4.6.1 Nhận định các biến nội sinh trong mô hình:
+ ROA: Quyết định tăng hay giảm tỷ lệ vay nợ ngân hàng sẽ làm thay đổi chi phí sử dụng vốn và ảnh hƣởng ngƣợc lại lên ROA.
+ LARGE: Biến LARGE là biến giả để xác định quy mô của doanh nghiệp là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cơ sở xác định dựa trên tổng tài sản của doanh nghiệp. Việc tăng vay nợ Ngân hàng có nghĩa tăng nguồn vốn, từ đó tăng tài sản và ảnh hƣởng đến quy mô của doanh nghiệp.
4.6.2 Kết quả của mô hình:
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy GMM với biến độc lập là DA
DA L.DA 0.809*** (0.1040) AGE 0.000467 (0.0009) SALE 0.00182 (0.0090) FIX 0.0157*** (0.0032) ROA 0.12 (0.1200) LARGE -0.0003 (0.0552) GOV -0.0156 (0.0143) GDP 0.15 (0.6730) INFL 0.0563
DA (0.1460) MCGDP -0.00182 (0.0100) N 800 AR(1) 0.000 AR(2) 0.808 Sargan 0.794
Ghi chú: ***, **, *: có ý nghĩa thống kê lần lượt ở mức 1%, 5% và 10%. Độ
lệch chuẩn trong dấu ngoặc đơn.
Kiểm định về nội sinh trong mô hình của Sargan: P_value = 0.794 - cho thấy việc sử dụng biến công cụ khá tốt, khắc phục đƣợc vấn đề nội sinh.
Kiểm định về tự tƣơng quan trong mô hình của Arellano – Bond (1991); P_value AR(2) = 0.808 - cho thấy không có sự tƣơng quan giữa các biến trong mô hình.
Biến duy nhất có ý nghĩa trong mô hình là FIX – Tốc độ tăng trƣởng tài sản cố định (mức ý nghĩa 1%). So với kết quả của mô hình FEM - sai số chuẩn mạnh (Robust Standard errors) thì kết quả đạt đƣợc đã loại bỏ bớt biến ROA (Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản).
Việc tiếp cận vốn vay Ngân hàng của một doanh nghiệp phụ thuộc vào tốc độ tăng trƣởng tài sản cố định của một doanh nghiệp đó. Các yếu tố của nền kinh tế vĩ mô không tác động đến việc một doanh nghiệp tiếp cận đƣợc vốn vay Ngân hàng hay không. Tăng trƣởng trong tài sản cố định thể hiện sự đầu tƣ của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận, mặt khác, tài sản cố định của công ty thƣờng đƣợc sử dụng làm tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. Tốc độ tăng cƣởng tài sản cố định càng cao, doanh nghiệp càng có nhiều khả năng tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay Ngân hàng. Kết quả của mô hình phù hợp với tình hình vay vốn Ngân hàng thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Nhƣ đã đề cập ở phần trƣớc, tài sản cố định của một doanh nghiệp thƣờng sử dụng để làm tài sản bảo
đảm cho khoản vay tại Ngân hàng. Khi một doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng thì điều Ngân hàng quan tâm nhất là tài sản bảo đảm cho khoản vay, việc gia tăng tài sản bảo đảm sẽ gia tăng khả năng vay vốn Ngân hàng. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hubbard (1998).
Kết luận chƣơng 4
Trong chƣơng 4, tác giả thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến khả năng các doanh nghiệp tiếp cận đến khả năng vay vốn Ngân hàng tại Việt Nam thông qua 200 công ty phi tài chính niêm yết giai đoạn từ năm 2013 - 2017. Phƣơng pháp thực hiện thu thập dữ liệu, phân tích mô tả dữ liệu, xây dựng mô hình và chạy mô hình hồi quy. Mô hình hồi quy FEM đƣợc lựa chọn ban đầu tồn tại một số khuyết tật có thể dẫn đến kết quả ƣớc lƣợng không chính xác. Cuối cùng, tác giả sử dụng mô hình GMM để khắc phục các khuyết tật của mô hình và đƣa ra kết quả chính xác hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, một doanh nghiệp có Tỷ suất sinh lợi/Tổng tài sản ngắn hạn càng cao và càng thành lập lâu đời thì càng dễ tiếp cận với nguồn vốn vay ngắn hạn Ngân hàng. Bên cạnh đó, việc tiếp cận vốn vay Ngân hàng (Tổng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) của một doanh nghiệp phụ thuộc vào tốc độ tăng trƣởng tài sản cố định của một doanh nghiệp đó.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1 Kết luận:
Nguồn vốn ngân hàng là một trong những ƣu tiên lựa chọn của các doanh nghiệp vì mức lãi suất vay vốn thấp hơn các nguồn khác cũng nhƣ lợi ích từ lá chắn thuế. Tuy nhiên trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận đầy đủ nhu cầu vay vốn từ các Ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng đến việc tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng của các doanh nghiệp xuất phát từ phía Ngân hàng, từ các chính sách của chính phủ, từ nền kinh tế vĩ mô và từ phía nội tại của các doanh nghiệp.
Luận văn này mong muốn góp thêm một phần nhỏ nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố nội tại của doanh nghiệp cùng với sự biến động của nền kinh tế vĩ mô tác động nhƣ thế nào đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng của các doanh nghiệp Việt Nam. Kết quả thực nghiệm cho thấy một số vấn đề sau:
Một là, khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp đƣợc đại diện bằng 2 biến phụ thuộc: Tỷ lệ dƣ nợ vay ngân hàng Ngắn hạn/Tổng tài sản và Tỷ lệ tổng dƣ nợ vay ngân hàng/tổng tài sản. Trong khi khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng ngắn hạn phụ thuộc vào tuổi đời của doanh nghiệp và tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản thì khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng nói chung (bao gồm tổng cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) lại phụ thuộc vào một yếu tố duy nhất là tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản cố định.
Hai là, các yếu tố vĩ mô từ nền kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF) và Tỷ lệ vốn hóa thị trƣờng/Tổng sản phẩm quốc nội (MCGDP) không tác động đến khả năng tiếp cận vốn vay Ngân hàng của các doanh nghiệp.
5.2 Hàm ý chính sách:
Các doanh nghiệp càng lâu đời thì càng dễ dàng tiếp cận với vốn vay Ngân hàng ngắn hạn do chứng minh khả năng quản lý và cạnh tranh trên thị trƣờng. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp mới thành lập sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp cận với nguồn vay ngắn hạn Ngân hàng do chƣa có uy tín cao, chƣa có thời gian lịch sử
chứng minh đƣợc tiềm năng, khả năng quản lý doanh nghiệp cũng nhƣ khả năng kinh doanh hiệu quả.
Để có thể tiếp cận gần hơn với nguồn vốn vay ngân hàng cũng nhƣ góp phần bù đắp các điểm chƣa hoàn thiện của các doanh nghiệp mới thành lập, giảm e ngại cho các Ngân hàng trong việc thẩm định hồ sơ vay vốn, ban lãnh đạo của các công ty khởi nghiệp cần lƣu ý thực hiện các giải pháp sau:
Một là, bổ sung tối đa tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay vốn tại Ngân hàng. Việc sử dụng nhiều tài sản thế chấp (đặc biệt là các tài sản thế chấp có giá trị lớn, tính thanh khoản cao) sẽ thể hiện quyết tâm, tâm huyết của ban lãnh đạo công ty trong việc điều hành công ty hoạt động hiệu quả.
Hai là, các doanh nghiệp mới cần huy động tối đa các nguồn vốn tự có vào thực hiện phƣơng án vay vốn sẽ thể hiện sự đồng hành giữa doanh nghiệp với Ngân hàng cũng nhƣ niềm tin của doanh nghiệp vào tính khả thi của phƣơng án sản xuất kinh doanh. Khi số vốn tự có công ty chiếm tỷ trọng lớn trong phƣơng án sản xuất kinh doanh, vốn vay ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp sẽ làm cho Ngân hàng an tâm khi thẩm định phƣơng án vay vốn.
Ba là, thực hiện nghiên cứu thị trƣờng thật kỹ, xác định khách hàng mục tiêu, có phƣơng án kinh doanh rõ ràng, khả thi, tính toán chi phí, dòng tiền hợp lý, chiến lƣợc bán hàng hợp lý.
Khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng Ngắn hạn có quan hệ đồng biến với tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), ROA càng cao thì doanh nghiệp càng tiếp cận gần hơn với vốn vay ngắn hạn. Nhƣ vậy các doanh nghiệp càng phải có những giải pháp nhằm nỗ lực tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số gợi ý của tác giả đề xuất nhƣ sau: Thành lập bộ phận marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng; Xây dựng chính sách sản phẩm; Xây dựng chính sách giá cả hợp lý; Nâng cao hệ thống quản lý chất lƣợng sản phẩm; Nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động; Tăng cƣờng liên kết kinh tế;Tăng cƣờng quản trị chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
Khả năng tiếp cận vốn vay Ngân hàng (Tổng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) có quan hệ đồng biến với tốc độ tăng trƣởng tài sản cố định. Nhƣ vậy, để có thể tiếp cận gần hơn với nguồn vốn vay Ngân hàng, các doanh nghiệp cần có sự đầu tƣ trong tài sản cố định. Nhƣ vậy, các doanh nghiệp nên sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn huy động khác để đầu tƣ tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng khả năng vay vốn ngân hàng. Sau khi tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp tiếp tục để sử dụng nguồn vốn đó để đầu tƣ vào tài sản cố định (nếu cần thiết) và bổ sung vốn lƣu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này cũng phù hợp với quy định cho vay của Ngân hàng hiện nay: Khi cho vay tài trợ dự án (đầu tƣ vào tài sản cố định), các Ngân hàng thƣờng yêu cầu doanh nghiệp phải có nguồn vốn tự có đối ứng, nguồn vốn đối ứng này luôn đƣợc yêu cầu bỏ ra trƣớc hoặc song song với nguồn vốn vay Ngân hàng theo một tỷ lệ nhất định.
5.3 Hạn chế đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo:
Đề tài của tác giả nghiên cứu kết hợp phân tích, đo lƣờng tác động đồng thời giữa các yếu tố nội tại và các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế đến khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế đối với những doanh nghiệp có quy mô khác nhau; đánh giá các nhân tố này tác động nhƣ thế nào đến mức độ tiếp cận vốn Ngân hàng chứ không chỉ gói gọn trong việc các nhân tố này ảnh hƣởng đến việc ngân hàng có vay nợ hay không vay nợ, tuy nhiên đề tài vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhƣ sau:
Một là, các yếu tố đại diện cho nền kinh tế vĩ mô còn ít nên chƣa đánh giá đƣợc các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế liệu có ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn vay Ngân hàng của các doanh nghiệp hay không, mức độ và chiều hƣớng tác động nhƣ thế nào.
Hai là, trên thực tế ngoài các yếu tố xuất phát từ nền kinh tế và từ nội tại doanh nghiệp thì các yếu tố xuất phát từ các Ngân hàng thƣơng mại cũng tác động không nhỏ đến khả năng tiếp cận vốn của Ngân hàng, bài viết chƣa đƣa vào phân
tích các đặc điểm xuất phát từ phía Ngân hàng có thể ảnh hƣởng đến khả năng vay vốn của các doanh nghiệp.
Ba là, bài nghiên cứu chƣa đánh giá đƣợc liệu có sự khác nhau giữa các công ty thuộc các ngành khác nhau hay không. Yếu tố ngành tác động nhƣ thế nào đến khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp. Vì trong từng thời điểm của nền kinh tế, có những ngành đang trong giai đoạn khủng hoảng sẽ khó tiếp cận vốn vay hơn các ngành còn lại.
Bốn là, thời gian nghiên cứu chƣa đủ dài chỉ trong vòng 5 năm (từ 2013- 2017) nên các kết luận đƣa ra còn hạn chế.
Để hoàn thiện vấn đề nghiên cứu khả năng tiếp cận vốn vay Ngân hàng của các doanh nghiệp niêm yết, tác giả đề xuất các nghiên cứu tiếp theo để giải quyết các vấn đề nêu trên nhƣ sau:
Thứ nhất, bổ sung thêm các yếu tố vĩ mô khác để phân tích đầy đủ hơn tác động của nền kinh tế vĩ mô đến việc vay vốn Ngân hàng của các doanh nghiệp.
Thứ hai, bổ sung thêm các yếu tố xuất phát từ phía các Ngân hàng thƣơng mại có thể ảnh hƣởng tới khả năng vay vốn của doanh nghiệp để có cái nhìn bao quát hơn.
Thứ ba, bổ sung thêm yếu tố ngành để đánh giá xem liệu các ngân hàng có chính sách ƣu tiên cho vay đối với một số ngành nào đó hay không. Hoặc tùy theo từng mục đích, các tác giả có thể chỉ thực hiện nghiên cứu gói gọn trong các công ty thuộc một ngành nhất định (Dƣợc phẩm, xây dựng, bất động sản …) để rút ra đƣợc các hàm ý, chính sách cụ thể hơn cho ngành cần nghiên cứu.
Thứ tư,cần mở rộng thêm thời gian nghiên cứu để có những kết luận đầy đủ và chính xác hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu và website tham khảo bằng tiếng Việt
Đỗ Thị Thanh Vinh và Nguyễn Thị Minh Tâm 2014, Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, truy cập tại <http://tapchitaichinh.vn/tai- chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/kha-nang-tiep-can-von-tin-dung-cua- doanh-nghiep-nho-va-vua-54357.html> [ngày truy cập: 30/06/2018];
Nguyễn Hồng Hà 2013, 'Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh', Tạp chí Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 9, tr. 37 – 45;
Nguyễn Hữu Tài 2017, Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với doanh nghiệp, truy cập tại <https://voer.edu.vn/m/vai-tro-cua-tin-dung-ngan-hang-doi-voi- doanh-nghiep/8b563fe2> [truy cập ngày: 15/10/2018];
Nguyễn Khắc Quang 2013, Vốn và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp, truy cập tại <https://voer.edu.vn/m/von-va-vai-tro-cua-von-doi-voi-doanh- nghiep/91875f8e> [truy cập ngày: 15/10/2018];
Nguyễn Thị Minh Huệ và Tăng Thị Thanh Phúc 2012, 'Giải pháp nào cho các DN khu vực tƣ nhân ở Việt Nam trong thời kỳ suy thoái kinh tế - góc nhìn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng', Tạp chí Ngân hàng, 5, tr 48 – 58;
Nguyễn Thị Minh Phƣợng, Nguyễn Thị Minh Hiền 2011, 'Đánh giá khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV tại Nghệ An', Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 9 (3), tr. 503 – 511;
Nguyễn Thu Thủy và Nguyễn Thị Hiếu 2018, Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, truy cập tại <http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/yeu-to-anh- huong-den-kha-nang-tiep-can-von-ngan-hang-cua-doanh-nghiep-nho-va-vua- 146353.html> [ngày truy cập: 01/06/2018];
Thời báo tài chính 2018, Tiếp cận vốn tín dụng vẫn là rào cản với doanh nghiệp, truy cập tại <http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien-te-bao-hiem/2018-
03-23/tiep-can-von-tin-dung-van-la-rao-can-voi-doanh-nghiep-55244.aspx>, [truy cập ngày: 30/06/2018];
Thời báo ngân hàng 2017, Chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam tăng 3 bậc, truy cập tại <http://thoibaonganhang.vn/chi-so-tiep-can-tin-dung-cua-viet-nam- tang-3-bac-69640.html>, [truy cập ngày: 30/06/2018];
Tổng cục thống kê 2018, Thông cáo báo chí về kết quả sơ bộ Tổng điều tra Kinh tế năm 2017, truy cập tại <http://www.gso.gov.vn /default.aspx?tabid=450&idmid=&ItemID=18686>, [truy cập ngày: 30/06/2018];
Trần Trung Kiên 2015, 'Nâng cao khả năng tiếp cận vốn của DNNVV từ góc nhìn ngƣời làm ngân hàng', Hội thảo Nâng cao khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV trong bối cảnh Việt Nam hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015, Hà Nội;
Tài liệu và website tham khảo bằng tiếng Anh
Arellano, M. and S. Bond. 1991, 'Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations', The Review of Economic Studies, vol. 58, pp. 277 – 297.
Arellano, M., and O. Bover. 1995, 'Another look at the instrumental variable estimation of error-components models', Journal of Econometrics, vol. 68, pp. 29– 51;
Dharan, B. G. 1992, 'Auditing as a Signal in Small Business Lending',
Journal of Small Business Finance , vol. 1, pp. 1–11;
Blundell, R., and Bond, S. 1998, „Initial conditions and moment restrictions in dynamic panel data models‟, Journal of Econometrics, vol. 87, no. 1, pp. 115- 143;
Bates và Nucci 1990, 'An Analysis of Small Business Size and Rate of Discontinuance', Journal of Small Business Management, vol. 27, no. 4, pp. 1 to 7;
Beck 2009, Access to Financial Services: Measurement, Impact and