Hàm ý chính sách:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 48 - 50)

Các doanh nghiệp càng lâu đời thì càng dễ dàng tiếp cận với vốn vay Ngân hàng ngắn hạn do chứng minh khả năng quản lý và cạnh tranh trên thị trƣờng. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp mới thành lập sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp cận với nguồn vay ngắn hạn Ngân hàng do chƣa có uy tín cao, chƣa có thời gian lịch sử

chứng minh đƣợc tiềm năng, khả năng quản lý doanh nghiệp cũng nhƣ khả năng kinh doanh hiệu quả.

Để có thể tiếp cận gần hơn với nguồn vốn vay ngân hàng cũng nhƣ góp phần bù đắp các điểm chƣa hoàn thiện của các doanh nghiệp mới thành lập, giảm e ngại cho các Ngân hàng trong việc thẩm định hồ sơ vay vốn, ban lãnh đạo của các công ty khởi nghiệp cần lƣu ý thực hiện các giải pháp sau:

Một là, bổ sung tối đa tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay vốn tại Ngân hàng. Việc sử dụng nhiều tài sản thế chấp (đặc biệt là các tài sản thế chấp có giá trị lớn, tính thanh khoản cao) sẽ thể hiện quyết tâm, tâm huyết của ban lãnh đạo công ty trong việc điều hành công ty hoạt động hiệu quả.

Hai là, các doanh nghiệp mới cần huy động tối đa các nguồn vốn tự có vào thực hiện phƣơng án vay vốn sẽ thể hiện sự đồng hành giữa doanh nghiệp với Ngân hàng cũng nhƣ niềm tin của doanh nghiệp vào tính khả thi của phƣơng án sản xuất kinh doanh. Khi số vốn tự có công ty chiếm tỷ trọng lớn trong phƣơng án sản xuất kinh doanh, vốn vay ngân hàng chiếm tỷ trọng thấp sẽ làm cho Ngân hàng an tâm khi thẩm định phƣơng án vay vốn.

Ba là, thực hiện nghiên cứu thị trƣờng thật kỹ, xác định khách hàng mục tiêu, có phƣơng án kinh doanh rõ ràng, khả thi, tính toán chi phí, dòng tiền hợp lý, chiến lƣợc bán hàng hợp lý.

Khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng Ngắn hạn có quan hệ đồng biến với tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA), ROA càng cao thì doanh nghiệp càng tiếp cận gần hơn với vốn vay ngắn hạn. Nhƣ vậy các doanh nghiệp càng phải có những giải pháp nhằm nỗ lực tăng hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số gợi ý của tác giả đề xuất nhƣ sau: Thành lập bộ phận marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trƣờng; Xây dựng chính sách sản phẩm; Xây dựng chính sách giá cả hợp lý; Nâng cao hệ thống quản lý chất lƣợng sản phẩm; Nâng cao chất lƣợng đội ngũ lao động; Tăng cƣờng liên kết kinh tế;Tăng cƣờng quản trị chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.

Khả năng tiếp cận vốn vay Ngân hàng (Tổng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) có quan hệ đồng biến với tốc độ tăng trƣởng tài sản cố định. Nhƣ vậy, để có thể tiếp cận gần hơn với nguồn vốn vay Ngân hàng, các doanh nghiệp cần có sự đầu tƣ trong tài sản cố định. Nhƣ vậy, các doanh nghiệp nên sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và các nguồn vốn huy động khác để đầu tƣ tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng khả năng vay vốn ngân hàng. Sau khi tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp tiếp tục để sử dụng nguồn vốn đó để đầu tƣ vào tài sản cố định (nếu cần thiết) và bổ sung vốn lƣu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này cũng phù hợp với quy định cho vay của Ngân hàng hiện nay: Khi cho vay tài trợ dự án (đầu tƣ vào tài sản cố định), các Ngân hàng thƣờng yêu cầu doanh nghiệp phải có nguồn vốn tự có đối ứng, nguồn vốn đối ứng này luôn đƣợc yêu cầu bỏ ra trƣớc hoặc song song với nguồn vốn vay Ngân hàng theo một tỷ lệ nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)