Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng khảnăng trảnợcủa các doanh nghiệp th

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các khách hàng vay vốn thi công công trình bảo trì đường bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 67)

công công trình bảo trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt 4.2.1 Đặc điểm các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ

Trong phạm vi của luận văn này, học viên chỉ tập trung phân tích đặc điểm của doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ nên dữ liệu của mẫu phân tích gồm 120 doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ có vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt.

❖ Mục đích sử dụng vốn vay (MĐSDVV):

Bảng 4.5: Phân bố giá trị theo mục đích sử dụng vốn vay

Frequency Percent Valid Percent Không sử dụng vốn vay đúng mục đích 16 13.3 13.3 Sử dụng vốn vay đúng mục đích 104 86.7 86.7

Theo thống kê hiện nay hầu hết các doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích với 86.7%. tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích với 13.3%.

❖ Lãi suất vay (LS):

Bảng 4.6 Phân bổ giá trị theo lãi suất

N Minimum Maximum Mean Std.

Deviation

LS 120 11.50 13.00 12.0375 .59819

Valid N (listwise)

120

Theo thống kê của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt mức lãi suất các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ đang có mức lãi suất dao động từ 11.5% – 13%/năm. Sở dĩ có sự chênh lệch khác nhau giữa các doanh nghiệp là do các doanh nghiệp vay vốn trong những giai đoạn khác nhau nên chịu mức lãi suất vay vốn khác nhau tùy theo năm giao dịch.

❖ Kinh nghiệm người điều hành (KNNĐH):

Bảng 4.7 Phân bổ giá trị theo kinh nghiệm người điều hành

N Minimum Maximum Mean Std.

Deviation VAR00001 120 5.00 26.00 12.9583 5.32379 Valid N

(listwise)

120

Theo thống kê của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt lãnh đạo tại các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ đều là các cán bộ dày dạn kinh

nghiệm trong công tác quản lý. Kinh nghiệm người điều hành của các doanh nghiệp được quan sát nằm trong khoảng từ 5 năm đến 26 năm và trung bình là 12.9583 năm.

❖ Giới tính người điều hành (GTNĐH):

Bảng 4.7 Phân bổ giá trị theo giới tính người điều hành Frequency Percent Valid

Percent

Valid Nữ 30 25.0 25.0

Nam 90 75.0 75.0

Total 120 100.0 100.0

Theo thống kê thì hầu hết người điều hành mang giới tính nam với 75% và 25% là nữ. như vậy có sự chênh lệch khá lớn về giới tính tại các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ.

❖ Quy mô doanh nghiệp (QMDN)

Bảng 4.8 Phân bổ giá trị theo quy mô tài sản doanh nghiệp

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

QMDN 120 2.11 429.96 74.1963 92.61333

Valid N (listwise)

120

Tổng tài sản trung bình của các doanh nghiệp trong giai đoạn này là 74.1963 tỷ đồng. Tuy nhiên có sự chênh lệch khá lớn giữa các doanh nghiệp trong đó giá trị lớn nhất của doanh nghiệp đạt 429.96 tỷ đồng và giá trị nhỏ nhất đạt 2.11 tỷ đồng.

Bảng 4.9 Phân bổ giá trị theo lợi nhuận doanh nghiệp

N Minimum Maximum Mean Std.

Deviation

ROE 120 3.46 36.81 13.0348 4.73005

Valid N (listwise)

120

Lợi nhuận doanh nghiệp được quan sát nằm trong khoảng 3.46% đến 36.81% và trung bình là 13.0348%. Nếu so sánh ROE trung bình với lãi suất tiền gửi bình quân cùng kỳ của ngân hàng thương mại (12.0375%) thì tỷ lệ này tương đối cao.

❖ Dòng tiền vào tài khoản ngân hàng (DT):

Bảng 4.10 Phân bổ giá trị theo dòng tiền vào tài khoản ngân hàng

N Minimum Maximum Mean Std.

Deviation

DT 120 .015 .72 .2564 .12109

Valid N (listwise)

120

Dòng tiền vào tài khoản ngân hàng của các doanh nghiệp được quan sát nằm trong khoảng 0.015 đến 0.72 và trung bình là 0.2564 đơn vị. Thực tế các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ có dòng tiền thấp với hệ số quay vòng vốn chậm, thu hồi tiền chậm nên thường sử dụng khoản vay dài hạn để tài trợ hoạt động.

Bảng 4.11 Phân bổ giá trị theo giá trị tài sản đảm bảo

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

GTTSĐB 120 1.50 3.90 2.4230 .60451

Valid N (listwise)

120

Giá trị tài sản đảm bảo nằm trong khoảng 1.50 đến 3.90 và trung bình là 2.42, trong đó số lượng doanh nghiệp vay có tài sản đảm bảo chiếm100%. Dữ liệu này cho thấy các khoản vay của doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt là có tài sản đảm bảo.

❖ Số lượng tiền vay

Bảng 4.12 Phân bổ giá trị theo số lượng tiền vay

N Minimum Maximum Mean Std.

Deviation VAR00002 120 28.00 489.00 194.5467 98.32273 Valid N

(listwise)

120

Số lượng tiền vay của doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt được quan sát biến động rất cao, nằm trong khoảng 28 đến 489 tỷ đồng và trung bình là 194.5467 tỷ đồng.

Bảng 4.13 Phân bổ giá trị theo số lượng ngân hàng cấp tín dụng Frequency Percent Valid Percent

Valid 1.00 110 91.7 91.7

2.00 10 8.3 8.3

Total 120 100.0 100.0

Số lượng ngân hàng cấp tín dụng được đo bằng số lượng các ngân hàng đang cấp tín dụng đối với doanh nghiệp. Số lượng ngân hàng cấp tín dụng của các doanh nghiệp thi công công trình bảo trì đường bộ được quan sát tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt có giá trị là 1 đơn vị chiếm 91.7%, 2 đơn vị chiếm 8.3%.

❖ Loại hình doanh nghiệp (LHDN)

Bảng 4.13 Phân bổ giá trị theo loại hình doanh nghiệp Frequency Percent Valid

Percent

Cumulative Percent Valid Không phải doanh

nghiệp nhà nước 98 81.7 81.7 81.7 Doanh nghiệp nhà nước 22 18.3 18.3 100.0 Total 120 100.0 100.0

Số quan sát doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước là 22 quan sát, tương đương 18.3% tổng số quan sát, Số quan sát doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước là 98 quan sát, chiếm tỷ lệ 81.7%.

Bảng 4.14 Phân bổ giá trị theo độ tuổi của doanh nghiệp

N Minimum Maximum Mean Std. Deviation

ĐTDN 120 2.00 26.00 17.4333 5.74783

Valid N (listwise)

120

Số năm hoạt động của các doanh nghiệp được quan sát nằm trong khoảng từ 2 năm đến 26 năm và trung bình là 17.4333 năm. So với mặt bằng chung của thị trường, đặc biệt trong giai đoạn tình hình kinh tế khó khăn vừa qua, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và phá sản hàng năm rất lớn thì độ tuổi doanh nghiệp là tương đối lớn.

4.2.2 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

Bảng 4.15 Kiểm tra đa cộng tuyến mô hình nghiên cứu:

Biến VIF MĐSDVV 1.091 LS 1.079 KNNĐH 1.037 GTNĐH 1.179 QMDN 1.200 ROE 1.180 DT 1.190 GTTSĐB 1.123 SLTV 1.091

SLNHCTD 1.116

LHDN 1.090

SNHĐ 1.166

Khi hệ số nhân tử phóng đại phương sai của biến phụ thuộc (VIF) < 2, mô hình không có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến cho thấy hệ số nhân tử phóng đại phương sai của các biến phụ thuộc (VIF) dao động từ 1.037 đến 1.20 đều nhỏ hơn 2 nên không có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.

4.2.3 Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Bảng 4.16 Kết quả kiểm định phương sai thay đổi

ABSRES

Correlation Coefficient Sig. (2-tailed) N

MĐSDVV .044 .636 120 LS .020 .830 120 KNNĐH -.164 .073 120 GTNĐH .099 .282 120 QMDN -0.026 .504 120 ROE .118 .201 120 DT -.066 .475 120 GTTSĐB -0.099 .229 120 SLTV -.031 .735 120 SLNHCTD -0.096 .232 120

LHDN .052 .197 120

SNHĐ -.029 .749 120

Tất cả giá trị sig mối tương quan hạng giữa ABSRES với các biến độc lập đều lớn hơn 0.05, do đó phương sai phần dư là đồng nhất, giả định phương sai không đổi không bị vi phạm. Trường hợp có giá trị sig nào nhỏ hơn 0.05, nghĩa là đang có hiện tượng phương sai thay đổi xảy ra, các bạn cần loại bỏ nhân tố đó và thực hiện lại kiểm định.

4.2.4 Kết quả hồi quy

Bảng 4.17 Kết quả phân tích mô hình hồi quy Binary Logistic Variables in the Equation

B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

Step 1a MĐSDVV .807 .631 .236 1 .047 1.359 LS .210 .366 .328 1 .567 1.234 KNNĐH -.973 .517 3.544 1 .040 .378 GTNĐH .586 .514 1.297 1 .255 1.796 QMDN -.348 .330 1.116 1 .291 .706 ROE .058 .049 1.403 1 .236 1.060 DT -.392 1.796 .048 1 .827 .675 GTTSĐB .813 .367 4.914 1 .027 .443 SLTV -.179 .384 .216 1 .642 .836 SLNHCTD -1.432 .823 3.026 1 .042 .239 LHDN 1.085 .621 3.048 1 .041 2.958 SNHĐ -.479 .539 .792 1 .373 .619

Constant 6.042 5.648 1.145 1 .285 420.871 a. Variable(s) entered on step 1: MĐSDVV, LS, KNNĐH, GTNĐH, QMDN, ROE, DT, GTTSĐB, SLTV, SLNHCTD, LHDN, SNHĐ.

(Nguồn: Tác giả, 2019)

Mô hình hồi qui Binary Logistic được dùng để xem xét mối liên hệ giữa biến phụ thuộc Khả năng trả nợ và các biến độc lập như: Mục đích sử dụng vốn vay (MĐSDVV); Lãi suất vay (LS); Kinh nghiệm người điều hành (KNNĐH); Giới tính người điều hành (GTNĐH); Tuổi người điều hành (TNĐH); Quy mô doanh nghiệp (QMDN); Lợi nhuận doanh nghiệp (ROE); Dòng tiền vào tài khoản ngân hàng (DT); Giá trị tài sản đảm bảo (GTTSĐB); Số lượng tiền vay (SLTV); Số lượng ngân hàng cấp tín dụng (SLNHCTD); Loại hình doanh nghiệp (LHDN); Số năm hoạt động của doanh nghiệp (SNHĐ). Kết quả hồi quy về tác động của các biến độc lập đến Khả năng trả nợ được trình bày trong Bảng 4.17.

4.2.5 Kiểm định tổng quát độ phù hợp của mô hình nghiên cứu

4.2.5.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Kết quả ở Bảng 4.17 kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình có ý nghĩa quan sát sig. = 0.041, nên mô hình tổng quát cho thấy mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trong mô hình có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 95%.

Bảng 4.7. cho thấy giá trị -2LL = 72.060 của mô hình là không cao lắm, như vậy kết quả đã thể hiện mức độ phù hợp rất tốt của mô hình tổng thể. Hệ số tương quan Cox & Snell R Square đạt 0.627, trong khi đó hệ số tương quan Nagelkerke R Square là 0.847 cho thấy rằng 84.7% Khả năng trả nợ được giải thích bởi các biến đưa vào trong mô hình.

Bảng 4.18 Kết quả kiểm định độ phù hợp của mô hình

Model Summary

Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square

1 78.035a .166 .225

a. Estimation terminated at iteration number 5 because parameter estimates changed by less than .001.

(Nguồn: Tác giả, 2019)

4.2.5.2 Kiểm định Wald Chi Square

Kiểm định ý nghĩa thống kê của hệ số hồi qui tổng thể. Hệ số Wald Chi Square = 121.727, các hệ số hồi qui tổng thể của 5/12 biến trong mô hình có mức ý nghĩa thống kê 5%: MĐSDVV sig.= 0.047; KNNĐH sig.= 0.040; GTTSĐB sig.= 0.027; SLNHCTD sig.= 0.042; LHDN sig.= 0.041➔ nên ta có thể an toàn bác bỏ giả thuyết H0: β1=β3=β8=β10= β11=0 (tất cả hệ số hồi quy bằng 0). Như vậy, các hệ số hồi qui có ý nghĩa thống kê và mô hình đã đưa ra sử dụng tốt.

4.2.5.3 Kiểm định tính chính xác trong dự báo của mô hình

Bảng 4.19 Kết quả kiểm định tính chính xác trong dự báo mô hình

Classification Tablea Observed Predicted KNTN Percentage Correct Trả nợ vay không đúng hạn Trả nợ vay đúng hạn Step 1 KNTN Trả nợ vay không đúng hạn 21 25 45.7

Trả nợ vay đúng hạn 9 65 87.8

Overall Percentage 71.7

a. The cut value is .500

(Nguồn: Tác giả, 2019)

Kết quả tại Bảng 4.19 cho thấy:

− Trong 46 trường hợp đưa ra dự đoán có Trả nợ vay không đúng hạn thì mô hình đã dự đoán sai 21 trường hợp, tỷ lệ dự đoán đúng là 45.7%.

− Đối với 74 trường hợp dự đoán Trả nợ vay đúng hạn thì mô hình đã dự đoán đúng 65 trường hợp, tỷ lệ dự đoán đúng là 87.8%.

Như vậy, tỷ lệ dự đoán đúng của toàn bộ mô hình là 71.7%.

4.2.6 Thảo luận kết quả và kiểm định giả thiết nghiên cứu

Theo kết quả của mô hình nghiên cứu tại Bảng 4.17, có 5/12 biến tác động đến Khả năng trả nợ của doanh nghiệp có ý nghĩa thống kê ở mức 5% là biến Mục đích sử dụng vốn vay, Kinh nghiệm người điều hành, Giá trị tài sản đảm bảo, Số lượng ngân hàng cấp tín dụng, Loại hình doanh nghiệp. Kết quả hồi quy các biến độc lập Mục đích sử dụng vốn vay, Kinh nghiệm người điều hành, Giá trị tài sản đảm bảo, Số lượng ngân hàng cấp tín dụng, Loại hình doanh nghiệp đúng với mô hình kỳ vọng dấu ban đầu, riêng biến Kinh nghiệm người điều hành có chiều tác động tái với kỳ vọng ban đầu và đây là kết quả phản ánh đúng thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu. Các biến Mục đích sử dụng vốn vay, Giá trị tài sản đảm bảo, Loại hình doanh nghiệp mang dấu dương và là các yếu tố tác động làm gia tăng Khả năng trả nợ của doanh nghiệp nếu các biến này tăng lên một đơn vị trong điều kiện các biến còn lại không thay đổi. Riêng Kinh nghiệm người điều hành, Số lượng ngân hàng cấp tín dụng mang dấu âm và là các yếu tố tác động làm giảm Khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Bảng 4.20: Tóm tắt kết quả nghiên cứu và kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Kết quả nghiên cứu Kết luận

Giả thiết H1: Có mối quan hệ đồng biến giữa việc sử dụng vốn vay đúng mục đích và khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng.

Kết quả phân tích hồi quy giá trị β1 = 0.807 và sig.(β1) = 0.047<0.05

Chấp nhận giả thuyết H1

Giả thiết H2: Có mối quan hệ nghịch biến giữa lãi suất vay của doanh nghiệp và khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng

Kết quả phân tích hồi quy giá trị β2 = 0.210 và sig.(β2) = 0.567>0.05

Bác bỏ giả thuyết H2

Giả thiết H3: Có mối quan hệ đồng biến giữa kinh nghiệm người điều hành và khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng

Kết quả phân tích hồi quy giá trị β3 = -0.973 và sig.(β3) = 0.040<0.05

Chấp nhận giả thuyết H3

Giả thiết H4: Có mối quan hệ đồng biến giữa người điều hành là nữ và khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng.

Kết quả phân tích hồi quy giá trị β4 = 0.586 và sig.(β4) = 0.255>0.05

Bác bỏ giả thuyết H4

Giả thiết H5: Có mối quan hệ đồng biến giữa quy mô doanh nghiệp và khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng.

Kết quả phân tích hồi quy giá trị β5 = -0.348 và sig.(β5) = 0.291> 0.05

Bác bỏ giả thuyết H5

Giả thiết H6: Có mối quan hệ đồng biến giữa lợi nhuận doanh nghiệp và khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng.

Kết quả phân tích hồi quy giá trị β6 = 0.058 và sig.(β6) = 0.236>0.05

Bác bỏ giả thuyết H6

Giả thiết H7: Có mối quan hệ đồng biến giữa Dòng tiền vào tài khoản ngân hàng

Kết quả phân tích hồi quy giá trị β7 = -0.392 và sig.(β7) = 0.827>0.05

Bác bỏ giả thuyết H7

và khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng

Giả thiết H8: Có mối quan hệ đồng biến giữa giá trị tài sản đảm bảo và khả năng

trả nợ vay đúng hạn của khách hàng

Kết quả phân tích hồi quy giá trị β8 = 0.813 và sig.(β8) = 0.027<0.05

Chấp nhận giả thuyết H8

Giả thiết H9: Có mối quan hệ nghịch biến giữa Số lượng tiền vay của doanh nghiệp và khả năng trả nợ vay đúng hạn

của khách hàng.

Kết quả phân tích hồi quy giá trị β9 = -0.179 và sig.(β9) = 0.642> 0.05

Bác bỏ giả thuyết H9

Giả thiết H10: Có mối quan hệ đồng biến giữa Số lượng ngân hàng cấp tín dụng và khả năng trả nợ vay đúng hạn

của khách hàng

Kết quả phân tích hồi quy giá trị β10 = -1.432 và sig.(β10) = 0.042<0.05 Chấp nhận giả thuyết H10

Giả thiết H12: Có mối quan hệ nghịch biến giữa loại hình doanh nghiệp nhà nước và khả năng trả nợ vay đúng hạn

của khách hàng

Kết quả phân tích hồi quy giá trị β11 = 1.085 và sig.(β11) = 0.041<0.05 Chấp nhận giả thuyết H11

Giả thiết H12: Có mối quan hệ đồng biến giữa Số năm hoạt động của doanh nghiệp và khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng

Kết quả phân tích hồi quy giá trị β12 = -0.479 và sig.(β12) = 0.373>0.05 Bác bỏ giả thuyết H12 Kết luận chương 4

Bằng kỹ thuật phân tích kinh tế lượng đã được đề cập, chương 4 đã ước lượng được mô hình hồi quy từ bộ dữ liệu thu thập được. Kết quả nghiên cứu là phù hợp với thực tế. Các biến Mục đích sử dụng vốn vay, Kinh nghiệm người điều hành, Giá trị tài sản đảm bảo, Số lượng ngân hàng cấp tín dụng, Loại hình doanh nghiệp tác động đến Khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Kết quả mô hồi quy cho thấy hình phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các khách hàng vay vốn thi công công trình bảo trì đường bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)