Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước về chính sách lãi suất trong thời gian tớ i

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự truyền dẫn chính sách tiền tệ đến lãi suất bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 63 - 107)

Từ giai đoạn 2013 đến nay Chính sách tiền tệ đãđưa đến những hiệu quả tích cực cho

nền kinh tế. Thời gian tới cần phát huy những kết quả đã đạt được và công tác điều

hành chính sách tiền tệ cần tập trung vào các vấn đề trọng tâm sau:

Thứ nhất, lựa chọn và cam kết thực hiện mục tiêu ưu tiên của chính sách tiền tệ: Thực

hiện một chính sách tiền tệ có mục tiêu ưu tiên sẽ giúp việc công tác điều hành chính

sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nhất quán hơn và tăng tính định hướng cho thị

trường. Theo đó, cần hoàn thiện các văn bản pháp lý quy định và trao nhiệm vụ rõ ràng

hơn cho Ngân hàng Nhà nước để Ngân hàng Nhà nước tập trung theo đuổi một mục

tiêu chủ đạo. Mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ nên là duy trì giá cả ổn định,

thể hiện ở mức lạm phát thấp và hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, thay vì điều hành chính sách tiền tệ bám sát một tỷ lệ lạm phát nhất định, Ngân hàng Nhà nước có thể xây dựng và công bố một vùng lạm phát mục tiêu làm căn

Biện pháp này nếu được triển khai sẽ tạo ra tính linh hoạt cho công tác điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Đây cũng là một bước chuẩn bị cho việc chuyển sang điều hành chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu trong tương lai khi hội tụ đủ các điều kiện cần thiết.

Thứ hai, hạn chế các biện pháp hành chính trong điều hành lãi suất, hướng tới sử dụng

các công cụ gián tiếp: Việc áp dụng cơ chế can thiệp mang tính hành chính lên lãi suất

thị trường chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn khi mà mức độ phát triển của thị trường

tài chính còn sơ khai, các công cụ kiểm soát gián tiếp chưa phát huy được hiệu quả, năng lực kiểm soát thị trường tài chính của Ngân hàng Trung ương còn hạn chế… Về

dài hạn, việc kiểm soát lãi suất trực tiếp sẽ dẫn tới sự phát triển méo mó của thị trường tài chính và dẫn tới sự mất ổn định của nền kinh tế, do lãi suất là một biến số có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của nền kinh tế.

Từ tháng 6/2002, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận, xóa bỏ biên độ khống chế lãi suất cho vay, cho phép các ngân hàng thương mại và khách hàng tự thỏa thuận lãi suất cho vay. Tuy nhiên, trong năm 2007, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng một số biện pháp mang tính hành chính trong điều hành chính sách tiền tệvà biện pháp này đã phát huy tác dụng nhất định, song hệ quả để lại cũng không nhỏ. Do vậy, quan điểm về tự do hóa lãi suất của Việt Nam thời gian tới cần tập trung vào các vấn đề sau:

Một là, thời điểm và tốc độ tiến hành tự do hóa lãi suất: Về cơ bản, việc tự do hóa lãi suất phải được tiến hành đồng thời với công cuộc tái cơ cấu hệ thống tài chính và tái cấu trúc nền kinh tế. Đối với một quốc gia gặp phải tình trạng mất cân đối vĩ mô và cân

đối tài chính, các khung pháp lý và giám sát thị trường t ài chính chưa hoàn thiện, hệ

thống các Ngân hàng thương mại đang trong giai đoạn tái cơ cấu như Việt Nam, việc

Hơn nữa, hệ thống Doanh nghiệp nhà nước hoạt động thiếu hiệu quả, hệ thống Ngân

hàng thương mại thiếu sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, dịch vụ (chủ yếu cạnh

tranh về giá thông qua lãi suất), sự thiếu minh bạch thông tin của các khách hàng vay

khiến cho việc xác định lãi suất phù hợp với cung cầu vốn của thị trường trở nên khó

khăn hơn. Tiến trình tự do hóa lãi suất diễn ra nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào khả năng quản trị rủi ro lãi suất của các ngân hàng và khách hàng vay vốn.

Tự do hóa lãi suất sẽ dẫn đến mức độ cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại tăng

lên. Do vậy, quá trình tự do hóa lãi suất cần dựa vào những kết quả đạt được của quá

trình cơ cấu lại hệ thống các Ngân hàng thương mại cũng như khả năng điều tiết của

Ngân hàng nhà nước đối với những hành vi của các Ngân hàng thương mại.

Hai là, trình tự thực hiện đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công của tự do hóa lãi suất.

Khi trần lãi suất huy động được can thiệp chặt chẽ và các Ngân hàng thương mạichỉ có

thể điều chỉnh lãi suất cho vay để thu hút khách hàng, cụ thể bản thân họ sẽ ph ải:

- Thực hiện các biện pháp cải thiện hoạt động của mìnhđể giảm thiểu chi phí, từ đó

giảm lãi suất cho vay để cạnh tranh.

- Định giá các khoản vay cho cơ sở rủi ro và đưa ra mức phần bù rủi ro phù hợp.

- Phát triển những yếu tố cạnh tranh khác về chất lượng dịch vụ hơn là tập trung về

giá (lãi suất cho vay).

Để hạn chế tình trạng vốn huy động mất ổn định khi thực hiện bỏ trần lãi suất huy động, Ngân hàng nhà nướccó thể ưu tiên thực hiện trước việc tự do hóa lãi suất đối với

các khoản tiền gửi của các khách hàng lớn, của hệ thống Doanh nghiệp nhà nước trước

số quốc gia cho thấy, việc tự do hóa lãi suất thường dẫn tới sự gia tăng quá mức của tín

dụng, gây ảnh hưởng tới ổn định kinh tế vĩ mô.

Với bối cảnh kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh như hiện nay, tăng trưởng kinh tế ở mức vừa phải nhưng ổn định là điều kiện tốt để bảo đảm cho việc tự

do hóa lãi suất không dẫn tới những hệ quả như giai đoạn trước. Tuy vậy, Ngân hàng

nhà nước cần thực hiện vai trò giám sát diễn biến huy động lẫn tín dụng trên thị trường

và có các biện pháp can thiệp kịp thời để bảo đảm mục tiêuổn định vĩ mô luôn được

ưu tiên hàng đầu.

Ba là,Ngân hàng nhà nước kiểm soát tăng trưởng tín dụng thông qua việc phân tích

nhu cầu vốn, khả năng cung ứng vốn và khả năng chấp nhận rủi ro của hệ thống ngân

hàng trong cả ngắn hạn lẫn trung, dài hạn.

Thực tiễn cho thấy, việc đề ra nhưng không kiểm soát được tăng trưởng tín dụng những

thời kỳ điển hình như năm 2006 - 2008 và 2010 đã để lại những hệ quả không mong

muốn cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Để tăng trưởng tín dụng hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô(vừa bảo đảm đủ vốn cho nhu

cầu đầu tư, tiêu dùng, vừa không gây ra tình trạng lạm phát, n ợ xấu), Ngân hàng nhà

nước nên xác định và điều hành tốc độ tăng trưởng tín dụng cho một giai đoạn dài hạn và hàng năm đưa ra định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng bám sát mục tiêu trong trung dài hạn, kết hợp với việc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Mức tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng cần được xác định hợp lý và hài hòa

trong mối quan hệ tổng thể phân bổ nguồn lực tài chính quốc gia và gắn phân bổ nguồn

vốn tín dụng ngân hàng với tín hiệu thị trường và hạn chế sự can thiệp của Chính phủ.

Tỷ trọng vốn phân bổ qua cơ chế thị trường từng bước phải được nâng lên phù hợp với

trìnhđộ phát triển của nền kinh tế; xác định một cấu trúc tài chính phù hợp có tác dụng thúc đẩy bền vững kinh tế.

Như vậy, nguồn vốn tín dụng cũng cần được xác định trong mối quan hệ gắn bó chặt

chẽ, hài hòa với các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tư phát triển của Nhà nước,

vốn đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư từ bản thân chủ sở hữu của các Doanh nghiệp... Đặc

biệt, Ngân hàng nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài

chính để xác định quy mô vốn tín dụng đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội trong Kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.

Các Tổchức tín dụng cần tập trung vốn tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực sản xuất kinh doanh hiệu quả theo chỉ đạo của Chính phủ; Tiếp tục chỉ đạo thực hiện

các chương trình tín dụng đặc thù của Chính phủ như lúa gạo, cà phê, thủy sản,...; Triển khai cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệpứng dụng công nghệcao, nông nghiệp sạch và nghiên cứu sửa đổi... Đồng thời, Ngân hàng nhà nước cần chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai các chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt đối với ngành chăn nuôi lợn, sản xuất thức ăn chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y..

Thứ ba, tiếp tục điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, phối hợp đồng bộ các giải pháp và các công cụChính sách tiền tệnhằm hỗtrợ ổn định tỷgiá, cân nhắc thận trọng việc bán can thiệp thị trường ngoại tệ trong trường hợp cung cầu ngoại tệ mất cân đối để đảm bảo tỷ giá không biến động quá mức, gây tâm lý bất ổn trên thị trường, hạn chế

các yếu tố đầu cơ, găm giữ ngoại tệlàm ảnh hưởng đến mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền và kinh tếvĩ mô.

Giai đoạn 2008 – 2017 là giai đoạn xảy ra nhiều biến cố với nền kinh tế Việt Nam, sau

cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nền kinh tế Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng

tỷ lệ lạm phát tăng cao kỉ lục lên đến 23.12% trong năm 2008 và 18.68% vào năm

Chính phủ là rất lớn. Để có thể chèo lái nền kinh tế Việt Nam vượt qua được giai đoạn

khủng hoảng và sau đó là giai đoạn hướng đến tăng trưởng ổn định Chính sách tiền tệ

đãđược sử dụng một cách hiệu quả, thay đổi linh hoạt và rất kịp thời. Điều đó được thể

hiện ở cả thời kì khủng hoảng khi chính sách tiền tệ đã được thắt chặt với mục đích

kiềm chế lạm phát và giai đoạn nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy nền kinh tế

phát triển ổn định hơn. Mặc dù Chính phủ đã có những điều chỉnh linh hoạt và kịp thời

nhắm đến mục tiêu cuối cùng là tăng trưởng ổn định và kiểm soát lạm phát ở mức vừa

phải tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế. Ở giai đoạn khủng hoảng, có thể thấy lạm phát cao đã quay trở lại sau khi đãđược kiểm soát vào năm 2009. Điều này chứng tỏ

những biện pháp của Chính phủ vẫn chưa đạt được mức độ hiệu quả cao và vẫn mang

tính tạm thời. Vào giai đoạn 2013 trở về sau, World Bank đã nhận xét Việt Nam tuy đã

ổn định được cả lạm phát và mức tăng trưởng tuy nhiên vẫn chưa xứng với tiềm năng.

Cụ thể tỷ lệ nợ trên vốn của các doanh nghiệp nhà nước và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại còn cao. Tăng trưởng tín dụng vẫn thấp so với chỉ tiêu đề ra làm cản

trở quá trình tăng trưởng nền kinh tế. Cũng theo tổ chức này tuy rằng Việt Nam có

những thuận lợi trước mắt nhưng đang tồn tại rủi ro trong dài hạn khi chậm trễ trong

tiến độ cải cách hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước đang kéo dài giai đoạn tăng trưởng dưới mức tiềm năng. Bên cạnh đó là tỷ lệ nợ công đang ở mức cao và tìm

ẩn những rủi ro trong dài hạn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Chương 5 đã trình bày về kết luận và kiến nghị các giải pháp mà Agribank và Ngân

hàng Nhà nước cần thực hiện trong thời gian tới để tăng sự hiệu quả của chính sách

KẾT LUẬN

Chính sách tiền tệ là một công cụ điều hành hết sức quan trọng trong nền kinh tế, trong

giai đoạn 2008 -2017 nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển đáng ghi nhận

nhờ vào sự điều hành linh hoạt của Chính phủ trong các chính sách vĩ mô. Tuy nhiên vẫn còn đó những hạn chế cần phải khắc phục để đạt được mức tăng trưởng đúng với

tiềm năng của mình. Để có thể mang lại hiệu quả cao hơn, phát huy được hết những

tiềm lực của nền kinh tế Việt Nam vẫn cần sự cải cách mạnh mẽ hơn nữa trong chính

sách tiền tệ.

Bài luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng sau: (i) phân tích cơ chế

truyền dẫn chính sách tiền tệtheo kênh lãi suất đến lãi suất bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đông Gia Lai trong điều kiện lạm phát tại Việt Nam, (ii) đo lường mối quan hệtrong ngắn hạn và dài hạn giữa tỷlệ làm phát và lãi suất bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh

Đông Gia Lai, (iii) kiểm định sự bất cân xứng trong việc điều chỉnh lãi suất và lạm phát khi lãi suất ở trên và dưới mức lãi suất cân bằng, (iv) đưa ra kết luận cụ thể dựa trên kết quảnghiên cứu được và các giải pháp, kiến nghị đối với chính sách lãi suất của

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đông Gia Lai và

Ngân hàng Nhà nước.

Tuy nhiên, bài luận văn vẫn không tránh khỏi một số hạn chế, nghiên cứu của tác giả

thực hiện trong giai đoạn có khủng hoảng thế giới xảy ra, mặc dù giai đoạn 2008 thị trường tài chính Việt Nam chịu tác động từ khủng hoảng đối với lĩnh vực ngân hàng không quá nổi bật do vấn đề hội nhập chưa sâu rộng. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu chỉ

mới dừng lại ở phân tích cơ chếtruyền dẫn chính sách tiền tệqua kênh lãi suất đến lãi suất huy động tại một Ngân hàng cụ thể là Agribank Chi nhánh Đông Gia Lai, do đó

Mức độ truyền dẫn của chính sách tiền tệlà công cụrất hữu ích và cần thiết đối với tất cảnhững nhà điều hành chính sách và điều hành doanh nghiệp, tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay những nghiên cứu về lĩnh vực này vẫn còn khá ít, do đó với kết quả nghiên cứu này tác giả hy vọng có thể cung cấp những số liệu cụ thể và những khuyến nghị

hữu ích đối với chính sách lãi suất nhằm tăng tính hiệu quả của các chính sách tiền tệ khi được ban hành.

Tài liệu tham khảo

Báo cáo thường niên Ngân hàng nhà nước Việt Nam–truy cập tại

<https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/ > <truy cập ngày 27/09/2018)

Đinh ThịThu Hồng và Phan Đình Mạnh (2013): Hiệu quảcủa chính sách tiền tệthông qua kênh truyền dẫn lãi suất. Tạp chí phát triển và hội nhập số12 tháng 9-10/2013

trang 39 đến 47.

Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010- truy cập tại

<https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/ttsk/>( truy cập ngày 27/09/2018)

Nguyễn Thị Ngọc Trang, Nguyễn Hữu Tuấn (2014): Minh bạch chính sách tiền tệ và truyền dẫn lãi suát bán lẻtại Việt Nam. Tạp chí Phát triển và Hội Nhập

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam–2018- Báo cáo hoạt động

kinh doanh 2017;

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Đông Gia Lai –

2018- Báo cáo hoạt động kinh doanh 2017

Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam–truy cập tại

<http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/vn>. <truy cập ngày 28/09/2018)

Nghị định 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự truyền dẫn chính sách tiền tệ đến lãi suất bán lẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 63 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)