Chi nhánh Đông Gia Lai
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được thành lập
vào ngày 26/2/1988 dựa trên Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng vềviệc thành lập các ngân hàng chuyên doanh với tên gọi lúc bấy giờ là Ngân hàng phát triển
nông nghiệp Việt Nam–là ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông
thôn. Trải qua 30 năm hình thành và phát triển đến nay Agribank đang là ngân hàng
lớn nhất Việt Nam về số lượng cán bộ, nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng
khách hàng. Đến cuối năm 2017, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện:
- Tổng tài sản: 1.155.594 tỷ đồng - Tổng nguồn vốn: 1.032.404 tỷ đồng - Tổng dư nợ: 876.496 tỷ đồng
- Mạng lưới hoạt động: hơn 2.230 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc và 01 chi nhánh tại Campuchia.
- Sốcán bộ, nhân viên: gần 40.000 người.
Các chi nhánh trong hệthống Agribank được phân loại và hoạt động theo quy chếban
hành kèm theo quyết định số 558/QĐ/HĐTV-TCTL ngày 22/09/2016 và văn bản hợp
nhất số 2058/VBHN-HĐTV-TCTL ngày 31/12/2016 của Hội đồng thành viên ban
hành về quy chế tổ chức và hoạt động của chi nhánh, phòng Giao dịch trong hệthống
Agribank. Trong đó:
- Chi nhánh loại I: là chi nhánh chịu sựquản lý, điều hành trực tiếp của Trụsởchính. - Chi nhánh loại II: là chi nhánh chịu sự quản lý, điều hành của chi nhánh loại I trong một sốlĩnh vực cụthểdo Hội đồng thành viên quyết định.
- Phòng giao dịch Agribank là đơn vị phụ thuộc, do một chi nhánh loại I hoặc loại II trực tiếp quản lý; hạch toán báo sổ, có con dấu, biển hiệu theo quy định, có trụsởtrên
địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở chi nhánh quản lý, nội dung hoạt động của Phòng giao dịch do Hội đồng thành viên quy định
Tình hình hoạt động của Agribank:đến 31/12/2017 tổng nguồn vốn huy động không bao gồm tiền gửi Kho bạc nhà nước đạt 1.032.404 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2016 và đạt 100% kếhoạch đặt ra. Dư nợ tăng trưởng tín dụng tăng trưởng đúng đinh hướng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, đến 31/12/2017 dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 876.496 tỷ đồng tăng 17,6% so với
năm trước và đạt 100% kế hoạch đặt ra, trong đó tỷtrọng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 73,6%. Chất lượng tín dụng được đảm bảo nợ xấu trong năm 2017 tính đến 31/12 là 1,54% thấp hơn mức kếhoạch được NHNN giao. Doanh thu dịch vụ đạt 4.443 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2016, lợi nhuận trước thuế đạt 5.018 tỷ đồng,
tăng 19,9% so với năm trước. Các tỷlệ an toàn hoạt động đảm bảo theo quy định của
Ngân hàng nhà nước. (Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 2017)
Tại Agribank Chi nhánh Đông Gia Lai đến 31/12/2017 tổng nguồn vốn đạt 4.526 tỷ đồng, tăng 17,4% so với năm 2016, chiếm 13,6% thị phần huy động vốn, tổng dư nợ
đạt 8.737 tỷ đồng tăng 28,3% so với năm 2016, chiếm 11,2% thị phần dư nợ, trong đó
tỷ trọng dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 97,2%. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,29%, thu dịch vụ đạt 25,82 tỷ đồng.
Cơ chế lãi suất: Agribank hoạt động theo loại hình là các chi nhánh trực thuộc tuy nhiên về chính sách lãi suất tại từng chi nhánh sẽ giao cho Giám đốc chi nhánh loại I quyết định và áp dụng tại chi nhánh loại I và tất cảcác chi nhánh loại II và phòng giao dịch trực thuộc. Lãi suất sẽ được quyết định dựa trên mức lãi suất trần theo từng thời kì do Trụsở chính đưa ra.
4481/NHNo-KHNV ngày 09/06/2017. Tuy nhiên văn bản lãi suất của Trụ sở chính Agribank chỉ quy định mức lãi suất tối đa, mức lãi suất cụ thể niêm yết tại Agribank
chi nhánh Đông Gia Lai do Giám đốc Agribank chi nhánh Đông Gia Lai quyết định
theo văn bản số 661/NHNoĐGL-KHTH ngày 10/06/2017.
Với vai trò là Ngân hàng Thương mại doNhà nước sởhữu 100% vốnđiều lệ, Agribank vừa thực hiện mục tiêu kinh doanh vừa là một kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ của
nhà nước. Agribank giữ vai trò chủlực trong việc thực hiện đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước về cung cấp tín dụng và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích cho nền kinh tếnói chung và lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân nói riêng.
Giai đoạn 2007-2018 là giai đoạn xảy ra nhiều biến cốvới nền kinh tếViệt Nam, chính sách tiền tệ cũng có nhiều điểm mới, lãi suất huy động của Agribank cũng có những chuyển biến tương đồng với nền kinh tế, tuy nhiên theo như kết quả thực nghiệm ở
trên, sự tác động của chính sách tiền tệ đến lãi suất huy động tại Agribank vẫn còn chậm, dẫn đến tồn tại một độ trễ. Nhưng trên thực tế, lãi suất tại Agribank sẽ thay đổi khi có sự điều chỉnh mức trần lãi suất, lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn của NHNN. Ví dụ nhưvào tháng 6/2013 lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh giảm từ mức 9%/năm xuống còn 7%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 7%/năm xuống còn
5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay
bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 10%/năm xuống còn 8%/năm (thông cáo báo chí Ngân hàng Nhà nước tháng 6/2013), ngay lập tức Agribank đã ban hành văn bản số 4592/NHNo-KHNV ngày 27/6/2013 của Tổng giám đốc Agribank “V/v thực hiện lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam
theo thông tư số15/2013/TT-NHNN” và Agribank Đông Gia Lai đã ban hành văn bản só 852/NHNoGL-KHTH “V/v qui định lãi suất huy động nội tệ từ ngày 28/6/2013” theo đó điều chỉnh giảm lãi suấtở hầu hết các kì hạn. Vậy độtrễtrên bắt nguồn từ đâu? Theo như nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc trang và cộng sự (2014) vềsự dẫn truyền
lãi suất từ lãi suất tái cấp vốn, lãi suất liên ngân hàng sang lãi suất bán lẻ, thì sự dẫn truyền này là không hoàn toàn, và điều này sẽ gây nên độ trễ điều chỉnh, bên cạnh đó,
khi tỷlệlạm phát thay đổi NHNN cũng phải mất một khoản thời gian đểthực hiện điều chỉnh chính sách tiền tệ của mình. Chính những nguyên nhân trên đã tạo ra độtrễ của các chính sách tiền tệ. Và tại Việt Nam, sự độc lập giữa NHNN và Chính phủ chưa cao, do đó điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độtruyền dẫn lãi suất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Nội dung chính của chương 4 là trình bày về thực trạng chính sách tiền tệ đã áp dụng tại Việt Nam giai đoạn 2008-2017, kết quả chạy thực nghiệm mô hình hồi quy và sự tác động của chính sách tiền tệ đến chính sách lãi suất tại Agribank. Đểtừ đó đưa ra kết luận và những giải pháp đối với chính sách lãi suất tại Agribank và Agribank chi nhánh
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁPĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA AGRIBANK VÀ AGRIBANK CHI NHÁNH ĐÔNG GIA LAI