Tại Việt Nam cơ chế truyền dẫn lãi suất được thực hiện qua hai giai đoạn: giai đoạn một từ lãi suất chính sách đến lãi suất thị trường, cụthể là từ lãi suất tái chiết khấu và tái cấp vốn đến lãi suất liên ngân hàng, giai đoạn hai từ lãi suất thị trường đến lãi suất bán lẻ. Với mục tiêu làổn định kinh tếvà kiềm chếlạm phát khi có sự thay đổi trong tỷ
lệlạm phát thực hiện chênh lệch với mức lạm phát mục tiêu đề ra NHNN sẽcó những
động thái thay đổi mức lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn. Động thái này sẽ làm thay đổi mức lãi suất bán lẻcụthểlà lãi suất huy động tại từng NHTM. Nền kinh tếViệt Nam giai đoạn 2008–2017 có thể chia thành 2 giai đoạn nhỏ hơn với các chính sách tiền tệ đưa ra dựa trên sự phát triển của nền kinh tếcó sự khác biệt khá rõđó là giai đoạn 2008– 2012 và giai đoạn 2012–2017.
Trong giai đoạn 2008 –2012:
Nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi, hội nhập với nền kinh tế
thếgiới. Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức gia nhập vào tổ chức Thương mại thế
Bên cạnh những thuận lợi mà việc toàn cầu hóa nền kinh tế mang lại thì việc đưa nền kinh tếViệt Nam vươn ra tầm khu vực và thếgiới cũng mang lại những thách thức cho việc điều hành nền kinh tếcủa chính phủ.
Giai đoạn 2008-2012 là giai đoạn thách thức đối với những nhà điều hành chính sách tại Việt Nam, sau khi nền kinh tếtrở nên phát triển quá nóng vào năm 2007, sang năm
2008 lại phải đối mặt với sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tếtoàn cầu mà dư
âm của nó vẫn còn kéo dài chođến nay. Năm 2008 khi cuộc khủng hoảng kinh tếdiễn ra bắt nguồn tại Mỹ và nhanh chóng lan rộng ra các nước khác, chính phủ đã đưa ra
mục tiêu cho ngành Ngân hàng phải điều hành chính sách tiền tệ một cách khoa học,
đúng quy luật, theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với nền kinh tếViệt Nam nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế, kiềm chếlạm phát thấp hơn tốc độ phát triển kinh tế đồng thời phải tăng cường công tác thanh tra kiểm tra đối với các ngân hàng và các tổchức tín dụng. Một nền kinh tếkhỏe mạnh cần phải có sự bền vững của hệthống ngân hàng
do đó việc thanh tra, kiểm tra giám sát và tăng cường công tác quản lí tại các ngân hàng và tổchức tín dụng được đặc biệt chú trọng (thông cáo báo chí tổng kết năm 2008 – Ngân hàng nhà nước Việt Nam). Ngày 10/4/2008, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã ký Quyết định số 860/QĐ-NHNN về việc thành lập Tổ giám sát thị trường tiền tệ, với nhiệm vụ chính là giám sát thị trường tiền tệ, cập nhật thông tin
thường xuyên, đưa ra phân tích đánh giá diễn biến thị trường tạo cơ sở để tham mưu đưa ra những biện pháp xử lý.
Tại Việt Nam, việc điều hành và thực hiện chính sách tiền tệ được Chính phủgiao cho
Ngân hàng nhà nước Việt Nam, đứng đầu là thống đốc Ngân hàng nhà nước. Việc áp dụng mức trần lãi suất huy động từ ngày 02/04/2008 đã giúp cho ngân hàng nhà nư ớc
tăng cường mức độquản lí đối với các mức lãi suất tại các ngân hàng thương mại ngăn các trường hợp tự ý đẩy mức lãi suất huy động lên quá cao. Khi đối mặt với tình trạng
suất cơ bản ( cao nhất vào giai đoạn tháng 06-10/2008 với mức 14%), đồng thời điều chỉnh mức tăng lãi suất tín phiếu Ngân hàng nhà nước.
Trước tình hình phát triển mới của nền kinh tế, Ngân hàng nhà nước vẫn giữ mục tiêu hoạt động của mình đó là điều hành lãi suất, tỷgiá vừa thắt chặt, vừa linh hoạt, đảm bảo cho tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, nhưng vẫn đảm bảo vốn cho nền kinh tế, nhất là vốn cho nông nghiệp nông thôn, nông dân và xuất khẩu ( thông cáo báo
chí tháng 8/2009). Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư (số
15/2009/TT-NHNN ngày 10/8/2009) qui định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn với mục tiêu đảm bảo an toàn hoạt động, đặc biệt là khả năng thanh khoản của các tổ chức tín dụng. Đồng thời cũng ban hành những
thông tư để quy định chi tiết về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn
trung và dài hạn để đầu tư sản xuất kinh doanh mới như Thông tư 05/2009/TT-NHNN
ngày 7/4/2009 và Thông tư số21/2009/TT-NHNN.
Ngân hàng nhà nước cũng tăng cư ờng can thiệp và ổn định thị trường ngoại hối, năm 2010 Ngân hàng nhà nước đã tiến hành tăng mức tỷgiá VND/USD 2 lần và vào ngày
11/02/2011 mức tăng cao nhất là 9.3% đạt mức 20.693VND/USD đồng thời cũng tiến
hành thu hẹp biên độ giao dịch từ 3% xuống còn 1%. Động thái này của Ngân hàng
nhà nước đã kích thích được sự phát triển của nền kinh tếthông qua nguồn ngoại tệdồi dào, các khoản vốn đầu tư trực tiếp….đồng thời thu hẹp mức chênh lệch giữa tỉ giá giao dịch trên thị trường và mức tỉ giá niêm yết.
Trong năm 2012, Ngân hàng nhà nước tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, tái cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, do đó , 03 ngân hàng đã tiến hành hợp nhất với nhau, 01 ngân
hàng đã sáp nhập vào ngân hàng khác, 3 ngân hàng đang tiến hành tự cơ cấu lại và 01 ngân hàng sẽ hợp nhất vào tổchức tín dụng khác. Đồng thời có những biện pháp để xử
xửlý nợ xấu phù hợp với quy định của pháp luật. Trong năm 2012, nợxấu được các tổ
chức tín dụng xửlýước đạt 45 nghìn tỷ đồng; các biện pháp cơ cấu lại nợ đã góp phần kiềm chếnợ xấu tăng nhanh và hỗtrợ khách hàng vay vốn. Nhiều tổchức tín dụng đã chấp nhận giảm lợi nhuận, tiết giảm chi phí, kể cả tiền lương, tiền thưởng của người
lao động để tập trung trích lập dự phòng rủi ro cho xử lý nợ xấu. (thông cáo báo chí
năm 2012 – Ngân hàng nhà nước Việt Nam).
Tuy nhiên, chính sách tiền tệ được ban hành dường như vẫn chưa phát huy được hết khả năng của nó, hiệu quả mà nó mang lại cho nền kinh tếViệt Nam vẫn còn là rất ít. Việc áp dụng mức lãi suất cơ bản và trần lãi suất huy động vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả khi các ngân hàng thương mại tại Việt Nam vẫn thường xuyên tiến hành chạy
đua lãi suất thông qua các hình thức khuyến mãi, quà tặng cho khách hàng. Do đó,
ngày 7/9/2011, Thống đốc Ngân hàng nhà nước đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN
chấn chỉnh việc thực hiện các quy định về mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam
và bằng đôla Mỹ của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Chỉ thị
yêu cầu các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện đúng
các quy định tại Thông tư số 02/2011/TT-NHNN và Thông tư số 14/TT-NHNN về
mức lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam và đôla Mỹ. Chỉ thị nêu rõ, nếu vi phạm
các quy định trên, người quản lý, điều hành của tổ chức tín dụng sẽ bị đình chỉ, miễn
nhiệm chức vụ trong thời hạn 3 năm; Các tổ chức tín dụng vi phạm sẽ bị hạn chế mở
rộng phạm vi, quy mô, địa bàn hoạt động trong thời hạn 1 năm kể từ ngày bị xử lý,
hoạt động huy động và cho vay của đơn vị vi phạm cũng bị hạn chế hoặc tạm đình chỉ. Động thái quyết liệt này của Ngân hàng nhà nước cũng đã mang lại một số thành quả
nhất định cho nền kinh tế.
Theo Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) (2011), tỉ lệ tiết kiệm của Việt Nam đạt
(khoảng 25%). Tuy nhiên xét trên tổng thể toàn mức tiết kiệm ròng của Việt Nam thì lại thể hiện khoảng âm khá lớn. Tiết kiệm ròng nội địa bao gồm tiết kiệm ròng khu vực
Chính phủ và tiết kiệm ròng khu vực tư nhân (các hộ gia đình và doanh nghiệp - bao
gồm cả DNNN). Thâm hụt ngân sách (tiết kiệm ròng của Chính phủ mang dấu âm) ở
mức cao và dai dẳng trong thời gian dài để phục vụ cho mô hình tăng trưởng đãđóng
góp lớn vào tỉ lệ tiết kiệm nội địa thấp. Bên cạnh đó các chính sách kích thích tăng trưởng thông qua nới lỏng tiền tệ và tài khóa trong thời gian dài làm nền kinh tế phát
triển quá nóng gây ra tỷ lệ lạm phát cao, bong bóng bất động sản, và sự hoạt động thiếu
hiệu quả của hệ thống ngân hàng cũng đã góp phần làm giảm tỷ lệ tiết kiệm ròng của
Việt Nam ( báo cáo kinh tế vĩ mô 2012- Ủy ban kinh tế Quốc Hội).
Giai đoạn 2012 - 2017
Từ năm 2012 đến năm 2017, Ngân hàng Nhà nước đã lựa chọn mục tiêu kiềm chế, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô là mục tiêu xuyên suốt, chủ đạo cho điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Mục tiêu này được nhấn mạnh tại Chỉ thị số01/CT-
NHNN ngày 10/01/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và được thực hiện nhất
quán trong toàn ngành Ngân hàng suốt năm 2017. Mục tiêu mà ngành Ngân hàng tiếp
tục đặt ra trong thời gian tới là bám sát các nghị quyết vềphát triển kinh tế- xã hội của Chính phủ, tập trung vào kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tháo gỡ khó
khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, góp phần tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.
Hiện nay định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng là:“Điều
hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát,
không chủ quan với lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở
mức hợp lý, đảm bảo an toàn thanh khoản của các TCTD. Điều hành lãi suất và tỷ giá
phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ, đặc biệt là diễn biến của lạm phát, bảo đảm giá trị đồng Việt Nam, tiếp tục khắc phục tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền
kinh tế. Thực hiện các giải pháp điều hành tín dụng theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng; tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh; tiếp tục
triển khai các chương trình gắn kết tín dụng ngân hàng với chính sách ngàn h kinh tế,
chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho vay đối với các lĩnh vực ưu
tiên theo chủ trương của Chính phủ. Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại
các TCTD. Tăng cường phối hợp với các chính sách vĩ mô khác”. Trên cơ sở bám sát mục tiêu của Quốc hội tại Nghị quyết số 77/2014/QH13 ngày 10/11/2014 (websie
Ngân hàng nhà nước).
Khác với tư duy ưu tiên tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn trước, từ năm 2012 đến
năm 2017, Ngân hàng Nhà nước luôn thể hiện rõ cam kết duy trì lạm phát thấp không
chỉ trong ngắn hạn mà cả mục tiêu duy trì lạm phát ổn định trong trung và dài hạn. Trước những khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam phải đối diện, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, hỗ trợ thị trường. Bảng 4.1 cho thấy mục tiêu và thực hiện chỉ tiêu lạm phát và
tăng trưởng tại Việt Nam giai đoạn từ 2005 đến năm 2017.
Nguồn: Tổng cục thống kê 2018
Và Hình 4.1 cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn
Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát Việt Nam (%)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Từ năm 2012, khi lạm phát đã được kiểm soát và giảm dần, để hỗ trợ sản xuất, kinh
doanh, Ngân hàng nhà nước đãđiều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, kết hợp với điều hành cungứng tiền để điều tiết thanh khoản, tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi
suất; tiến hành dỡ bỏ trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng vào tháng 6 -2012 và lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên 6 tháng từ tháng 6-2013. Đồng thời, từ tháng 5-2012, quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với 4 lĩnh vực: Nông nghiệp nông
thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ; đến tháng 12-2012, bổ
sung thêm doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các mức trần lãi suất huy động và
cho vay cũng được điều chỉnh giảm phù hợp với điều kiện vĩ mô, mục tiêu chính sách
tiền tệ.
Trên cơ sở bám sát tình hình diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ, NHNN đã chủ động điều chỉnh giảm nhanh và mạnh các mức lãi suất chính sách để tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ. Trong giai đoạn này lãi
VND, các TCTD trên cơ sở nhu cầu vốn của thị trường cân đối điều chỉnh giảm lãi suất
cho vay so với trần quy định; điều tiết thanh khoản của các TCTD hợp lý để tạo điều
kiện giảm mặt bằng lãi suất.Trong năm 2015, Ngân hàng nhà nước đãđiều chỉnh giảm
lãi suất cho vay một số chương trình tín dụng ngành, lĩnh vực xuống mức khoảng 6,5-
6,6%/năm; tiếp tục yêu cầu các TCTD rà soát giảm lãi suất cho vay của các khoản vay
cũ về mức lãi suất cho vay hiện hà nh. Mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 0,3-
0,5%/năm so với cuối năm trước, giảm khoảng 50% so với thời điểm cuối năm 2011; dư nợ của những khoản cho vay có lãi suất trên 13%/năm còn 6,4%, giảm mạnh so với
tỷ lệ 10,1% vào cuối năm 2014 và so với tỷ lệ hơn 30% vào cuối tháng 6-2013. Lãi suất huy động giảm khoảng 0,2-0,5%/năm và hiện ở mức tương đối thấp, lòng tin vào
VND tiếp tục được củng cố, nguồn vốn huy động tăng gần 14% so với cuối năm 2014.
(báo cáo thường niên Ngân hàng nhà nước năm 2015).
Ngày 10/07/2017, NHNN đã quyết định giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành,
giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa đối với các lĩnh vực ưu tiên. Đồng
thời, chỉ đạo các TCTD tiếp tục chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp tiết kiệm
chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động để tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay. Đến cuối
năm 2017, mặt bằng lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức: Ngắn hạn từ 6% đến 6,5%/năm, trung và dài hạn từ 8% đến 10,5%; Đối với sản xuất kinh doanh thông thường, khoảng 6,8 đến 9% đối với ngắn hạn và 9,3% đến 11% đối với trung và
dài hạn. Dư nợ tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh, cụ thể, với các lĩnh vực ưu
tiên của Chính phủ. Đến cuối tháng 10/2017, dư nợ cho vay phục vụ phát triển nông
nghiệp, nông thôn tăng 19%, chiếm tỷ trọng 21% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; tín
dụng cho lĩnh vực xuất khẩu tăng 8,14% (tính đến tháng 8/2017); tín dụng cho doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 25,12%; tín dụng cho lĩnh vực công nghiệp ưu