Nhân tố liên quan đến đặc điểm sản phẩm tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các khách hàng vay vốn thi công công trình bảo trì đường bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 32 - 33)

- Lãi suất tín dụng: lãi suất có thể được thiết lập nhưlà "giá " của một khoản vay. KHDN có rủi ro cao hơn phải trả lãi suất cao hơn. Đây là phương pháp tiếp cận thông thường, và được gọi là "giá dựa trên rủi ro”. Đồng thời, lãi suất tín dụng là chi phí sửdụng vốn của KHDN, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của KHDN, từ đó ảnh hưởng đến nguồn thu nhập trả nợ của KHDN.

- Thời gian vay: thời gian vay càng dài, vấn đề kiểm soát rủi ro của ngân hàng đối với KHDN càng khó khăn. Ngoài ra, Flannery (1986) lập luận rằng thời gian cho vay là một cơ chế thay thế cho việc giải quyết các vấn đề của lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức trong mối quan hệ tín dụng. Trong một tình huống thông tin bất đối xứng, KHDN nhận định bản thân có rủi ro tín dụng thấp sẽthích vay ngắn hạn hơn vay dài hạn nhằm giảm chi phí lãi vay. Do đó, KHDN rủi ro thấp hơn sẽ lựa chọn tài chính ngắn hạn, đồng thời phát tín hiệu rủi ro thấp, khả năng trả nợ tốt.

- Số tiền vay: trong nhiều trường hợp số tiền vay của KHDN có liên quan trực tiếp đến quy mô của KHDN, số năm kinh nghiệm của KHDN, hoặc mối quan hệgiữa ngân hàng và KHDN cũng có thể là một chỉ báo rủi ro tín dụng. Các khoản vay

nhỏhơn có xu hướng liên quan đến các KHDN nhỏhoặc mới được thành lập, có rủi ro lớn hơn và khảnăng trảnợsẽkém hơn. Ngược lại, các khoản vay cho các công ty lớn có xu hướng rủi ro thấp do tài chính bền vững. Ngoài ra, các khoản vay quy mô lớn có xu hướng được giám sát nghiêm ngặt hơn, vì vậy dẫn đến rủi ro không trả nợ thấp.

- Tài sản bảo đảm: theo quan điểm truyền thống thì một mối liên hệ giữa rủi ro và TSBĐ hàm ý KHDN khả năng trả nợ kém thì ngân hàng sẽ yêu cầu TSBĐ hơn là KHDN có khả năng trả nợ tốt để đảm bảo khả năng thu hồi được vốn khi KHDN không trả nợ. Tuy nhiên trong một số nghiên cứu thực nghiệm lại phát hiện mâu thuẫn với quan điểm trên và được giải thích thông qua bối cảnh thông tin bất cân xứng và rủi ro đạo đức của KHDN. Trong bối cảnh thông tin bất đối xứng giữa ngân hàng và khách hàng, ngân hàng thiết kế hợp đồng tín dụng để phân loại khách hàng: KHDN có rủi ro cao chọn lãi suất cao và không có TSBĐ, KHDN có rủi ro thấp là những khoản vay có TSBĐ và nhận được mức lãi suất thấp hơn. TSBĐ sẽ giúp làm giảm bớt các vấn đề rủi ro đạo đức, giúp sắp xếp các lợi ích giữa ngân hàng và KHDN, tránh một tình huống phần vốn của KHDN tham gia rất ít hoặc không tham gia vào dự án đầu tư. (Nguyễn Thị Yến Nhi, 2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các khách hàng vay vốn thi công công trình bảo trì đường bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)