Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng ngập mặn tại thị xã quảng yên, quảng ninh giai đoạn 1998 2018​ (Trang 90 - 98)

5.4.2.1. Nâng cao chất lượng rừng ngập mặn

Với lý do khu vực thị xã Quảng Yên không còn đất để trồng mới rừng ngập mặn thì việc nâng cao chất lượng rừng làm tăng khả năng phòng hộ là giải pháp cần thiết.

Các biện pháp nâng cao chất lượng rừng ngập mặn chủ yếu là khoanh nuôi có trồng bổ sung các khu vực rừng có mật độ cây thấp, có nhiều cây tái sinh. Các loại cây trồng bổ sung cần chọn là loài đang phân bố tại khu vực hoặc những loài khác có cùng điều kiện sinh thái với những loài bản địa.

Những diện tích rừng còn lại cần được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh bị chặt phá.

5.4.2.2. Phục hồi lại hiện trạng rừng ngập mặn trong đầm đã bị mất

Chuyển đổi mục đích sử dụng từ rừng ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản đã hủy hoại diện tích rừng khá lớn. Những năm gần đây, dịch bệnh trên các loài thủy sản thường xuyên xảy ra trên diện rộng, nguồn lợi thủy sản ngày một giảm xuống. Người dân địa phương khu vực nghiên cứu đã nhận thức

được điều này nên đã bắt đầu khôi phục lại diện tích rừng ngập mặn trong đầm. Tại thị xã Quảng Yên, theo báo cáo của Hạt kiểm lâm và Phòng tài nguyên môi trường, diện tích rừng ngập mặn trong đầm khoảng 897 ha (số liệu kiểm kê rừng tỉnh Quảng Ninh năm 2015). Đây là cơ hội tốt để thị xã Quảng Yên tăng thêm diện tích rừng ngập mặn mặc dù quỹ đất để trồng mới không còn. Để đẩy nhanh quá trình này, thị xã Quảng Yên cần kết hợp với chương trình chống biến đổi khí hậu cung cấp cây giống, kỹ thuật cho các chủ đầm để thực hiện nhanh quá trình trồng rừng trong các đầm thủy sản.

Theo kinh nghiệm của Ngô Đình Quế và các CTV - Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng, diện tích rừng ngập mặn trong đầm nuôi trồng thủy sản cần đạt 70%, diện tích mặt nước đạt 30% diện tích đầm.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đề tài đã sử dụng một số phương pháp như kế thừa số liệu và điều tra thực địa để nghiên cứu Thực trạng hoạt động trồng rừng và hoạt động quản lý rừng ngập mặn tại thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh giai đoạn 1998- 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Từ năm 1998 – 2008, thị xã Quảng Yên (huyện Yên Hưng trước đây) không tiến hành trồng rừng ngập mặn. Từ năm 2009 đến 2015, thị xã Quảng Yên tiến hành trồng rừng ngập mặn trên diện tích 507 ha.

Từ năm 2009 đến 2015, nguồn vốn trồng rừng đầu tư vào trồng ngập mặn với loài cây chủ yếu là Bần chua. Hiện nay, cây trồng trên diện tích thực hiện dự án đạt: 507 ha. Đây là diện tích được trồng để phòng hộ khu vực đê biên quanh khu vực thị xã Quảng Yên (cụ thể là phường Hà An, Phong Hải xã Hoàng Tân, Liên Vị, Liên Hoà, Tiền Phong, Minh Thành, Sông Khoai, Nam Hoà, Yên Giang). Hiện nay cây sinh trưởng và phát triển tốt, đã đủ tiêu chuẩn thành rừng.

Thực trạng hoạt động quản lý rửng ngập mặn tại thị xã Quảng Yên còn nhiều bất cập. Ngoài 897 ha rừng ngập mặn nằm trong các Đầm nuôi trồng thuỷ sản đã có chủ, diện tích rừng ngập mặn còn lại do UBND các xã quản lý bảo vệ.

Tác giả đã sử dụng sơ đồ SWOT để đánh giá hoạt động quản lý rừng ngập mặn. Kết quả như sau:

Điểm mạnh (S):

- Mối quan hệ giữa cán bộ bảo vệ và người dân rất tốt.

- Chính quyền địa phương là đơn vị trực tiếp quản lý bảo vệ nên khi xảy ra các vụ việc liên quan đến rừng xử lý rất nhanh chóng.

- Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của rừng ngập mặn rất tốt.

Điểm yếu (W):

- Rừng chưa có chủ nên có tình trạng thiếu trách nhiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

- Diện tích rừng nằm rải rác, không tập trung.

- Lực lượng bảo vệ rừng thường kiêm nhiệm, không đúng chuyên môn.

Cơ hội (O):

- Đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên. - Dự án trồng rừng thay thế tạo cơ hội cho phát triển rừng có chất lượng. - Nâng cao năng lực cho các cơ quan, cán bộ lâm nghiệp, nhận thức của người dân về công tác bảo vệ rừng. - Kinh tế của người dân trong vùng dần được cải thiện

Thách thức (T):

- Cơ cấu ngành nghề của thị xã Quảng Yên đang có xu thế giảm tỷ trọng nông – lâm nghiệp.

- Nhu cầu sử dụng đất rừng ngập mặn cho nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp và giao thông tăng đột biến.

Đề tài cũng đánh giá được hiện trạng rừng ngập mặn tại thị xã Quảng Yên giai đoạn 1998-2018. Về cơ bản, diện tích rừng ngập mặn ngày một suy giảm. Nguyên nhân chủ yếu do Quy hoạch diện tích rừng ngập mặn cho phát triển giao thông, công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

Đề tài xác định được các thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động trồng rừng và quản lý rừng ngập mặn. Kết quả phỏng vấn về hoạt động trồng rừng và quản lý rừng ngập mặn như sau:

Thuận lợi:

- Người dân ủng hộ cho hoạt động trồng rừng ngập mặn.

- Lực lượng lao động dồi dào, đây là nguồn lực cơ bản để thực hiện đề án trồng rừng ngập mặn

- Chính sách của tỉnh Quảng Ninh tạo điều kiện về kinh phí cho hoạt động trồng và quản lý rừng ngập mặn.

- Điều kiện lập địa thíc hợp cho trồng rừng.

Khó khăn:

- Vùng ven biển chịu ảnh hưởng nhiều về thiên tai và gió bão, đất đai còn nghèo dinh dưỡng nên ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng ngập mặn.

- Quy hoạch ba loại rừng của tỉnh Quảng Ninh làm ảnh hưởng đến hoạt động trồng rừng và quản lý rừng ngập mặn.

Trong giới hạn của đề tài, tác giả cũng đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng và quản lý rừng ngập mặn cho thị xã Quảng Yên. Các giải pháp bao gồm giải pháp về quản lý và giải pháp về kỹ thuật.

2. Tồn tại

Thời gian để thực hiện đề tài không nhiều nên việc điều tra và phân tích số liệu cũng ít nhiều bị ảnh hưởng.

Đề tài mới chỉ thực hiện trong thị xã Quảng Yên, chưa mở rộng cho toàn tỉnh Quảng Ninh. Để đánh giá một cách toàn diện cần nghiên cứu các giải pháp cho toàn tỉnh, làm cơ sơ để tỉnh Quảng Ninh điều chỉnh cơ chế chính sách về rừng phòng hộ cho phù hợp.

Đề tài thực hiện trên nguồn kinh phí cá nhân nên có nhiều công việc còn hạn chế.

3. Khuyến nghị

Cần có những nghiên cứu bổ sung thêm về thông tin và nguyên nhân ảnh hưởng của các nhân tố đến rừng ngập mặn phòng hộ văn biển. Từ đó bổ sung các giải pháp phù hợp hơn nữa để quản lý và phát triển rừng bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Nguyễn Văn Đài (1999), Giáo trình Hệ thông tin địa lý, Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội.

2. Bùi Thị Điệp (2000), Ứng dụng Hệ thông tin địa lý (GIS) trong nghiên cứu biến động sử dụng đất ở khu vực ven biển phía nam cửa Ba Lạt. Luận văn Thạc sỹ khoa học, Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội.

3. Đặng Kim Khánh (2001), Phân tích đa dạng của hệ thực vật ven biển Tiền Hải Thái Bình. Luận văn Thạc sỹ khoa học, Trường ĐH KHTN Hà Nội.

4. Nguyễn Ngọc Thạch, Nguyễn Đình Hoè và những người khác (1997), Viễn thám trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

5. Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Giao Thủy, Nam Định (2000), Đánh giá môi trường và kết quả 10 năm thực hiện công ước Ramsar ở KBTTN ĐNN Giao Thuỷ, Nam Định.

6. Cục Môi Trường, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2000), Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 2 năm 2000, trang 12 - 15.

7. Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc Gia Hà Nội (2001), Đánh giá biến động tài nguyên Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Giao Thuỷ kể từ khi vùng đất ngập nước này được khoanh định thành khu Ramsar.

8. Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc Gia, Viện Địa lý (1997),

Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài: Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường các bãi bồi ven biển cửa sông tỉnh Thái Bình. 10. Ủy ban nhân dân huyện Tiền Hải, Thái Bình (1996). Dự án phát triển kinh tế xã hội vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải, Thái Bình.

11. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2016, Quyết định số: 3158/QĐ/BNN-TCLN về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2016, Hà Nội.

12. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2007, Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Hà Nội.

13. Nguyễn Ngọc Lung (1998), “Hệ thống quản lý rừng và các chính sách lâm nghiệp Việt Nam”, Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

14. Trần Văn Con, Nguyễn Huy Sơn, Phan Minh Sáng, Nguyễn Hồng Quân, Chu Đình Quang, Lê Minh Tuyên, 2006, Cẩm nang ngành lâm nghiệp: chương Quản lý rừng Bền vững.

Tiếng Anh

15. Paul A. Longley and Michael F. Goodchild (1997). Geographical Information systems,John Wiley & sons Ex.

16. Thomas. M Lilleran and Ralphw Kiefer (1994). Remote sensing and Image Intergration_Third edition. John Wiley & sons Ex

PHỤ LỤC

Một số hình ảnh thực địa

Rừng trồng ngập mặn loài Trang.

Rừng trồng ngập mặn loài Đước vòi

(ảnh chụp tại tiểu khu 48c – phường Minh Thành, thị xã Quảng Yên)

Rừng trồng ngập mặn loài Bần chua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng ngập mặn tại thị xã quảng yên, quảng ninh giai đoạn 1998 2018​ (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)