Công tác tổ chức quản lý rừng ngập mặn tại thị xã Quảng Yên có nhiều bất cập. Ngoài 897 ha rừng ngập mặn nằm trong các Đầm nuôi trồng thuỷ sản đã có chủ, diện tích rừng ngập mặn còn lại do UBND các xã quản lý bảo vệ.
Để đánh hiệu quả của các giải pháp quản lý bảo vệ rừng hiện có tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Đề tài đã tiến hành phỏng vấn các đối tượng là cán bộ huyện, cán bộ xã, người dân thôn (bản), sự phối hợp của người dân
- Trưởng ban QLDA (01 P.CT UBND thị xã) - Phó ban QLDA (02 người: gồm trưởng và phó phòng kinh tế thị xã)
trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại thị xã Quảng Yên và từ đó xin các ý kiến về giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng tại đây. Mỗi trường hợp phỏng vấn kéo dài từ 5 đến 15 phút. Nội dung phỏng vấn theo Phiếu biểu tại phụ lục 2.1; 2.2 và 2.3.
Tác giả đã phỏng vấn các đối tượng là cán bộ thị xã Quảng Yên 3 người, cán bộ phường Hà An 3 người và người dân các xã (phường): Hà An 35 hộ, Hoàng Tân 20 hộ, Sông Khoai 26 hộ, Phong Hải 15 hộ, Yên Hải 15 hộ, Yên Giang 5 hộ, Nam Hoà 5 hộ, Tiền Phong 10 hộ, Liên Vị 25 hộ, Liên Hoà 20 hộ. Tổng số hộ gia đình được phỏng vấn là: 176 hộ. Các số liệu về thông tin các giải pháp quản lý bảo vệ rừng ngập mặn hiện có tại thị xã Quảng Yên thu thập được được thống kê, sắp xếp. Sau đó tổng hợp và phân tích định tính và định lượng bằng các đánh giá theo phương pháp SWOT các thông tin về thể chế chính sách, những tồn tại, vướng mắc về chế độ chính sách trong quản lý rừng, khung logic và bằng các phần mềm thông dụng Excel (Bảng 5.2).
Bảng 5.2: Sơ đồ phân tích SWOT về công tác bảo vệ rừng. Điểm mạnh (S):
- Mối quan hệ giữa cán bộ bảo vệ và người dân rất tốt.
- Chính quyền địa phương là đơn vị trực tiếp quản lý bảo vệ nên khi xảy ra các vụ việc liên quan đến rừng xử lý rất nhanh chóng.
- Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của rừng ngập mặn rất tốt.
Điểm yếu (W):
- Rừng chưa có chủ nên có tình trạng thiếu trách nhiệm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.
- Diện tích rừng nằm rải rác, không tập trung.
- Lực lượng bảo vệ rừng thường kiêm nhiệm, không đúng chuyên môn.
Cơ hội (O):
- Đầu tư kinh phí cho công tác bảo
Thách thức (T):
vệ và phát triển rừng được nâng lên. - Dự án trồng rừng thay thế tạo cơ hội cho phát triển rừng có chất lượng.
- Nâng cao năng lực cho các cơ quan, cán bộ lâm nghiệp, nhận thức của người dân về công tác bảo vệ rừng.
- Kinh tế của người dân trong vùng dần được cải thiện
Quảng Yên đang có xu thế giảm tỷ trọng nông – lâm nghiệp.
- Nhu cầu sử dụng đất rừng ngập mặn cho nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp và giao thông tăng đột biến.
Từ sơ đồ phân tích SWOT về công tác bảo vệ rừng tại thị xã Quảng Yên chúng ta thấy rằng:
Điểm mạnh (Strengths) của công tác bảo vệ rừng:
+ Mối quan hệ giữa cán bộ bảo vệ và người dân: Mối quan hệ giữa cán bộ bảo vệ rừng và người dân rất tốt. Theo khảo sát từ các phiếu phỏng vấn, người dân và cán bộ bảo vệ rừng gần như không xảy ra xung đột. Hàng ngày, cán bộ bảo vệ rừng thường xuyên tiếp cận với người dân để tuyên truyền công tác bảo vệ rừng.
+ Chính quyền địa phương là đơn vị trực tiếp quản lý bảo vệ nên khi xảy ra các vụ việc liên quan đến rừng xử lý rất nhanh chóng: Hiện tại, UBND các xã phường có rừng ngập mặn là đơn vị trực tiếp thực hiện công tác bảo vệ rừng. Các phường, xã đã lập ra các tổ bảo vệ rừng chuyên trách để thực hiện công tác bảo vệ rừng cho toàn xã nói chung, cho rừng ngập mặn nói riêng. Khi xảy ra vụ việc liên quan đến rừng, Tổ bảo vệ rừng chuyên trách sẽ trực tiếp phối hợp với Kiểm lâm địa bàn xử lý. Trường hợp vượt thẩm quyền, Tổ bảo vệ rừng chuyên trách báo cáo trực tiếp với lãnh đạo xã, phường kịp thời xử lý. Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách được thành lập trên cơ sở là lực lượng dân quân tự vệ của địa phương nên rất thuận lợi trong công tác tuyên
truyền cho người dân, vì lực lượng này là người dân địa phương, có mối quan hệ làng xóm, anh em tại địa phương nên các hoạt động đều trở nên dễ hơn, hiệu quả hơn.
+ Nhận thức của người dân về tầm quan trọng của rừng ngập mặn rất tốt: Theo khảo sát cán bộ các xã, kiểm lâm địa bàn và người dân địa phương, cơ bản các hộ gia đình đều hiểu được tâm quan trọng của rừng ngập mặn mang lại. Người dân địa phương hiểu được tác dụng của rừng ngập mặn đối với bảo vệ bờ đê, chống sạt lở. Đặc biệt người dân hiểu rất rõ về nguồn lợi thuỷ sản mang lại từ rừng ngập mặn.
Khi phỏng vấn người dân đề có chung nhận định: Vị trí nào có nhiều rừng ngập mặn, chất lượng rừng tốt thì ở đó có nguồn lợi thuỷ sản dồi dàng, đa dạng các loài thuỷ sản sinh sống. Người dân cũng đã dẫn chứng được các diện tích hồ, đầm trước đây bị huỷ hoại cây ngập mặn, khi nuôi trồng thuỷ sản chỉ được 1 đến 2 mùa đầu tiên, sau đó sinh ra bệnh dịch, không thể nuôi được. Để nuôi trồng, người dân đã tìm cách khôi phục lại diện tích rừng ngập mặn trong đầm trước đây trở lại, đến hiện tại những đầm này cho nguồn lợi thuỷ sản rất tốt, ít bị dịch bệnh. Đặc biệt, thuỷ sản tự nhiên nhiều hơn, ít phải thả bổ sung, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân.
Như vậy, mối quan hệ của người dân địa phương, sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền địa phương và nhận thức sâu sác của người dân địa phương đến công tác quản lý bảo vệ rừng ngập mặn là những điểm mạnh cho công tác quản lý bảo vệ rừng tại đây.
Điểm yếu (Weaknesses) của công tác bảo vệ rừng:
+ Rừng chưa có chủ thực sự: Như phân tích điểm mạnh ở trên, rừng ngập mặn của thị xã Quảng Yên hiện tại chủ yếu do UBND các xã quản lý, chủ rừng là UBND xã, chưa có chủ thực sự. Với cơ cấu tổ chức quản lý rừng như thế này sẽ dẫn đến tình trạng của chung, khó quy trách nhiệm cho chủ rừng. Khi đã là của chung, trách nhiệm của cán bộ quản lý rừng cũng giảm đi,
đồng nghiã nhiều sự việc tác động xấu đến rừng bị lờ đi, không giải quyết kịp thời. Đặc biệt, với cán bộ rừng chuyên trách là người địa phương, khi xảy ra các vụ vi phạm, người cán bộ bảo vệ rừng thường có tâm lý né tránh, tránh đối đầu trực tiếp với người thân, bnn bè, hàng xóm. Đây chính là điểm yếu đầu tiên trong công tác quản lý bảo vệ rừng của địa phương.
+ Diện tích rừng nằm rải rác, không tập trung:
Quảng Yên có 6 tuyến đê ven biển với tổng chiều dài 67.000m.
Đê Liên Minh – Hiệp Lực: Dài 3.300m, khu vực này có rừng ngập mặn tự nhiên gồm các loài: Sú, Mắm, Trang, Đước, Bần chua, có khả năng chắn sóng tốt vì chế độ ngập triều không cao.
Đê Mai Hòa: Dài 3.000m thuộc địa phận phường Đông Mai, rừng ngập mặn với loài Bần chua sinh trưởng khá tốt.
Đê Hà An: Dài 8.500m thuộc phường Hà An, có diện tích rừng ngập mặn tự nhiên và rừng mới trồng. Hiện tại còn nhiều đất bồi tụ cần trồng bổ sung.
Đê Sông Khoai: Dài 12.000m thuộc xã Sông Khoai và phường Yên Giang. Khu vực này đã trồng nhiều rừng ngập mặn từ năm 1990 – 1995, cây sinh trưởng tốt và phát huy tác dụng bảo vệ đê. Cần được đầu tư để trồng bổ sung và bảo vệ rừng hiện có.
Đê Đông Yên Hưng: Dài 6.800m thuộc địa phận phường Minh Thành và xã Hoàng Tân. Diện tích rừng ngập mặn có khoảng 40 ha gồm những loài Đước, Mắm, Trang. Tuyến đê này có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ sản xuất nông nghiệp cần được đầu tư trồng bổ sung và bảo vệ rừng hiện có.
Đê Hà Nam: Dài 33.670m bao quanh 8 xã thuộc khu vực Hà Nam. Hiện tại có trên 100ha rừng ngập mặn đã trồng nhưng chất lượng kém. Tuyến đê này có nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản, là tuyến đê cấp 3 duy nhất của tỉnh Quảng Ninh, có tầm quan trọng đặc biệt bảo vệ hơn 70.000 dân thuộc 8 xã phường khu vực Hà Nam.
Với chiều dài các tuyến đê là 67 km, diện tích rừng ngập mặn chủ yếu năm rải dọc các tuyến đê nên rất khó cho việc kiểm soát công tác quản lý bảo vệ rừng. Ngoài ra, diện tích rừng ngập mặn còn nằm dọc theo các bờ đầm của các chủ đầm, đi lại khó khăn, phải tiếp cận bằng phương tiện đường thuỷ nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo vệ rừng.
+ Lực lượng bảo vệ rừng thường kiêm nhiệm: Như đã phân tích trong điểm mạnh, lực lượng bảo vệ rừng được thành lập trên cơ sở là lực lượng dân quân tự vệ. UBND các xã, phường giao cho đồng chí Công chức địa chính xã phường thường trực công tác quản lý bảo vệ rừng. Lực lượng này phải thực hiện những nhiệm vụ chuyên môn khác của UBND xã, phường do vậy thời gian cho công tác quản lý bảo vệ rừng bị hạn chế. Hơn nữa, những cán bộ này không phải chuyên môn bên lâm nghiệp nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến các nghiệp vụ quản lý bảo vệ.
Như vậy, với thực tế rừng chưa thực sự có chủ, diện tích rừng phân tán, lực lượng bảo vệ rừng thường kiêm nhiệm, không đúng chuyên môn ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo vệ rừng. Đây chính là điểm yếu của công tác quản lý bảo vệ rừng của thị xã Quảng Yên.
Cơ hội (Opportunities) cho công tác bảo vệ rừng:
+ Đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ và phát triển rừng được nâng lên: Hiện tại, hàng năm kinh phí bảo vệ rừng cho UBND thị xã Quảng Yên chưa đáp ứng được diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng cần được bảo vệ. Ngoài việc hàng năm, kinh phí bảo vệ rừng được cấp cho diện tích rừng đặc dung (34,2 ha), UBND thị xã Quảng Yên không có kinh phí để thực hiện công tác bảo vệ rừng. Theo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thị xã Quảng Yên, kinh phí bảo vệ rừng hàng năm cho các diện tích rừng phòng hộ (100% rừng ngập mặn) sẽ được đầu tư đầy đủ trên toàn bộ diện tích quản lý. Như vậy, nguồn kinh phí bảo vệ rừng hàng năm sẽ có cơ hội tăng lên, chia sẻ
lợi ích với cộng đồng cũng được nâng lên một nấc mới, có cơ hội ảnh hưởng tích cực cho công tác bảo vệ rừng của thị xã.
+ Dự án trồng rừng thay thế tạo cơ hội cho phát triển rừng có chất lượng: Dự án trồng rừng thay thế ở tỉnh Quảng Ninh được triển khai từ những năm 2012. Đầu tư cho công tác trồng rừng được tính đúng, tính đủ. Giá trị đầu tư của dự án trồng rừng thay thế cao hơn 5,7 lần so với mức hỗ trợ bình quân của dự án bảo vệ và phát triển rừng (hỗ trợ trồng, chăm sóc rừng từ dự án Bảo vệ và phát triển rừng bình quân là 15 tr đồng/ha/4 năm, trong khi Dự án Trồng rừng thay thế đầu tư tối đa đến 86 triệu đồng/ha/4 năm). Đối với tỉnh Quảng Ninh, Dự án trồng rừng thay thế chủ yếu đầu tư cho rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, trong đó có UBND thị xã Quảng Yên. Hơn nữa, cây trồng trong Dự án trồng rừng thay thế ở tỉnh Quảng Ninh hiện tại ưu tiên cho phát triển cây bản địa. Khi thực hiện dự án sẽ sử dụng nhiều lao động nhàn rỗi của địa phương, làm giảm áp lực vào rừng. Đây là cơ hội lớn để UBND thị xã Quảng Yên nâng cao chất lượng rừng, nâng cao độ che phủ, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng của thị xã.
+ Nâng cao năng lực cho các cơ quan, cán bộ lâm nghiệp, nhận thức của người dân về công tác bảo vệ rừng: Ngày 01 tháng 10 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1288/QĐ-TTG về việc Phê duyệt đề án Quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng. Trong nhiệm vụ thực hiện thì công tác tuyên truyền được đề cấp tại Khoản d, điểm 2, Điều 1: Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực, tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng và Chứng chỉ rừng, trong đó:
Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo với sự hướng dẫn của các chuyên gia quốc tế và Việt Nam về những lĩnh vực sau: Chuyên gia về quản lý rừng bền vững và cấp Chứng chỉ rừng; chuyên gia phát triển các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia và quốc tế về quản lý rừng bền vững; chuyên gia cho các tổ chức đánh giá cấp chứng chỉ rừng (CB).
Nâng cao nhận thức, năng lực cho các cơ quan, cán bộ quản lý lâm nghiệp các cấp, doanh nghiệp và chủ rừng về xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.
Thiết lập mạng lưới thông tin tuyên truyền về hoạt động quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng trong nước và quốc tế, bao gồm xây dựng: Website về quản lý rừng bền vững; cơ sở dữ liệu về quản lý rừng bền vững.
Phổ biến và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, tầm quan trọng và các hoạt động về quản lý rừng bền vững; quảng bá hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia tới các hiệp hội, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu trong nước và quốc tế. Nguồn kinh phí thực hiện được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.
Như vậy, qua kênh thông tin này, các chủ rừng, cán bộ lâm nghiệp cung như người dân địa phương sẽ được nâng cao nghiệp vụ, hiểu biết về rừng, các cơ chế chính sách góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác bảo vệ rừng nói chung, cho công tác quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng nói riêng.
Thách thức (Threats) đối với công tác bảo vệ rừng:
+ Cơ cấu ngành nghề của thị xã Quảng Yên đang có xu thế giảm tỷ lâm nghiệp: Cơ cấu ngành nghề của thị xã Quảng Yên đang có xu thế giảm dần tỉ trọng kinh tế từ ngành lâm nghiệp. Đây là một cơ hội tốt cho công tác bảo vệ rừng của UBND thị xã Quảng Yên nhưng cũng là một thách thức lớn. Khi tỷ trọng kinh tế giảm xuống, đầu tư cho ngành lâm nghiệp cũng sẽ giảm theo đồng nghĩa với hưởng lợi của người theo nghề rừng cũng giảm xuống. Khi hưởng lợi giảm xuống thì sẽ phát sinh mâu thuẫn dẫn đến có các tác động tiêu cực đến rừng.
+ Nhu cầu sử dụng đất rừng ngập mặn cho nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp và giao thông tăng đột biến:
Ngày 18/11/2016, UBND tỉnh Quảng Ninh đã Phê duyệt Quy hoạch chung thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050. Theo đó, diện tích đất lâm nghiệp sẽ giảm đi rõ rệt, cụ thể đến năm
2020, diện tích quy hoạch cho lâm nghiệp chỉ còn 2646,44 ha và đến 2030, diện tích đất lâm nghiệp chỉ còn 2626,17 ha, so với tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện tại là 5579,4 ha. Như vậy, đến năm 2020, tỷ lệ đất lâm nghiệp của thị xã Quảng Yên chỉ chiếm 8,42% tổng diện tích, bình quân mỗi người có 120,29 m2 đất lâm nghiệp; đến năm 2030, tỷ lệ này chỉ chiếm 8.36% tổng diện tích và bình quân mỗi người chỉ có 97,23 m2