toán và tín dụng quốc tế cũng phục vụ tích cực công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế.
Thời kì 1975-1985: Là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và thống nhất nước nhà.
+ Xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính quyền cách mạng và thanh lí hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam. Xây dựng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thống nhất trong cả nước.
+ Cải tiến và mở rộng tín dụng; chú trọng công tác quản lí và huy động vốn; thu hồi tiền cũ, phát hành tiền mới, quản lí lưu thông tiền tệ thống nhất trong cả nước; thanh toán không dùng tiền mặt; tăng cường quản lí ngoại hối và mở
rộng quan hệ thanh toán, tín dụng quốc tế trong giai đoạn mới (cả trong thời kì kế hoạch 5 năm lần thứ hai 1976 - 1980 và kế hoạch 5 năm lần thứ ba 1981 - 1985).
Thời kì 1986 đến nay: Là quá trình đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống Ngân hàng Việt Nam:
+ Giai đoạn b ớc đầu đổi mới, 1986 - 1989: Thực hiện thí điểm cơ
chế hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa; thành lập các ngân hàng chuyên doanh, chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa; thành lập ngân hàng cổ phần đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh (Ngân hàng Công thương TP Hồ Chí Minh).
Ngân hàng Nhà nước ban hành các thể lệ chung về tín dụng, tiền mặt, thanh toán… áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng.
+ Giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống ngân hàng, từ
1990 đến nay: Đổi mới mô hình tổ chức hệ thống ngân hàng thành hệ thống ngân
hàng 2 cấp. Ra đời 2 pháp lệnh: Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính (5/1990 Hội đồng Nhà nước thông qua và có hiệu lực từ 10/1990). Hai Pháp lệnh đã tách bạch chức năng Ngân hàng Nhà nước là Ngân hàng Trung ương, có chức năng quản lí nhà nước đối với hệ thống ngân hàng; chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng thuộc về các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Tạo lập một hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh tiền tệ và cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Bước đầu hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường (về chính sách tín dụng, chính sách đối với ngân sách nhà nước, chính sách quản lí ngoại hối); lựa chọn các công cụ vĩ mô điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với khả năng và điều kiện của Việt Nam; xây dựng hệ thống quản lí, giám sát các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng; từng bước hiện đại hóa công nghệ ngân hàng; tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp đổi mới ngân hàng. Quan hệ hợp tác giữa Việt nam và cộng đồng tài chính quốc tế (Quỹ Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á) được tái lập và khơi thông (tháng 10/1993). Ngày 2/12/1997, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng được
Quốc hội khóa X chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1998. Ngày 16/6/2010 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng được Quốc hội khóa XII chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của