Giải thích biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các khách hàng vay vốn thi công công trình bảo trì đường bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 48 - 51)

Biến phụ thuộc

Khả năng trả nợ: Biến phụ thuộc của mô hình hồi quy này là Khả năng trả nợ của doanh nghiệp (Y), được giải thích như sau:

Y= 0 nếu doanh nghiệp trả nợ vay không đúng hạn (doanh nghiệp có phát sinh nợ quá hạn đối với một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi)

Y= 1 nếu doanh nghiệp trả nợ vay đúng hạn (khoản nợ vay của doanh nghiệp không phát sinh nợ quá hạn)

Biến độc lập

Để đo lường biến, nghiên cứu này sẽ áp dụng phương pháp của Trương Đông Lộc (2011): sử dụng biến giả, nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích, nhận giá trị 0 nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

Việc xác định doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không được tham chiếu từ báo cáo tổng kết năm 2014 của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt trụ sở chính (theo quy định Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, định kỳ hàng quý bộ phận kiểm tra sẽ đi rà soát toàn bộ các doanh nghiệp có vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt; đến cuối năm căn cứ các báo cáo quý bộ phận kiểm tra sẽ thực hiện tổng kết và cho ý kiến đánh giá về tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp).

Lãi suất vay (LS):

Trong nghiên cứu này, biến được đo lường bằng lãi suất cho vay bình quân trong năm Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt áp dụng đối với doanh nghiệp. Biến này cũng từng được sử dụng trong các nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2011), Phùng Mai Lan (2014), Afolabi (2010)...

Kinh nghiệm người điều hành (KNNĐH):

Trong nghiên cứu này, biến được đo lường bằng Ln số năm làm việc trong ngành của người đứng đầu doanh nghiệp (tương tự như nghiên cứu của Andrea Ruth Coravos (2010); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016)).

Việc yêu cầu doanh nghiệp kê khai thông tin về số năm làm việc trong ngành của ban lãnh đạo (bao gồm cả người đứng đầu doanh nghiệp) là bắt buộc thực hiện khi doanh nghiệp có phát sinh nhu cầu vay vốn / đã vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (đối với doanh nghiệp đã vay vốn thì thông tin này sẽ được rà soát hàng năm và cập nhật lên hệ thống).

Để đo lường biến, nghiên cứu này sẽ áp dụng phương pháp của Nguyễn Minh Tân, Võ Thành Danh và Tăng Thị Ngân (2015): sử dụng biến giả, nhận giá trị 1 nếu người điều hành doanh nghiệp là nam, nhận giá trị 0 nếu người điều hành doanh nghiệp là nữ.

Quy mô doanh nghiệp (QMDN):

Trongnghiên cứu này, biến quy mô doanh nghiệp sẽ đo lường bằng Ln của tổng tài sản doanh nghiệp (tương tự như nghiên cứu của Huang và Song, 2002; Bauer, 2004; Winker, 1999; Cassar, 2004).

Lợi nhuận doanh nghiệp (ROE)

Để đo lường biến, nghiên cứu này sẽ lấy chỉ số ROE hàng năm của doanh nghiệp (được tính toán từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp). Biến này cũng từng được sử dụng trong các nghiên cứu của Arene (1993), Ezeh (1993), Nwachukwu et al (2010), trích bởi Ajah, Eyo, Ofem (2014).

Dòng tiền vào tài khoản ngân hàng (DT):

Trong nghiên cứu này, biến được đo lường bằng tỷ số giữa doanh số tiền gửi trong năm tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt và doanh thu của doanh nghiệp (tương tự như nghiên cứu của Võ Văn Dứt, 2012; Trần Hòa Bình, 2010).

Trong đó, doanh số tiền gửi được tính bằng lũy kế lượng tiền chuyển vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt trong năm (dữ liệu trích xuất từ hệ thống báo cáo Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt), doanh thu được lấy từ báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp.

Giá trị tài sản đảm bảo (GTTSĐB):

Trong nghiên cứu này, biến được đo lường bằng tỷ số giữa Trị giá tài sản đảm bảo tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt / Dư nợ vay bình quân trong năm tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (ứng dụng theo nghiên cứu của Ninua (2008); Nguyễn Văn Thép, Tạ Quang Dũng (2017); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016)).

Số lượng tiền vay (SLTV):

Để đo lường biến, nghiên cứu này sẽ lấy Ln của Dư nợ vay bình quân trong năm của doanh nghiệp tại các ngân hàng, với dữ liệu lấy từ bản tin CIC của Ngân hàng nhà nước (tương tự như nghiên cứu của Ninua (2008), Altman và Sabato (2007); Nguyễn Văn Thép, Tạ Quang Dũng (2017); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016)).

Số lượng ngân hàng cấp tín dụng (SLNHCTD):

Để đo lường biến, nghiên cứu này sẽ lấy số lượng các ngân hàng đang cấp tín dụng đối với doanh nghiệp (Thông tin lấy từ bản tin CIC của Ngân hàng nhà nước). Biến này cũng từng được sử dụng trong các nghiên cứu của Võ Văn Dứt (2012), Hồ Kỳ Minh, Võ Thị Thúy Anh, Lê Thị Hồng Cẩm (2012).

Loại hình doanh nghiệp (LHDN):

Để đo lường biến, nghiên cứu này sử dụng biến giả, bằng 0 nếu là không phải doanh nghiệp nhà nước, bằng 1 nếu là doanh nghiệp nhà nước (ứng dụng theo nghiên cứu của Friedrich, 2013; Hà Thị Sáu, 2013).

Số năm hoạt động của doanh nghiệp (SNHĐ):

Trong nghiêncứu này, biến được đo lường bằng Ln số năm hoạt động từ lúc thành lập doanh nghiệp (tương tự như nghiên cứu của Andrea Ruth Coravos (2010))

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các khách hàng vay vốn thi công công trình bảo trì đường bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)