Các hình thức nuôi gấu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng khai thác sử dụng, chăn nuôi các loài gấu (họ ursidae) ở việt nam và đề xuất một số biện pháp bảo tồn chúng​ (Trang 45)

3.2. TÌNH TRẠNG VÀ KỸ THUẬT NUÔI GẤU Ở VIỆT NAM

3.2.2. Các hình thức nuôi gấu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, hiện nay gấu được nuôi phục vụ các mục đích sau: Cứu hộ,trưng bày giáo dục bảo tồn và vì mục đích kinh tế.

Ni cứu hộ gấu

Là hình thức ni tạm thời nhằm cứu chữa, chăm sóc, ni dưỡng, rèn luyện, phục hồi kỹ năng tìm mồi của các cá thể ĐVHD bị bắt ngồi tự nhiên, sau đó tái thả lại tự nhiên. Ở Việt Nam có các Trung tâm cứu hộ ĐVHD Sóc Sơn – Hà Nội; Trung tâm cách ly và cứu hộ gấu Tam Đảo mới được xây dựng; Trung tâm cứu hộ Gấu Thành phố Hồ Chí Minh; Dự án Trung tâm cứu

hộ gấu tại Hịn Me dự kiến sẽ hồn thành vào cuối năm nay. Ngoài ra, tại các Vườn quốc gia như Pù Mát, Cát Tiên, Củ Chi đều có cứu hộ ĐVHD trong đó có gấu.

Trung tâm cứu hộ ĐVHD Sóc Sơn được thành lập từ năm 1996 với tổng diện tích là 130ha, trongđó khu hành chính và khu ni nhốt là 1ha, còn lại 129ha là rừng thơng tạo bóng mát. Hiện Trung tâm đang cứu hộ một số loài động vật quý hiếm như: hổ, báo, cơng, khỉ, gấu...Trong đó có 5 con gấu ngựa và 1 con gấu chó. Thơng tin cụ thể về 2 lồi cứu hộ tại Trung tâm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.3: Gấu được cứu hộ tại Sóc Sơn-Hà Nội

TT Tên loài Số lượng cá thể

Nơi

chuyển đến Năm

Trọng lượng hiện tại (kg)

1 Gấu ngựa 2 Điện Biên 2004 100

2 Gấu ngựa 1 Hà Tĩnh 2005 100

3 Gấu ngựa 1 Hà Nội 2005 150

4 Gấu ngựa 1 Hà Tây (cũ) 2007 130

5 Gấu chó 1 Hà Tây (cũ) 2008 60

1) Chuồng nuôi: Hiện tại Trung tâm có 4 chuồng nuôi gấu được thiết kế tương tự nhau với diện tích chuồng 96m2 (12m x 8m) chiều cao 3,5m. Chuồng được chia 2 ngăn. Ngăn trong xây kín có mái che và cửa sổ thơng với ngăn ngồi đồng thời có thiết kế một cũi sắt (chiều dài 2m x rộng 2m x cao 2m) có giàn cao 80cm, đây là nơi cho gấu nghỉ và ngủ, khi cần thiết có thể cách ly xử lý thú y. Ngăn ngồi chiếm 2/3 diện tích khơng có mái che, xung quanh làm bằng song sắt to, chắc chắn. Các song sắt có đường kính 1,5cm được dựng đứng cách nhau 5cm với một cửa ra vào có kích thước 1m x 1,8m. Ở ngăn ngồi có xây một bể nổi để cho gấu tắm vào những ngày nóng bức, bể

này có diện tích 1,5m2.. Chuồng nuôi được xây dựng với nền cao 1m, đặc bằng sỏi, cát, đá, đất và xi măng. Chuồng được thiết kế như vậy nhằm đảm bảo sự an tồn khi người tiếp xúc.

Hình 3.5. Chuồng ni gấu tại Sóc Sơn

2) Thức ăn:

Khi gấu cịn nhỏ chưa mở mắt trung tâm cho gấu bú sữa bò. Một ngày gấu con bú 10 lần: sáng 3 lần, chiều 5 lần và tối 2 lần. Lượng sữa bò cho gấu bú mỗi lần là không định mức, gấu con bú no rồi thôi không bú nữa, gấu chỉ bú khoảng 3 tháng tuổi rồi thôi không bú nữa, lúc này gấu tự ăn.

Khẩu phần ăn cho gấu lúc sơ sinh (1 tháng –1 năm). Sữa bột 200gr/ 4 lần/ngày, gạo tẻ 400gam nấu thành cháo pha sữa.

Khẩu phần ăn củagấu trưởng thành và bán trưởng thànhđược thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.4: Khẩu phần ăn của gấu ngựa trong ngày

TT Thành phần thức ăn Đơn vị (kg) Tỷ lệ (%) Thời gian cho ăn 1 Thịt bò 0,5 15,53 Sáng 9h –10h Chiều 15h – 16h 2 Gạo 0,5 15,53 3 Quả 2,0 62,11 4 Muối 0,02 0,62

5 Đường mật 0,2 6,21

Tổng 3,22 100

Bảng 3.5: Khẩu phần ăn của gấu chó trong ngày

TT Thành phần thức ăn Đơn vị (kg) Tỷ lệ (%) Thời gian cho ăn 1 Thịt bò 0,5 19,08 Sáng 9h –10h Chiều 15h – 16h 2 Gạo 0,4 15,27 3 Quả 1,5 57,25 4 Muối 0,02 0,76 5 Đường mật 0,2 7,63 Tổng 2,62 100

- Thịt bị có thể được thay thế bằng các loại thịt khác như: thịt gà, thịt lợn... - Các loại quả là: bí ngơ, chuối chín, táo, lê, dưa hấu, dưa chuột...

- Cách chế biến thức ăn như sau: Thịt được thái thành miếng nhỏ, bí ngơ gọt sạch vỏ, bỏ hết ruột thái thành từng miếng nhỏ, gạo và muối. Tất cả được trộn đều rồi nấu chín dạng cháo đặc cho gấu ăn. Các loại quả đem gọt vỏ cho ăn rải rác trong ngày với số lượng 1,5 –2 kg.

Qua hai bảng trên cho thấy thành phần thức ăn của gấu chó và gấu ngựa là giống nhau, nhưng tỷ lệ mỗi loại thức ăn lại khác nhau. Sở dĩ có sự khác nhau trong khẩu phần ăn của gấu ngựa và gấu chó đó là do trọng lượng của gấu ngựa lớn hơn gấu chó.

3)Vệ sinh chuồng trại: Mỗi ngày vệ sinh chuồng trại một lần vào buổi sáng,

dùng vòi nước phun cọ rửa nền chuồng.

4) Bệnh tật và biện pháp phòng, chữa: Qua quan sát và phỏng vấn cán bộ

chăm sóc gấu tại Trung tâm cho thấy gấu ngựa và gấu chó thường mắc một số bệnh sau:

- Bệnh viêm phổi cấp Nguyên nhân:

+ Do thayđổi thời tiết

+ Do sự mẫn cảm của cơthể với sự tác động của môi trường + Do vi khuẩn gây bệnh gây nên

+ Do kế phát một số bệnh truyền nhiễm Triệu trứng:

+ Con vật sốt cao, ủ rũ. Nằm một chỗ, kém ăn

+ Ho nhiều, thở khị khè, nước mũi chảy, lúc đầu trong sau đó đặc có màu gỉ sắt

Chăm sóc hộ lý:

+ Cách ly con vật bị ốm, thường xuyên theo dõi sức khoẻ + Choăn chế độ ănđặc biệt

+ Vệ sinh tảy uế chuồng có con vật bị ốm Điều trị:

+ Biện pháp 1: cefatoxim 1g: 2g/con trưởng thành/ngày, tiêm bắp Bcomplex: 5- 10ml/con/ngày, tiêm bắp

Anagin: 5ml/con/ngày, tiêm bắp Điều trị năm ngày liên tục

+ Biện pháp 2: Baytril2.5% 1ml/10kg thể trọng/ngày Vitamin C 5- 10ml/con/ngày

Anagin 5ml/con/ngày

Đường gluco 5% truyền tĩnh mạch chậm 500ml/ngày - Bệnh viêm ruột ỉa chảy

Nguyên nhân:

+ Do thức ăn bị thiu, ẩm mốc + Do thayđổi thời tiết

+ Do vi khuẩn đường ruột gây nên

+ Do kế phát bệnh viêm phổi và một số bệnh khác Triệu chứng:

Con vật đi ngoài nhiều lần, phân lỏng mùi tanh thối khắm, con vật mệt mỏi, kém ăn, cơ thể giảm sút, mất nước, mất chất điện giải. Nếu không điều trị kịp thời thì con vật sẽ bị chết nhanh chóng.

Điều trị:

+ Hampisepton 1ml/10kg thể trọng/ngày/tiêm bắp + Ozezon 1 gói pha 1 lít nước cho uống theo nhu cầu

+ Biseptol 480mg 4- 6 viên/ngày/cho uống hoặc trộn thức ăn + Bcomplex 5ml/con/ngày

+Điều trị 5 ngày liên tục - Bệnh nhiễm trùng ngoại khoa

Nguyên nhân:

+ Do bị săn bắt sập bẫy dẫn đến cụt què các chi, tổn thương cơ thể trong quá trình vận chuyển hoặcdo cắn nhau.

Triệu chứng:

+ Vết thương nhiễm trùng hoại tử, con vật sốt cao, đauđớn, bỏ ăn Điều trị:

+ Phẫu thuật ngoại khoa: gây tê (gây mê nếu thấy cần thiết) rồi tiến hành rửa sạch vết thương, cắt lông xung quanh vết thương, sát trùng bằng cồn.

+ Cầm máu, cắt bỏ tổ chức hoại tử, nếu cần thiết thì phải tiến hành tháo khớp, cắt xương rồi băng bó vết thương lại.

+ Dùng thuốc pelicellin 1- 2g/con/ngày/tiêm bắp + Novocain 5ml/con/ngày

+ Vitamin nhóm B

+ Anagin 5ml/con/ngày +Điều trị 5 ngày liên tục - Bệnh nấm da

Nguyên nhân:

+ Dođiều kiện môi trường sống thay đổi + Do chế độ vệ sinh chăm sóc

+ Do cơthể thiếu khoáng chất và vi lượng Điều trị:

+ Cách ly con bị bệnh ra khỏi khu vực nuôi chung + Tẩy uế chuồng trại thường xuyên

+ Lấy mẫu đi xét nghiệm

+ Dùng thuốc trị nấm Taktic 12,5% 20ml pha 5 lít nước chia 2 lần, điều trị 2 đợt bệnh sẽ khỏi.

Một số nhận xét về ni cứu hộ gấu tại Sóc Sơn-Hà Nội:

-Ưuđiểm:

+ Trung tâm chuyên về cứu hộ các lồi ĐVHD nên có đội ngũ cơng nhân viên có trình độ và kinh nghiêm trong cứu hộ, nuôi dưỡng và chăm sóc gấu.

+ Thành phần thức ănđảm bảo cho gấu sinh trưởng tốt. +Ở đây gấu hoàn tồn khơng bị hút mật.

- Nhược điểm:

+ Chuồng nuôi không được thiết kế dành riêng cho gấu nên khơng có thân cây cho gấu leo trèo, khơng có hàng rào bảo vệ quanh khu vực ni đề phịng gấu có thể sổng chuồng.

+ Là Trung tâm cứu hộ nhưng hiện tại gấu ở đây mới chỉ mang tính chất ni nhốt, chưa có khu bán hoang dã, khơng có các hoạt động nhằm phục hồi bản năng tự nhiên của loài.

+ Diện tích của khu ni nhốt chỉ có 0,7ha vì vậy mà khoảng cách giữa các khu nuôi hẹp dễ dẫn đến việc lây nhiễm bệnh tật từ loài này sang lồi khác.

+ Trang thiết bị phục vụ cơng tác cứu hộ của Trung tâm còn rất thiếu nên gây rất nhiều khó khăn cho công tác cứu hộ nhất là đối với việc chuẩn đốn bệnh từ đó dẫn đến hiệu quả cứu hộ chưa cao.

+ Trung tâm chưa thu hút được nguồn kinh phí từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ khác cho cơng tác cứu hộ ĐVHD.

Ni trưng bày, giáo dục

Là hình thức ni nhốt với mục đích giáo dục cho du khách nâng cao nhận thức và hành động bảo tồn ĐVHD, hoặc trưng bày để thu hút khách du lịch. Hình thức này ở Việt Nam được kể đến Vườn thú Hà Nội, Thảo cầm viên Thành phố Hồ Chí Minh và các điểm du lịch, vui chơi giải trí tại các tỉnh...

Nghiên cứu về kỹ thuật nuôi gấu tại Vườn thú Hà Nội, kết quả nhưsau:

1) Chuồng nuôi

Tại Vườn thú Hà Nội có 2 chuồng ni với tổng số 8 cá thể. Diện tích chuồng ni từ 15-20m2/con. Diện tích sân chơi 20m2/con, nền sân chơi giải cát, hệ thống hàng rào bao quanh chuồng bằng lưới sắt cao 6m, chuồng có mái che trừ sân vận động. Sân chơi bố trí các khúc gỗ hoặc cành cây lớn để gấu nghỉ và leo trèo. Hệ thống quay tời của các cửa phải an toàn và thuận lợi cho người sử dụng, quan sát. Bể tắm có diện tích 4m2, chiều cao mức nước là 15 cm.

Hình 3.6. Chuồng ni gấu ngựa tại Vườn thú Hà Nội

2) Thức ăn

- Khẩu phần ăn:

Bảng 3.6: Khẩu phần ăn của gấu trong ngày

TT Thành phần thức ăn Khối lượng (Kg) Tỷ lệ (%) Thời gian cho ăn 1 Thịt bò loại 1 0,50 9,58 Sáng 9h –10h Chiều 15h – 16h 2 Gạo 0,50 9,58 3 Củ các loại 2,00 38,81 4 Quả các loại 2,00 38,81 5 Đường mật 0,20 3,83 6 Muối 0,02 0,38 Tổng 5,22 100 Ghi chú:

+ Thú non dưới 6 tháng tuổi có khẩu phần ăn bằng ¼ định mức + Thú non từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi bằng ½ định mức + Thức ăn thay thế thịt bị loại 1: Thịt gà, thỏ, dê, cừu...

Hình 3.7. Thức ăn của gấu ngựa tại Vườn thú Hà Nội

- Chế biến thức ăn: Các loại rau quả, củ rửa sạch, cho ăn sống. Gạo nấu chín thành cơm trộn với đường, nắm thành từng nắm hoặc nấu thành cháo với sườn, thịt cho gấu ăn.

- Thời kỳ gấu thay lơng, chú ý bổ sung thức ăn có nhiều vitamin.

3) Vệ sinh chuồng ni

- Dụng cụ: Chổi, xẻng, thùng đựng phân rác và bảo hộ lao động.

- Vệ sinh nền chuồng: 1 lần/ngày, cọ rửa tường cao 1,5m. Bể nước tắm luôn đảm bảo sạch.

- Vệ sinh sân bãi: 1lần/ngày.

4) Công tác bảo vệ sức khoẻ

-Định kỳ tẩy giun sán 2 lần 1 năm.

- Định kỳ tẩy uế chuồng trại bằng 1 lần/1 tuần bằng Cloramin T 1% hoặc bằng thuốc khử trùng khác có tác dụng tương đương (Benkocid, Haniodine, BKA...). Thời gian ngâm thuốc nền chuồng từ 10-60 phút sau đó cọ sạch bằng nước lã rồi mới thả thú vào chuồng.

- Lưu ý các bệnh: Kiệt lị, ỉa chảy. Riêng gấu chó thường bị cảm đột ngột vào lúc thời tiết thay đổi (rét ẩm).

- Tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm cho gấu non 2 tháng tuổi. - Thực hiện thay cát chuồng 1 lần/năm.

5) Bệnh tật và biện pháp phòng, chữa:

Nguyên nhân:

+ Do thức ăn bị thiu, ẩm mốc + Do vệ sinh chuồng nuôi

+ Do vi khuẩn đường ruột gây nên

+ Do kế phát bệnh viêm phổi và một số bệnh khác

Triệu chứng:

Con vật đi ngoài nhiều lần, phân lỏng mùi tanh thối khắm, con vật mệt mỏi, kém ăn, cơ thể giảm sút, mất nước, mất chất điện giải. Nếu không điều trị kịp thời thì con vật sẽ bị chết nhanh chóng.

Điều trị:

+ Hampisepton 1ml/10kg thể trọng/ngày/tiêm bắp + Ozezon 1 gói pha 1 lít nước cho uống theo nhu cầu

+ Biseptol 480mg 4- 6 viên/ngày/cho uống hoặc trộn thức ăn + Bcomplex 5ml/con/ngày

+Điều trị 5 ngày liên tục

Một số nhận xét vềhình thứcni gấu tại Vườn thú Hà Nội

-Ưuđiểm:

+ Chuồng trại được xây dựng kiên cố, rộng rãi, có thân cây cho gấu leo trèo, có bể nước để gấu tắm.

+ Thức ăn cho gấu được lựa chọn kỹ càng và là các loại tốt nhất như thịt bị loại 1, các loại quả ln tươi ngon.

+ Ngồi bữa chính gấu còn được cho ăn các loại củ quả rải rác trong ngày,đảm bảo đủ lượng thức ăn cho gấu.

+ Có bác sĩ thú y theo dõi và chăm sóc khi gấu bị bệnh.

+ Đã có những nghiên cứu về khẩu phần ăn của gấu trong điều kiện nuôi nhốt tại vườn thú.

+Ở đây gấu không bị rút mật. - Nhược điểm:

+ Thành phần thức ănđơn giản.

+ Chưa có những nghiên cứu sâu về thành phần thức ăn và tập tính của gấu trong điều kiện ni nhốt.

Ni gấu vì mục đích kinh tế

Là hoạt động nuôi nhốt gấu trong các trang trại hay hộ gia đình,để khai thác các sản phẩm, bộ phận của gấu vì lợi ích kinh tế. Đa phần gấu ở Việt Nam hiện nay được ni dưới hình thức này. Theo thống kê của Cục Kiểm lâm cả nước hiện có khoảng hơn 4000 cá thể gấu được gắn chíp quản lý, Hà Tây cũ dẫn đầu cả nước với 560 cá thể, trong đó huyện Phúc Thọ có nhiều gấu nhất với 325 cá thể.

Nghiên cứu về kỹ thuật nuôi nhốt gấu, đại diện cho mục đích ni kinh tại Trang trại Quốc Triệu, xóm Mỏ Gang, huyện Phúc Thọ, Hà Nội (Hà Tây cũ) và hộ gia đình của ơng Nguyễn Cơng Đức, Lương Sơn, Hồ Bình, kết quả nhưsau:

* Kỹ thuật nuôi gấu tại trang trại gấu Quốc Triệu, thị trấn Phúc Thọ, Hà Nội.

Tại đây hiện nay đang nuôi nhốt 64 cá thể gấu ngựa. Theo chủ trang trại thì gấu của trang trại được mua và vận chuyển về từ Hà Nội (cũ), Bắc Ninh và các huyện, thành phố lân cận nhưBa Vì, HồiĐức, Sơn Tây, HàĐơng.

1) Chuồng ni:

Chuồng ni được thiết kế thành 3 dãy hàng, diện tích mỗi chuồng là: 2,2m x 1,7m = 3,74m2. Chuồng được làm bằng sắt cây với đường kính 3cm có khung và nẹp xung quanh. Ngồi ra chuồng ni cịn có các cơng trình phụ trợ khác như: cống thoát nước, hố ga để tiện lợi cho vệ sinh chuồng trại đồng thời tránh gây ô nhiễm mơi trường.

Hình 3.8. Chuồng ni gấu ngựa tại trang trại Quốc triệu

2) Thức ăn:

Bảng 3.7: Khẩu phần ăn của gấu ngựa trong ngày

TT Thành phần thức ăn Khối lượng (Kg) Tỷ lệ (%) Thời gian cho ăn 1 Cá (xương, cổ gà) 0,4 20,94 Sáng 9h-10h Chiều 17-18h 2 Gạo 1,0 52,36 3 Rau 0,5 26,18 4 Mật 0,01 0,52 Tổng 1,91 100

- Thành phần thức ăn gồm Cá, Xương (bao gồm xương lợn hoặc xương trâu, bò). Rau thường là rau muống, bắp cải.

- Cách chế biến: cá, gạo nấu với nước xương cho đến khi nhừ, rồi cho vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình trạng khai thác sử dụng, chăn nuôi các loài gấu (họ ursidae) ở việt nam và đề xuất một số biện pháp bảo tồn chúng​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)