Vai trò của rừng ngập mặn đối với con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng ngập mặn tại thị xã quảng yên, quảng ninh giai đoạn 1998 2018​ (Trang 27 - 29)

2.3.2.1. Sản phẩm lâm nghiệp

Công dụng của các loài thực vật rất đa dạng. Tỷ lệ các loài được sử dụng so với tổng số loài rất lớn. Đã từ lâu các loài thực vật này cung cấp cho các vùng ven biển những nhu cầu cấp thiết hàng ngày như gỗ xây nhà, lá lợp nhà, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, chất đốt, thức ăn gia súc…

Rừng ngập mặn mang lại giá trị cho nhiều ngành kinh tế khác nhau. Gỗ rừng ngập mặn thường cứng và chống thấm, chống mối mọt là một trong những loại gỗ tốt nhất để làm nhà hoặc làm than sưởi, ngoài ra rừng ngập mặn còn cung cấp hơn 30 loài cây gỗ, than củi, 21 loài cây làm dược liệu chữa bệnh cho người, 21 loài hoa nuôi Ong mật, 9 loài cây chủ thả cánh kiến đỏ, 24 loài cây cho phân xanh cải tạo đất, 1 loài cây nhựa để sản xuất nước giải khát, đường, cồn. Rừng ngập mặn đã được chứng minh sẽ là một nguồn thực phẩm và nguyên liệu quan trọng cho người dân sống ven biển, Cua, con trai, con hàu, cá… và nguồn thức ăn thường xuyên được tuyển chọn tại đây, thậm chí quả của một số loại cây trong hệ thống rừng này đôi khi cũng trở thành một món ăn hấp dẫn. Nhắc đến vai trò rừng ngập mặn một sản phẩm không thể không nhắc đến là tanin, so với các loài thực vật khác, lượng tanin của vỏ cây ngập mặn khá cao và chất lượng tốt. Tỷ lệ tanin ở các loài biến động từ 4,6 -

35,5%. Tanin được dùng trong công nghệ thuộc da, nhộm vải sợi, nhuộm lưới đánh cá, làm keo dán.

Với vai trò như trên của rừng ngập mặn thì chúng ta cần kết hợp hài hòa giữa việc khai thác và mở rộng để rừng ngập mặn ngày càng phát huy được giá trị của nó.

2.3.2.2. Cung cấp lương thực và thực phẩm

Rừng ngập mặn có giá trị là nơi cung cấp nguồn lương thực và thực phẩm như tôm, cua, ốc và các sản phẩm từ thực vật….. Đại bộ phận những người dân thường sống tập trung ở các khu ven rừng ngập mặn nên đời sống của họ thường phụ thuộc rất nhiều và rừng ngập mặn. vì vậy rừng ngập mặn đóng vai trò rất to lớn đối với con người.

Theo nghiên cứu (Phan Nguyên Hồng, 1999) trong số 51 loại cây rừng có 30 loài cung cấp gỗ, củi, than, 14 loại cung cấp tannin, 24 loài có thể sử dụng làm phân xanh nông nghiệp, 15 loài có thể làm thuốc nam, 21 loài có thể dùng nuôi ong và 1 loài có thể dùng làm đường, sáp.

2.3.2.3. Du lịch

Du lịch là một trong những nghành kinh tế đóng góp rất lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và mang lại giá trị kinh tế cho con người, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay du lịch sinh thái được chú trọng và được các cấp, các nghành quan tâm vì nó vừa mang lại giá trị kinh tế, vừa bảo vệ sự đa dạng sinh học đang bị suy thoái nghiêm trọng.

Trong những năm gần đây rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái hết sức quý giá, khách du lịch ngày càng có xu hướng tìm đến tham quan, nghiên cứu các khu rừng ngập mặn, thêm vào đó nguồn lợi ngành du lịch thu được từ hệ sinh thái này cũng tăng lên một cách đáng kể. Rừng ngập mặn thực sự đã trở thành đối tượng tiềm năng đối với hoạt động khai thác phát triển du lịch nói riêng và đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng ngập mặn tại thị xã quảng yên, quảng ninh giai đoạn 1998 2018​ (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)