Phân tích thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại của việt nam (Trang 55)

4.2.1 Mô hình hồi quy

Bảng 4.3 Kết quả hồi quy

Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm Eviews

Bảng 4.3 cho thấy kết quả hồi quy tuyến tính có hệ số xác định nR2 là 0,7515. Kết quả này hàm ý rằng, các biến độc lập đã đưa vào mô hình giải thích được 75,15% sự thay đổi của biến phụ thuộc ROE.

Thống kê F(8,26) = 2,812 và Prob (F) = 0,0004 <5%. Kết quả này hàm ý rằng giả thiết về các hệ số hồi quy đồng thời bằng không đều bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5%. Nghĩa là mô hình này phù hợp và có ý nghĩa thống kê.

Mô hình hồi quy có dạng như sau:

Y = 1,522227 + 0,020113*X1 + 0,110640*X2 + 3,106051*X3 – 2,584888*X4 + 1,217343*X5 + 1,618286*X6 + 3,559128*X7 – 1,295213*X8 (4.1)

4.2.2 Kiểm định các giả thuyết về sự phù hợp của các hệ số hồi quy

Căn cứ mô hình hồi qui (4.1), nghiên cứu tiến hành kiểm định các giả thuyết sau:

Giả thuyết 1: Thời gian hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng?

Kiểm định p–value của X1 = 0,0357<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa nhân tố tuổi của ngân hàng và hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Như vậy tuổi của ngân hàng thực sự có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam (X1 có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%).

Giả thuyết 2: Quy mô ngân hàng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng?

Kiểm định p–value của X2 = 0,0468<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa nhân tố quy mô ngân hàng và hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Như vậy quy mô của ngân hàng thực sự có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam (X2 có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%).

Giả thuyết 3: Cơ cấu nguồn vốn có có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ?

Kiểm định p–value của X3 = 0,0118<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Như vậy cơ cấu nguồn vốn thực sự có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam (X3 có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%).

Giả thuyết 4: Hiệu quả quản lý có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng?

Kiểm định p–value của X4 = 0,0171<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Như vậy hiệu quả quản lý thực sự có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam (X4 có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%).

Giả thuyết 5: Rủi ro thanh khoản ngân hàng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng?

Kiểm định p–value của X5 = 0,0492<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Như vậy rủi ro thanh khoản thực sự có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam (X5 có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%).

Giả thuyết 6: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng?

Kiểm định p–value của X6 = 0,0459<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Như vậy tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản thực sự có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam (X6 có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%).

Giải thuyết 7: Tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng?

Kiểm định p–value của X7 = 2,2075>5%. Từ đó có thể kết luận rằng không có mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Như vậy tăng trưởng kinh tế không có tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam (X7 không có ý nghĩa thống kê).

Giải thuyết 8: Tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng?

Kiểm định p–value của X8 = 1,0677>5%. Từ đó có thể kết luận rằng không có mối tương quan giữa tỷ lệ lạm phát và hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Như vậy tỷ lệ lạm phát không có tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam (X8 không có ý nghĩa thống kê).

4.2.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy

Bảng 4.4 Kiểm định White phát hiện phƣơng sai thay đổi

Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm Eview

Theo kết quả của bảng 4.4 trên ta thấy giá trị nR2 = 4,6375 có xác xuất p-value tương ứng là 0,7955 nên ta chấp nhận giả thiết H0: Phương sai không đổi.

Theo kết quả của bảng 4.5 ta thấy nR2 = 4,5858 có xác suất p – value tương ứng là 0,8008 nên ta chấp nhận giả thiết H0: Không tồn tại hiện tượng tự tương quan

Bảng 4.6 Kiểm định đa cộng tuyến

Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm Eview

Theo kết quả của bảng 4.6 hệ số VIF của các biến phụ thuộc tương ứng có giá trị nhỏ hơn 10. Do đó, mô hình hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Như vậy, sau khi kiểm định sự phù hợp của mô hình với kết quả thu được nghiên cứu có thể trả lời: Mô hình xây dựng không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến; không có hiện tượng phương sai thay đổi; không xảy ra hiện tượng tự tương quan.

4.3 Thảo luận kết quả

Theo phương trình hồi quy trên, hiệu quả hoạt động của NHTM chịu tác động bởi 6 nhân tố ảnh hưởng mang tính thống kê:

Tuổi ngân hàng: Tuổi ngân hàng có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng với hệ số tác động là 0,020113. Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không thay đổi thì tuổi ngân hàng tăng một đơn vị sẽ làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng 0,020113 đơn vị và ngược lại. Kết luận này phù hợp với dự đoán của tác giả cũng như kết luận của Karim (2010).

Quy mô ngân hàng: Quy mô ngân hàng có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng với hệ số tác động là 0,110640. Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không thay đổi thì quy mô ngân hàng tăng một đơn vị sẽ làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng 0,110640 đơn vị và ngược lại. Kết luận này phù hợp dự đoán của tác giả cũng như nghiên cứu của Berger (2005).

khi các yếu tố khác không thay đổi thì cơ cấu nguồn vốn tăng một đơn vị sẽ làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng 3,106051 đơn vị và ngược lại.

Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập: Có mối quan hệ nghịch chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng với hệ số tác động là 2,584888. Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi thì tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập tăng một đơn vị sẽ làm giảm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đi 2,584888 và ngược lại. Điều này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Gaganis (2006) hay Ravi & Pramoth (2008).

Rủi ro thanh khoản: Có tác động thuận chiều tới hiệu quả hoạt động ngân hàng với hệ số tác động là 1,217343. Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi thì khi rủi ro thanh khoản tăng 1 đơn vị sẽ làm tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đi 1,217343 và ngược lại. Điều này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của tác giả Garcia – Herrero (2007).

Cơ cấu tài sản: Có tác động cùng chiều tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng với hệ số tác động là 1,618286. Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi thì tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tăng một đơn vị sẽ làm tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 1,618286 đơn vị và ngược lại. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của tác giả.

Các biến tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế không có tác động tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Điều này có thể giải thích là do ở Việt Nam, ngân hàng nhà nước trực thuộc chính phủ nên bị mất đi sự chủ động trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Ngoài ra, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa giữa ngân hàng nhà nước và bộ tài chính thực hiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chưa có đồng bộ.

Tóm lƣợc chƣơng 4

Chương 4 đã nêu thực trạng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam để từ đó thấy rõ hơn nhu cầu cấp thiết trong việc nghiên cứu các nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Từ cơ sở lý thuyết ở chương 1 kết hợp với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế lượng đã xây dưng mô hình hồi quy xác định các yếu tố đặc trưng tác động lên hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Đây cũng chính là căn cứ để luận văn đưa ra các kết luận và kiến nghị ở chương 5.

CHƢƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Đề tài nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam dựa trên các công cụ định lượng. Sau khi thu thập dữ liệu từ 27 ngân hàng trong giai đoạn 7 năm từ năm 2008 – 2015 và chạy bằng phần mềm Eview, kết quả cho thấy việc lựa chọn mô hình tác động cố định là phù hợp với nghiên cứu.

5.2 Kiến nghị về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Theo các kết quả nghiên cứu trên tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam nói riêng cũng như toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung.

5.2.1 Xây dựng cơ cấu tài chính hợp lý

Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa khả năng sinh lời chịu sự tác động mạnh của cơ cấu tài chính của các ngân hàng. Khả năng sinh lời tạo ra sự linh hoạt tài chính cho ngân hàng, giảm trở ngại tài chính nội sinh và giúp cho ngân hàng ít phụ thuộc vào nợ vay. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là yêu cầu tất yếu đối với các NHTM hiện nay.

Cấu trúc tài chính của ngân hàng cần tái cơ cấu trúc nhằm góp phần làm gia tăng giá trị ngân hàng như sau:

Đối với những ngân hàng hoạt động có hiệu quả kinh doanh rất thấp, đang ở trong tình trạng khó khăn, tài sản cố định lạc hậu, thị phần nhỏ và có khả năng cạnh tranh yếu nhưng lại đang trong tình trạng vay nợ khá cao, trong đó chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn. Trong tình trạng này, nếu sử dụng nợ càng nhiều sẽ dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và làm giảm mạnh giá trị ngân hàng. Để giải quyết tình trạng trên, bước đi cho các ngân hàng thuộc nhóm này là cần tập trung giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có cơ cấu tài chính để hạn chế hiệu ứng tiêu cực của đòn cân nợ và giảm áp lực về thanh toán các khoản nợ vay. Vì vậy, các ngân hàng này nên áp dụng cấu trúc tài chính với tỷ lệ nợ chỉ khoảng 0% đến 20%. Khi ngân hàng sử dụng cấu tài chính với tỷ lệ nợ thấp, một mặt sẽ giúp cho ngân hàng giảm thiểu được rủi ro trong điều kiện kinh doanh gặp khó khăn, mặt khác giúp ngân hàng tập trung củng cố lại cơ cấu sản xuất

hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi sẽ tăng tỷ lệ vay nợ phục vụ cho nhu cầu đầu tư mở rộng kinh doanh, phát triển thị trường và khi đó sẽ tận dụng được hiệu ứng tích cực của đòn cân nợ. Để thực thi mô hình này, các ngân hàng thuộc nhóm này có thể gia tăng vốn chủ hữu bằng cách kêu gọi nguồn tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Bởi vì, trong trường hợp này, các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, rủi ro lớn thì các ngân hàng khó có thể huy động vốn từ nội bộ ngân hàng. Trong trường hợp này ngân hàng chỉ có thể hấp dẫn đầu tư đối với các nhà đầu tư mạo hiểm sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao.

Nhóm ngân hàng tiếp theo là những ngân hàng có thực trạng hoạt động bình thường, năng lực cạnh tranh trung bình, hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, các sản phẩm của ngân hàng có chỗ đứng trên thị trường nhưng khả năng kiểm soát và mở rộng thị trường chưa cao. Tuy nhiên, hiện nay trong nhóm này có một số ngân hàng vay nợ cao, trong đó chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn. Trong tình trạng này, nếu sử dụng nợ càng nhiều sẽ dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu và làm giảm mạnh giá trị ngân hàng.

Giải pháp tăng vốn chủ sở hữu:

Phát hành cổ phiếu thường: Ưu điểm là không phải hoàn trả cho người mua cổ phiếu, cổ tức của cổ phiếu thường không phải là gánh nặng về tài chính cho ngân hàng trong những năm làm ăn thua lỗ. Phương pháp này làm tăng quy mô vốn nên cũng làm tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai. Nhưng nhược điểm là chi phí cao và có thể làm loãng quyền sở hữu ngân hàng, giảm mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu, làm giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính mà ngân hàng có thể tận dụng.

Phát hành cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn: Ưu điểm là không phải hoàn trả vốn và không làm phân tán quyền kiểm soát ngân hàng, tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai. Nhưng có nhược điểm là cổ tức phải trả cho các cổ đông là gánh nặng tài chính trong những năm ngân hàng bị thua lỗ, chi phí phát hành cao, giảm mức cổ tức trên mỗi cổ phiếu.

Phát hành giấy nợ thứ cấp (thời hạn trung dài hạn): Ưu điểm là có chi phí thấp và không làm phân tán quyền kiểm soát của ngân hàng. Đây là phương pháp hiệu quả vì trái phiếu này được các nhà đầu tư ưa chuộng trên thị trường.

chi phí, không làm loãng quyền kiểm soát ngân hàng và không phải hoàn trả. Phương pháp này giúp ngân hàng không phụ thuộc vào thị trường vốn nên tránh được chi phí huy động vốn. Còn hạn chế là chỉ áp dụng với các ngân hàng lớn, làm ăn có lãi liên tục và đều đặn. Hình thức này không thể áp dụng thường xuyên vì nó làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông.

Tóm lại về vấn đề cơ cấu tài chính, các ngân hàng nên gia tăng vốn chủ sở hữu trong cấu trúc vốn của mình. Với một khối lượng vốn lớn ngân hàng sẽ có thêm nhiều cơ hội đầu tư vào các dự án tốt, mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Hơn thế nữa, nguồn vốn chủ sở hữu lớn cũng làm giảm chi phí sử dụng vốn của ngân hàng, gia tăng lợi nhuận thu về, đồng thời là một tấm khiên vững chắc giúp ngân hàng chống lại rủi ro phá sản cũng như bù đắp cho các thiệt hại từ những đầu tư thua lỗ, gia tăng uy tín và niềm tin đối với khách hàng.

5.2.2 Kiểm soát tốt chi phí hoạt động cũng nhƣ đảm bảo rủi ro thanh khoản

Việc tỷ lệ cho vay trên huy động có tác động thuận chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng là một trong những kết luận quan trọng để các nhà quả trị ngân hàng căn cứ vào đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Điều này cho thấy khi tỷ lệ này ở các NHTMCP Việt Nam cao thì hiệu quả hoạt động được nâng cao. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm cơ cấu dịch vụ của hệ thống NHTMCP Việt Nam là chỉ mới tập trung nhiều vào hoạt động cấp tín dụng và hoạt động này cũng là nguồn chính mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên cũng phải lưu ý là chất lượng tín dụng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của khoản đầu tư. Vì vậy khi nâng cao tỷ lệ này ngân hàng cần đặc biệt việc chú ý đến hiệu quả của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại của việt nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)