Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng ngập mặn tại thị xã quảng yên, quảng ninh giai đoạn 1998 2018​ (Trang 46 - 51)

a. Vị trí địa lý

Quảng Yên là thị xã ven biển, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh.

Vị trí tọa độ:

Vĩ độ: từ 20o45’06’’ đến 21o02’09’’ Bắc. Kinh độ: từ 106o45’30’’ đến 106o0’59’’ Đông.

Cách thành phố Hạ Long 40 km về phía Tây Nam, cách thành phố Uông Bí 18 km về phía Đông Nam và cách thành phố cảng Hải Phòng khoảng 20 km về phía Đông.

Ranh giới:

Phía Bắc giáp thành phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ. Phía Nam giáp đảo Cát Hải và cửa Nam Triệu.

Phía Đông giáp thành phố Hạ Long và Vịnh Hạ Long. Phía Tây giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

b. Địa hình

Riêng phần phía Bắc nằm trong khu vực chuyển tiếp của vùng núi Đông Bắc nên mang tính chất của nhóm đất đồi núi. Theo đặc tính phân loại, Quảng Yên có các nhóm đất chính sau:

Đất đồi núi có diện tích 6100 ha chiếm 18,3% diện tích, phân bố ở khu vực phía Bắc thị xã tập trung ở các địa phương: phường Minh Thành, phường Đông Mai và một phần ở xã Sông Khoai, phường Cộng Hòa, phường Tân An, xã Tiền An, xã Hoàng Tân. Đất bao gồm chủ yếu là các loại đất feralit vàng đỏ trên đá macma axit và đất feralit nâu vàng, xám vàng trên các đá trầm tích phiến thạch, sa thạch, đá vôi. Đất có tầng dày trung bình 60 - 80cm, thành

phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, độ pH từ 4 - 4,5; hiện chủ yếu là đất rừng và đất trồng cây ăn quả.

Đất đồng bằng có diện tích gần 13.528 ha chiếm 44 % diện tích đất đai, gồm chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa cũ nằm trong đê, phân bố ở hầu hết các xã, phường trong thị xã nhưng tập trung ở khu vực Hà Nam. Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, độ PH dưới 4,5 hàm lượng mùn trung bình. Một số điểm nội đồng đất trũng bị ngập nước mùa mưa nên lầy mạnh, đất chua hàm lượng mùn thấp. Hiện đất được sử dụng chủ yếu để trồng cây lương thực thực phẩm, trồng lúa hai vụ cho năng suất khá cao.

Đất bãi bồi cửa sông, ven biển gồm các loại đất mặn và đất cát có diện tích gần 12.300 ha chiếm 37,1% diện tích, phân bố ở các khu vực ven biển và cửa sông, tập trung nhiều các khu đầm Nhà Mạc, đầm Soài, Cái Tráp, phường Yên Giang. Phần lớn đất đang được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, phần còn lại là đất rừng ngập mặn sú, vẹt và đất hoang hóa.

Đặc điểm địa hình và đất đai của một đồng bằng cửa sông ven biển tạo cho Thị xã Quảng Yên có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

c. Địa hình

Quảng Yên có đặc trưng khí hậu của vùng ven biển Miền Bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.

Nhiệt độ trung bình hàng năm 23-24oC, biên độ nhiệt theo mùa trung bình 6-7oC, biên độ nhiệt ngày/đêm khá lớn, trung bình 9-11oC. Số giờ nắng khá dồi dào, trung bình 1700-1800h/năm, số ngày nắng tập trung nhiều vào tháng 5 đến tháng 12, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 2, tháng 3.

Lượng mưa trung bình hàng năm gần 2000mm, cao nhất có thể lên đến 2600mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 tập trung 88% tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa trung bình hàng năm 160 - 170 ngày. Độ ẩm không

khí hàng năm khá cao, trung bình 81%, cao nhất vào tháng 3, 4 lên tới 86%, và thấp nhất 70% vào tháng 10, tháng 11.

Nhìn chung chế độ khí hậu và thời tiết ở Quảng Yên có đặc điểm chung của khí hậu Miền Bắc Việt Nam nhưng do nằm ven biển nên ôn hoà hơn, thuận lợi cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp và phát triển du lịch. Thời tiết mùa đông lạnh gây ảnh hưởng phần nào đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nhưng cũng tạo điều kiện cho sản xuất vụ đông, đa dạng hoá sản phẩm.

d. Khí hậu

Quảng Yên có đặc trưng khí hậu của vùng ven biển Miền Bắc Việt Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.

Nhiệt độ trung bình hàng năm 23-24oC, biên độ nhiệt theo mùa trung bình 6-7oC, biên độ nhiệt ngày/đêm khá lớn, trung bình 9-11oC. Số giờ nắng khá dồi dào, trung bình 1700-1800h/năm, số ngày nắng tập trung nhiều vào tháng 5 đến tháng 12, tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 2, tháng 3.

Lượng mưa trung bình hàng năm gần 2000mm, cao nhất có thể lên đến 2600mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 tập trung 88% tổng lượng mưa cả năm, số ngày mưa trung bình hàng năm 160 - 170 ngày. Độ ẩm không khí hàng năm khá cao, trung bình 81%, cao nhất vào tháng 3, 4 lên tới 86%, và thấp nhất 70% vào tháng 10, tháng 11.

Nhìn chung chế độ khí hậu và thời tiết ở Quảng Yên có đặc điểm chung của khí hậu Miền Bắc Việt Nam nhưng do nằm ven biển nên ôn hoà hơn, thuận lợi cho sản xuất nông lâm ngư nghiệp và phát triển du lịch. Thời tiết mùa đông lạnh gây ảnh hưởng phần nào đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nhưng cũng tạo điều kiện cho sản xuất vụ đông, đa dạng hoá sản phẩm.

e. Thuỷ văn

Mạng lưới dòng chảy mặt ở Quảng Yên khá dày hầu hết chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rồi đổ ra biển qua các cửa sông, thuận lợi cho phát triển vận tải đường thuỷ và khai thác, nuôi trồng thủy sản, nhưng ít phù

hợp đối với sản xuất nông nghiệp do nước bị nhiễm mặn.

Quan trọng nhất là dòng chính của sông Bạch Đằng chảy ở phía Tây ngăn cách Thị xã Quảng Yên với Thành Phố Hải Phòng và các chi lưu chảy vào thị xã là sông Chanh, sông Nam, các sông này đều đổ ra biển ở khu cửa Nam Triệu - Lạch Huyện. Phần phía Đông thị xã còn có một số sông nhỏ khác như sông Hốt, sông Bến Giang và sông Bình Hương nhưng các sông này đều ngắn, diện tích lưu vực nhỏ, chủ yếu trong phạm vi thị xã.

Nguồn nước ngầm khá phong phú, mạch nước ngầm thường nằm ở độ sâu 5 - 6 mét, khu vực Hà Nam và ven biển nước bị nhiễm mặn ít sử dụng được, khu vực Hà Bắc nước ngọt đủ để khai thác sử dụng cho sinh hoạt.

Thuận lợi lớn nhất về nguồn nước của Thị xã là có hồ Yên Lập, là hồ thuỷ lợi lớn của tỉnh có dung tích thường xuyên 127, 5 triệu m3, dung tích hữu ích 113, 2 triệu m3 với kênh chính dẫn nước cho Thị xã dài 28,4 km. Nguồn cấp nước từ hồ Yên Lập dồi dào và hiện là nguồn nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong thị xã, đặc biết là khu vực Hà Nam luôn được chống xâm nhập mặn.

f. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên du lịch.

- Về tuyến du lịch có 3 tuyến bao gồm: Tuyến Trung tâm TX Quảng Yên (Bảo tàng Bạch Đằng, Hai cây lim Giếng Rừng, Bãi cọc Bạch Đằng, Đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, Bến đò Cổ, chợ Rừng); Tuyến Trung tâm TX Quảng Yên - Đảo Hà Nam (điểm di tích lịch sử Bạch Đằng, làng nghề đan ngư cụ truyền thống thôn Hưng Học thuộc phường Nam Hòa, đi thuyền nan trên sông cửa đình Cốc, đình Phong Cốc, nhà thờ họ Lê); Tuyến Trung tâm TX Quảng Yên- phường Đông Mai, Minh Thành (điểm Bác Hồ dừng chân, Rừng Thông, Thác Mơ).

Các điểm du lịch gồm 11 điểm: Điểm du lịch Khu trung tâm di tích lịch sử Bạch Đằng (phường Yên Giang); Điểm du lịch Bảo tàng Bạch Đằng và

điểm du lịch hai cây Lim Giếng Rừng (phường Quảng Yên); Điểm du lịch Đình Phong Cốc (phường Phong Cốc); Điểm du lịch Nhà thờ họ Lê (phường Phong Cốc); Điểm du lịch đình, chùa thôn Yên Đông (phường Yên Hải); Điểm du lịch Chùa Yên Giang (phường Yên Giang); Điểm du lịch Miếu Tiên Công (xã Cẩm La); Điểm du lịch Thác Mơ (phường Đông Mai); Điểm du lịch làng nghề truyền thống Hưng Học (phường Nam Hòa) và Điểm du lịch chợ Rừng (phường Quảng Yên).

- Đặc sản của Quảng Yên có: Hà, mật ong xã Hoàng Tân, nem chua Quảng Yên, bánh gio Hà Nam; Cá Mai – Phường Tân An; Tôm sú đầm Nhà Mạc – xã Liên Vị; Cao Thiên Môn – xã Hiệp Hòa; Gạo chất lượng cao – xã Sông Khoai và phường Phong Cốc.

* Tài nguyên rừng:

Rừng ở Quảng Yên chiếm diện tích không lớn, phân bố tập trung ở khu vực đồi núi cao phía Bắc giáp Hoành Bồ nhưng có vai trò quan trọng đến phát triển kinh tế của thị xã, đặc biệt là trong bảo vệ nguồn nước hồ Yên Lập, chống xói mòn và sa mạc hoá đất ven biển, tạo cảnh quan sinh thái đa dạng phục vụ cho phát triển du lịch.

c. Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản trên địa bàn thị xã Quảng Yên nhỏ cả về chủng loại và trữ lượng, nhìn chung không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế. Tập trung chủ yếu là một số khoáng sản ngành vật liệu xây dựng, đó là:

Đá vôi: Phân bố chủ yếu trên đảo xã Hoàng Tân trữ lượng trên 1 triệu m3, hiện đang được khai thác với quy mô 50 - 60 nghìn m3 /năm, tuy nhiên việc khai thác đá vôi ở đây cần quản lý tốt để bảo vệ môi trường cảnh quan cho phát triển du lịch.

Đất sét. Khoáng sản quan trọng nhất của thị xã là nguồn đất sét làm vật liệu xây dựng như gạch, ngói. Đất sét được phân bố rộng rãi ở núi Na xã Sông Khoai, phường Minh Thành, phường Đông Mai, xã Tiền An, phường Cộng

Hòa tổng trữ lượng khoảng hàng triệu m3, có thể khai thác để phục vụ sản xuất xi măng, sản xuất gạch ngói phục vụ nhu cầu tại chỗ.

Cát, sỏi xây dựng: Phân bố rải rác ven các sông trong thị xã, trữ lượng khoảng vài triệu m3, chất lượng khá tốt chịu được áp lực cao, hiện đang được khai thác cho xây dựng tại chỗ.

Than đá: Có một vỉa nhỏ nằm ở khu vực Đá Chồng thuộc phường Minh Thành với trữ lượng khoảng 20 - 30 vạn tấn, trước đây đã được nhân dân khai thác thủ công để làm chất đốt cho sản xuất và sinh hoạt tại chỗ.

Ngoài ra tại khu vực phường Minh Thành còn có mỏ cát xây dựng với trữ lượng khá lớn (hàng triệu m3), trữ lượng tốt, cường độ chịu lực cao có thể khai thác đáp ứng một phần nhu cầu xây dựng ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng ngập mặn tại thị xã quảng yên, quảng ninh giai đoạn 1998 2018​ (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)