Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng và quản lý rừng ngập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng ngập mặn tại thị xã quảng yên, quảng ninh giai đoạn 1998 2018​ (Trang 89 - 90)

mặn cho khu vực nghiên cứu

Căn cứ Quyết định số 472/QĐ-UBND ngày 06/3/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh “Về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm đầu kỳ (2011 – 2015) của thị xã Quảng Yên”, hiện trạng đất nuôi trồng thủy sản tính đến năm 2010 là 8132,8 ha chiếm 25,88%, Quy hoạch đến năm 2020 diện tích đất thủy sản còn 5589,0 ha chiếm 17,79% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích quy hoạch để nuôi trồng thủy sản trên đất ngập mặn mới là 150 ha, diện tích nuôi trồng thủy sản chuyển sang mục đích sử dụng khác (nông nghiệp, công nghiệp) là 2693,8 ha, không có diện tích cho trồng bổ sung rừng ngập mặn.

Theo Báo cáo kết quả khảo sát ngoại nghiệp tại Quảng Ninh, Dự án phục hồi và phát triển rừng ngập mặn phòng hộ ven biển, tháng 7/2012 – Viện Điều tra Quy hoạch rừng, tổng diện tích đất ngập mặn có thể trồng rừng được là 377,37 ha. Hiện tại, từ năm 2012 đến 2015 thị xã Quảng Yên đã tiến hành trồng rừng ngập mặn thành rừng là: 222 ha (số liệu nghiệm thu trồng rừng ngập mặn của thị xã Quảng Yên từ năm 2012 đến 2015).

Như vậy, tính đến năm 2015, thị xã Quảng Yên không còn đất quy hoạch cho trồng mới rừng ngập mặn.

Trong những năm gần đây, cơ chế quản lý rừng nói chung và quản lý rừng ngập mặn nói riêng tại tỉnh Quảng Ninh dần đi vào chặt chẽ. Theo thống kê của hạt kiểm lâm thị xã Quảng Yên, từ năm 2013 đến nay, diện tích rừng ngập mặn gần như không bị chặt phá, chuyển đổi mục đích sử dụng. Người dân cũng dần hiểu tác dụng của rừng ngập mặn đến nguồn lợi thủy sản và bảo vệ đê nê có ý thức hơn trong việc bảo vệ chúng. Chính vì vậy mà trong giai đoạn này chỉ duy nhất có một vụ phá rừng ngập mặn với diện tích 170 m2

tại xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên.

Với quỹ đất trồng rừng ngày một hạn hẹp, để tăng thêm diện tích rừng ngập mặn, thị xã Quảng Yên cần có các giải pháp phù hợp. Với giới hạn của đề tài này, tác giả mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả trồng rừng ngập mặn tại thị xã quảng yên, quảng ninh giai đoạn 1998 2018​ (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)