a. Điều kiện kinh tế
Nhiều năm qua, Đảng bộ thị xã Quảng Yên đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XIX đề ra. Trong đó có những thành tựu nổi bật mang dấu ấn nhiệm kỳ: Đó là ngày 25-11-2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết công nhận huyện Yên Hưng trở thành thị xã Quảng Yên. Có được thành quả này là cả một quá trình phấn đấu liên tục, không mệt mỏi của biết bao thế hệ cán bộ và nhân dân trong thị xã; là sự kế thừa thành quả của các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện; đó còn là sự quan tâm, giúp đỡ có hiệu quả của các bộ, ban, ngành của Trung ương, của tỉnh và các địa phương bạn. Đây là sự kiện lịch sử ghi đậm dấu ấn quá trình xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ và nhân dân thị xã. Trong 5 năm qua, cơ cấu kinh tế của thị xã tiếp tục chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đến nay, tỷ trọng lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 80,8%, tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ còn 19,2%. Chương trình xây dựng nông thôn mới được nhân dân đồng tình ủng hộ. Cả hệ thống chính trị đã vào
cuộc, góp sức chung tay xây dựng nông thôn mới. Năm 2015, thị xã cơ bản hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới.
Đặc biệt, trong nhiệm kỳ 2010-2015, TX Quảng Yên đã thực hiện có hiệu quả 3 khâu đột phá chiến lược. Trong đó, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng lớn và đồng bộ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 15.783 tỷ đồng, tăng bình quân 25%/năm. Hệ thống đê biển Hà An, đê biển và xử lý môi trường ở Hà Nam được đầu tư lớn.Thị xã đã triển khai 155 hạng mục công trình cải tạo, nâng cấp, xây mới nội thị Quảng Yên; hàng loạt các tuyến giao thông huyết mạch được nâng cấp và xây mới: Tiêu biểu như các tuyến đường cầu Chanh - Uông Bí, Biểu Nghi - Phà Rừng, cầu Chanh - Liên Vị, đường 18 đoạn qua thị xã, đặc biệt là Dự án đường cao tốc nối TP Hạ Long với Hải Phòng... Diện mạo của thị xã ngày càng khang trang. Công tác cải cách hành chính tiếp tục được quan tâm. Môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và người dân. Chỉ số cải cách hành chính của thị xã được tỉnh đánh giá cao. Cùng với đó, nguồn nhân lực được quan tâm phát triển gắn với đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ. Sự nghiệp giáo dục phát triển, đến nay có 46/61 trường công lập đạt chuẩn quốc gia. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống được chú trọng, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
b. Văn hoá xã hội
* Dân số
Năm 2009: 129.504 người. Mật độ dân cư: 415 người/km2. Năm 2010: 131.500 người.
Năm 2015: 134.400 người.
Năm 2017: 134.800 người, mật độ dân số trung bình: 446,4 người/lm2. (Theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2017).
* Công tác giáo dục:
phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập THCS, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi tiếp tục được giữ vững, cơ sở vật chất được đầu tư; triển khai tốt Lễ khai giảng năm học mới 2014 - 2015, tỷ lệ huy động bậc mầm non đạt 97,6% KH; cấp tiểu học đạt 100 % KH; cấp THCS đạt 96,9% KH; cấp THPT đạt 87,8% KH. Hoàn thiện kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý và luân chuyển cán bộ giáo viên; đề xuất với tỉnh cơ chế hỗ trợ điều kiện học tập cho học sinh tiểu học và mầm non...
* Công tác Y tế, Dân số - Gia đình và trẻ em:
Công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và đầu tư mạnh mẽ, tỷ lệ bác sỹ trong ngành y tăng rõ rệt và được bố trí tại 7/8 xã, thị trấn. Ngành Y tế đã phối hợp với các đơn vị của Tỉnh triển khai tốt các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, tập trung triển khai có hiệu quả các dự án thuộc chương trình Y tế quốc gia, thực hiện tốt công tác tiêm chủng vacxin cho bà mẹ, trẻ em.
PHẦN V
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU