Nguồn dữ liệu: Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp về các NHTM được nghiên cứu. Dữ liệu này được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các ngân hàng. Những dữ liệu về tình hình kinh tế vĩ mô được thu thập Tổng cục thống kê và IMF.
Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm 27 NHTM nhà nước và NHTMCP trong giai đoạn 2008 – 2015. Danh sách các NHTM đã được thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu này nằm ở phục lục.
3.3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Như đã đề cập ở mục 4 trong chương 1, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp định lượng thông qua mô hình hồi quy đa biến bằng phương pháp OLS. Phần mềm được sử dụng cho việc nghiên cứu là Eview.
Tóm tắt chƣơng 3
Chương 3 đã nêu thực trạng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam để từ đó thấy rõ hơn yêu cầu trong việc nghiên cứu các nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Từ cơ sở lý thuyết ở chương 2 kết hợp với việc sử
dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế lượng đã xây dưng mô hình hồi quy xác định các yếu tố đặc trưng tác động lên hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Đây cũng chính là căn cứ để luận văn đưa ra kết quả nghiên cứu ở chương 4.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Phân tích mô tả và ma trận tƣơng quan:
Phân tích mô tả sẽ đem lại cái nhìn tổng quát về các biến sử dụng trong mô hình và ma trận tương quan cho thấy mối quan hệ tương quan giữa các biến trong mô hình
4.1.1 Phân tích mô tả các biến trong mô hình
Bảng 4.1 Tóm tắt mô tả các biến Chỉ tiêu Số quan sát trung bình Giá trị
Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Độ lệch chuẩn
Hiệu quả hoạt động (Y) 207 0,1023 0,0302 0,2846 0,0641
Tuổi ngân hàng (X1) 207 10 5 16 2
Qui mô ngân hàng (X2) 207 4,7943 3,3098 5,9415 0,5577
Cơ cấu nguồn vốn (X3) 207 0,0753 0,0494 0,1305 0,0199
Hiệu quả quản lý (X4) 207 0,4847 0,2899 0,7252 0,1096
Rủi ro thanh khoản (X5) 207 0,7998 0,3718 1,0420 0,1596
Cơ cấu tài sản (X6) 207 0,5771 0,2252 0,8681 0,1440
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (X7) 207 0,0599 0,0525 0,0668 0,0052
Tỷ lệ lạm phát (X8) 207 0,0948 0,0063 0,2312 0,0776
Nguồn: Xử lý dữ liệu từ phần mềm Excel của tác giả
Từ bảng 4.1 cho thấy:
Về hiệu quả hoạt động: Chỉ số ROE có giá trị trung bình là 10,23% cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì mang lại lợi nhuận là 10,23 đồng. Giá trị lớn nhất là 28,46% trong khi đó giá trị nhỏ nhất là 3,02% cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng biến động tương đối mạnh trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2015.
Về tuổi ngân hàng: Các ngân hàng có thời gian hoạt động trung bình là 10 năm. Giá trị cao nhất là 16 năm thuộc về ngân hàng BIDV, thấp nhất là 5 năm thuộc về ngân hàng Việt Á.
Về qui mô ngân hàng: Các ngân hàng có giá trị qui mô trung bình 4,7943. Giá trị cao nhất là 5,9415 thuộc về ngân hàng Agribank, thấp nhất là 3,3098 thuộc về ngân hàng Mê kông. Độ lệch chuẩn về qui mô của các ngân hàng là 0,5577 cho thấy các qui mô các ngân hàng khá tương đồng không có sự chênh lệch nhiều.
Về cơ cấu nguồn vốn ngân hàng: Do đặc thù của lĩnh vực hoạt động kinh doanh ngân hàng là vốn huy động từ tiền gởi chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn nên vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp. Giá trị trung bình là 0,0753 cho thấy cứ trong 100 đồng nguồn vốn của ngân hàng thì vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 7,53 đồng.
Về hiệu quả quản lý: Tỷ lệ chi phí chiếm trung bình 48,47% thu nhập hoạt động của ngân hàng. Nghĩa là trong 100 đồng thu nhập thì ngân hàng phải bỏ ra 48,47 đồng chi phí cho hoạt động.
Về rủi ro thanh khoản: Giá trị trung bình của tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gởi là 0,7998 cho thấy trong 100 đồng vốn huy động được thì ngân hàng cho vay ra 79,98 đồng. Trong khi với ngân hàng có giá trị nhỏ nhất là 37,18 đồng thì ngân hàng có giá trị lớn nhất lại là 104,2 đồng. Như vậy một phần số tiền cho vay vượt đó sẽ được bù đắp từ nguồn khác.
Về cơ cấu tài sản: Giá trị trung bình của các ngân hàng nghiên cứu là 0,5771 cho thấy cứ 100 đồng tài sản của ngân hàng thì trong đó dư nợ cho vay chiếm 57,71 đồng. Điều này phù hợp với hoạt động kinh doanh của ngân hàng khi danh mục tài sản phần lớn là các khoản cho vay. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này cao quá sẽ dẫn đến rủi ro tín dụng nếu ngân hàng không kiểm soát được hoặc khi nền kinh tế có những diễn biến bất lợi.
Về tốc độ tăng trưởng kinh tế: Giai đoạn 2008 – 2015, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ trung bình là 5,99%/năm. Nếu như năm 2012 nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ thấp nhất là 5,25%/năm thì đến năm 2015 con số này đã đạt được tỷ lệ cao nhất với mức 6,68%/năm.
Về tỷ lệ lạm phát: Trong giai đoạn 2008 – 2015, nền kinh tế đạt mức lạm phát cao nhất là 23,12%/năm vào năm 2008 và mức thấp nhất 0,63%/năm vào năm 2015. Điều này đã cho thấy quyết tâm ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát của chính phủ kể từ sau ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu 2008.
4.1.2 Ma trận tƣơng quan
Bảng 4.2 Ma trận tƣơng quan giữa các biến độc lập
[1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] Age [1] 1 Size [2] 0.0929 1 CAS [3] 0.0063 0.0010 1 CIR [4] -0.5885 -0.0004 -0.0008 1 LDR [5] -0.1646 0.0023 0.0005 0.0024 1 AS [6] -0.1052 0.0115 0.0006 0.0033 0.0049 1 GGDP [7] 0.0013 0.0001 0.0046 -0.0225 -0.0159 -0.2142 1 IF [8] -0.1249 -0.0091 -0.0026 -0.0007 0.0004 -0.0003 0.0402 1
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm Eview
Từ bảng 4.2 cho thấy hệ số tương quan giữa các biến độc lập ở mức thấp. Do vậy, khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến khi chạy mô hình hồi quy là rất thấp. Điều này sẽ được kiểm chứng trong phần 4.2 tiếp theo
4.2 Phân tích thực nghiệm 4.2.1 Mô hình hồi quy 4.2.1 Mô hình hồi quy
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy
Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm Eviews
Bảng 4.3 cho thấy kết quả hồi quy tuyến tính có hệ số xác định nR2 là 0,7515. Kết quả này hàm ý rằng, các biến độc lập đã đưa vào mô hình giải thích được 75,15% sự thay đổi của biến phụ thuộc ROE.
Thống kê F(8,26) = 2,812 và Prob (F) = 0,0004 <5%. Kết quả này hàm ý rằng giả thiết về các hệ số hồi quy đồng thời bằng không đều bị bác bỏ với mức ý nghĩa 5%. Nghĩa là mô hình này phù hợp và có ý nghĩa thống kê.
Mô hình hồi quy có dạng như sau:
Y = 1,522227 + 0,020113*X1 + 0,110640*X2 + 3,106051*X3 – 2,584888*X4 + 1,217343*X5 + 1,618286*X6 + 3,559128*X7 – 1,295213*X8 (4.1)
4.2.2 Kiểm định các giả thuyết về sự phù hợp của các hệ số hồi quy
Căn cứ mô hình hồi qui (4.1), nghiên cứu tiến hành kiểm định các giả thuyết sau:
Giả thuyết 1: Thời gian hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng?
Kiểm định p–value của X1 = 0,0357<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa nhân tố tuổi của ngân hàng và hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Như vậy tuổi của ngân hàng thực sự có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam (X1 có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%).
Giả thuyết 2: Quy mô ngân hàng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng?
Kiểm định p–value của X2 = 0,0468<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa nhân tố quy mô ngân hàng và hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Như vậy quy mô của ngân hàng thực sự có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam (X2 có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%).
Giả thuyết 3: Cơ cấu nguồn vốn có có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ?
Kiểm định p–value của X3 = 0,0118<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa cơ cấu nguồn vốn và hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Như vậy cơ cấu nguồn vốn thực sự có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam (X3 có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%).
Giả thuyết 4: Hiệu quả quản lý có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng?
Kiểm định p–value của X4 = 0,0171<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa hiệu quả quản lý và hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Như vậy hiệu quả quản lý thực sự có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam (X4 có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%).
Giả thuyết 5: Rủi ro thanh khoản ngân hàng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng?
Kiểm định p–value của X5 = 0,0492<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Như vậy rủi ro thanh khoản thực sự có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam (X5 có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%).
Giả thuyết 6: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng?
Kiểm định p–value của X6 = 0,0459<5%. Từ đó có thể kết luận rằng có mối tương quan giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Như vậy tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản thực sự có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam (X6 có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%).
Giải thuyết 7: Tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng?
Kiểm định p–value của X7 = 2,2075>5%. Từ đó có thể kết luận rằng không có mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Như vậy tăng trưởng kinh tế không có tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam (X7 không có ý nghĩa thống kê).
Giải thuyết 8: Tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng?
Kiểm định p–value của X8 = 1,0677>5%. Từ đó có thể kết luận rằng không có mối tương quan giữa tỷ lệ lạm phát và hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Như vậy tỷ lệ lạm phát không có tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam (X8 không có ý nghĩa thống kê).
4.2.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy
Bảng 4.4 Kiểm định White phát hiện phƣơng sai thay đổi
Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm Eview
Theo kết quả của bảng 4.4 trên ta thấy giá trị nR2 = 4,6375 có xác xuất p-value tương ứng là 0,7955 nên ta chấp nhận giả thiết H0: Phương sai không đổi.
Theo kết quả của bảng 4.5 ta thấy nR2 = 4,5858 có xác suất p – value tương ứng là 0,8008 nên ta chấp nhận giả thiết H0: Không tồn tại hiện tượng tự tương quan
Bảng 4.6 Kiểm định đa cộng tuyến
Nguồn: Kết quả chạy từ phần mềm Eview
Theo kết quả của bảng 4.6 hệ số VIF của các biến phụ thuộc tương ứng có giá trị nhỏ hơn 10. Do đó, mô hình hồi quy không có hiện tượng đa cộng tuyến.
Như vậy, sau khi kiểm định sự phù hợp của mô hình với kết quả thu được nghiên cứu có thể trả lời: Mô hình xây dựng không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến; không có hiện tượng phương sai thay đổi; không xảy ra hiện tượng tự tương quan.
4.3 Thảo luận kết quả
Theo phương trình hồi quy trên, hiệu quả hoạt động của NHTM chịu tác động bởi 6 nhân tố ảnh hưởng mang tính thống kê:
Tuổi ngân hàng: Tuổi ngân hàng có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng với hệ số tác động là 0,020113. Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không thay đổi thì tuổi ngân hàng tăng một đơn vị sẽ làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng 0,020113 đơn vị và ngược lại. Kết luận này phù hợp với dự đoán của tác giả cũng như kết luận của Karim (2010).
Quy mô ngân hàng: Quy mô ngân hàng có mối quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng với hệ số tác động là 0,110640. Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không thay đổi thì quy mô ngân hàng tăng một đơn vị sẽ làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng 0,110640 đơn vị và ngược lại. Kết luận này phù hợp dự đoán của tác giả cũng như nghiên cứu của Berger (2005).
khi các yếu tố khác không thay đổi thì cơ cấu nguồn vốn tăng một đơn vị sẽ làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng 3,106051 đơn vị và ngược lại.
Tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập: Có mối quan hệ nghịch chiều với hiệu quả hoạt động của ngân hàng với hệ số tác động là 2,584888. Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi thì tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập tăng một đơn vị sẽ làm giảm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đi 2,584888 và ngược lại. Điều này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Gaganis (2006) hay Ravi & Pramoth (2008).
Rủi ro thanh khoản: Có tác động thuận chiều tới hiệu quả hoạt động ngân hàng với hệ số tác động là 1,217343. Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi thì khi rủi ro thanh khoản tăng 1 đơn vị sẽ làm tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đi 1,217343 và ngược lại. Điều này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của tác giả Garcia – Herrero (2007).
Cơ cấu tài sản: Có tác động cùng chiều tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng với hệ số tác động là 1,618286. Điều này có nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi thì tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tăng một đơn vị sẽ làm tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 1,618286 đơn vị và ngược lại. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của tác giả.
Các biến tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế không có tác động tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Điều này có thể giải thích là do ở Việt Nam, ngân hàng nhà nước trực thuộc chính phủ nên bị mất đi sự chủ động trong việc thực thi chính sách tiền tệ. Ngoài ra, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa giữa ngân hàng nhà nước và bộ tài chính thực hiện các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chưa có đồng bộ.
Tóm lƣợc chƣơng 4
Chương 4 đã nêu thực trạng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam để từ đó thấy rõ hơn nhu cầu cấp thiết trong việc nghiên cứu các nhân tố tác động lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Từ cơ sở lý thuyết ở chương 1 kết hợp với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế lượng đã xây dưng mô hình hồi quy xác định các yếu tố đặc trưng tác động lên hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Đây cũng chính là căn cứ để luận văn đưa ra các kết luận và kiến nghị ở chương 5.
CHƢƠNG 5:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Đề tài nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam dựa trên các công cụ định lượng. Sau khi thu thập dữ liệu từ 27 ngân hàng trong giai đoạn 7 năm từ năm 2008 – 2015 và chạy bằng phần mềm Eview, kết quả cho thấy việc lựa chọn mô hình tác động cố định là phù hợp với nghiên cứu.
5.2 Kiến nghị về việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
Theo các kết quả nghiên cứu trên tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP Việt Nam nói riêng cũng như toàn hệ