Cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quy mô hoạt động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27)

2.3.1. Lợi ích kinh tế nhờ quy mơ

Lợi ích kinh tế nhờ quy mô là lý thuyết kinh tế về những lợi ích của doanh nghiệp khi mở rộng quy mô hoạt động (Benston, 1965). Khi ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, ngân hàng có thể tận dụng triệt để các yếu tố đầu vào để tiết kiệm chi phí và làm cho chi phí trên mỗi đơn vị đầu ra giảm đi. Lợi ích này có được nhờ hai yếu tố: (i) chi phí cố định (fixed costs) được giảm xuống trên mỗi khách hàng hoặc trên mỗi đơn vị sản phẩm dịch vụ khi quy mô hoạt động gia tăng; (ii) chi phí biến đổi (variable costs) được quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả, tiết kiệm sẽ góp phần làm giảm chi phí trung bình trong dài hạn và giảm tổng chi phí trong ngắn hạn. Do vậy, khi ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, tổng chi phí tăng lên nhưng chi phí trên một đơn vị sản phẩm dịch vụ hoặc trên một khách hàng giảm đi. Nếu các khoản chi phí cố định và chi phí biến đổi được kiểm sốt tốt thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.

Theo Bos & Kool (2001), lợi ích này được tạo ra do tác động của các yếu tố bên trong (như tăng quy mơ, kiểm sốt tốt các khoản chi phí và tận dụng triệt để các lợi thế so sánh như lợi thế về nguồn đầu vào, lợi thế kỹ thuật, lợi thế tài chính…) và yếu tố bên ngoài là do kết quả của việc mở rộng quy mô hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của toàn ngành. Cụ thể là khi mở rộng quy mơ hoạt động, các ngân hàng có thể tiết kiệm được một số khoản chi phí mua sỉ các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình hoạt động với số lượng lớn; có khả năng tiếp cận nhiều nguồn tài trợ khác nhau với mức lãi suất thấp; ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh để làm cho tốc độ gia tăng của đầu ra cao hơn hoặc bằng tốc độ gia tăng của các yếu tố đầu vào trong trung và dài hạn; tiết kiệm chi phí Marketing thơng qua việc giảm chi chí Marketing trên mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra… Ngoài ra, với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, một quy mô lớn trong hoạt động dẫn

đến sự đa dạng hơn về đối tượng khách hàng, sản phẩm, dịch vụ cung cấp và phân khúc thị trường.

2.3.2. Bất lợi kinh tế do quy mô

Lý thuyết này cho rằng doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh quá nhanh sẽ làm phát sinh thêm các khoản chi phí khơng cần thiết, chi phí bình qn trên một đơn vị sản phẩm hoặc chi phí bình qn tính trên một khách hàng tăng (Stigler, 1974). Nếu như bất lợi kinh tế do quy mơ khơng tồn tại thì sẽ khơng tồn tại các ngân hàng có quy mơ nhỏ và vừa nữa vì khi đó mọi ngân hàng đều mở rộng quy mơ hoạt động để tối đa hóa hiệu quả kinh doanh. Điều này trái ngược với thực tế rằng quy mô của các ngân hàng là khác nhau (Arthur & Sheffrin, 2003; Canback, Samouel & Price, 2006). Do vậy, các ngân hàng chỉ hoạt động hiệu quả trong giới hạn và các điều kiện cho phép hay nói một cách khác là ln tồn tại quy mô hoạt động tối ưu cho từng ngân hàng và lợi ích kinh tế nhờ quy mô không thể áp dụng cho tất cả các ngân hàng (Riordan & Williamson, 1985).

Bên cạnh đó, quy mơ của NHTM tăng lên chưa phải là căn cứ để khẳng định hiệu quả kinh tế của NHTM đó cũng gia tăng. Sự gia tăng hoặc giảm sút của hiệu quả kinh tế chưa chắc chắn và phụ thuộc vào quy mô của các NHTM. Theo Berger & Humphrey (1994), việc tăng quy mô của các NHTM thông qua hoạt động mua lại và sáp nhập có thể làm tăng hoặc giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh. Theo nghiên cứu của Mertens và Urga (2001), đường chi phí trung bình ngành ngân hàng là đường cong có hình dạng chữ U. Lợi thế nhờ quy mô chỉ được thể hiện một cách rõ ràng đối với các NHTM có quy mơ trung bình. Khi vượt q một ngưỡng nào đó về quy mơ thì bất lợi kinh tế về quy mơ sẽ xuất hiện và làm giảm khả năng sinh lời của các NHTM.

2.3.3. Lợi ích kinh tế nhờ phạm vi

Lợi ích kinh tế nhờ phạm vi chỉ ra rằng việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ giúp tiết kiệm chi phí (Arthur & et al., 2003; Canback & et al., 2006). Việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để tạo ra

nhiều sản phẩm đầu ra hơn giúp thu hút thêm nhiều khách hàng, gia tăng tính cạnh tranh, từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động và giảm chi phí bình qn trên từng sản phẩm. Các ngân hàng cũng có thể tiết kiệm chi phí khi chia sẻ hệ thống giao dịch và trụ sở, thông tin khách hàng để bán chéo các sản phẩm của các đối tác kinh doanh.

2.3.4. Qúa lớn để sụp đổ

Nghị sĩ Hoa Kỳ, Stewart McKinney, trong một phiên điều trần của Quốc hội Hoa Kỳ năm 1984, thảo luận về sự can thiệp của Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang với ngân hàng Continental Illinois đã đưa ra thuật ngữ “Qúa lớn để sụp đổ” (Too big to fail). Ơng nói về các ngân hàng q lớn để phá sản như sau: “We have a new kind of bank. It is called too big to fail. TBTF, and it is a wonderful bank”. Theo đó, các ngân hàng lớn có cơ chế hoạt động hiệu quả và nhiều biện pháp quản lý rủi ro nên rất khó bị sụp đổ hay phá sản so với các ngân hàng có quy mơ hoạt động nhỏ (Sorkin, 2010). Hơn nữa, ngân hàng quy mô lớn sử dụng vị thế thị trường, cũng như lấn sâu sự ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, nên sự thất bại của họ sẽ mang tầm ảnh hưởng quốc gia. Chính vì lẽ đó, đối với ngân hàng thuộc diện “quá lớn để sụp đổ” thì nhà nước thường can thiệp để “cứu” các ngân hàng này nhằm hạn chế đến mức tối đa những tác động bất lợi cho nền kinh tế khi các ngân hàng lớn phải đối diện với tình trạng phá sản (Deelchand & Padgett, 2009). Hành động bảo trợ của nhà nước một mặt giúp cho nền kinh tế hoạt động ổn định, nhưng mặt khác lại gây ra rủi ro đạo đức, khuyến khích các ngân hàng lớn hoạt động với rủi ro cao hơn để đạt được lợi nhuận lớn hơn mà không e ngại phá sản1.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 – 2009 đã chứng minh quan điểm này khơng hồn tồn đúng. Hàng loạt các ngân hàng lớn tuyên bố phá sản vì quy mơ hoạt động quá lớn nên dù nhà nước có can thiệp để hỗ trợ thì cũng khơng cứu vãn được tình thế. Thực tế, việc giải cứu các ngân hàng lớn ở Ireland năm 2008 đã dẫn đến nợ cơng gia tăng và chính phủ phải tìm đến sự giúp đỡ

1

Nguyên tắc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận cho phép ngân hàng nếu chấp nhận rủi ro cao thì lợi nhuận lớn.

của EU và IMF năm 2010 (Clarke & Hardiman, 2012). Ngân hàng Bear Stearns đã được sự giúp đỡ của chính phủ Hoa Kỳ bằng gói bảo trợ 30 tỷ USD và cho sáp nhập vào JP Morgan (Zandi, 2010). Lehman Brothers đã phải nộp đơn xin phá sản vào ngày 15/09/2008 theo quy định của Luật phá sản Mỹ, chấm dứt lịch sử 158 năm hoạt động.

Sự sụp đổ của các ngân hàng lớn đã gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế và làm cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu kinh tế quan ngại về sự tồn tại của các ngân hàng này. Có ý kiến cho rằng không nên tồn tại những ngân hàng có quy mơ lớn mang tầm ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế đến nỗi không thể để cho chúng phá sản (Stiglitz, 2009). Bên cạnh đó, khơng nên tồn tại các ngân hàng lớn tại các quốc gia đang phát triển vì hệ thống ngân hàng tại các quốc gia này chưa được hoàn thiện, cạnh tranh sâu sắc, khả năng quản lý rủi ro chưa cao (Demirguc-Kunt, Detragiache, & Merrouche, 2010). Để hạn chế hiện tượng “quá lớn để sụp đổ” có thể thực hiện bằng cách chia tách ngân hàng lớn biến chúng trở thành các ngân hàng nhỏ hơn (Stiglitz, 2009), hay gia tăng vốn tự có, nhằm giúp cho đệm bảo hộ ngân hàng tăng lên cùng với mức độ chấp nhận rủi ro (Dodd – Frank, 2010).

2.4. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc

Trên thế giới, một số nghiên cứu cho thấy các ngân hàng lớn hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng vừa và nhỏ, chủ yếu là do các ngân hàng lớn tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy mô và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ trên cơ sở bộ máy quản lý, đội ngũ nhân sự và công nghệ phù hợp (Demirguc-Kunt & Huizinga, 2012; Bhagat, Bolton & Lu, 2012; Mongid, Mohd & Haron, 2012; Tahir & Mongid, 2013). Cụ thể:

Weigand & Irons (2011) nghiên cứu tình hình tài chính của các NHTM Hoa Kỳ trong giai đoạn 2001 – 2010, bằng phương pháp ước lượng OLS. Nghiên cứu cho thấy khả năng phục hồi tài chính của 15 NHTM lớn nhất Hoa Kỳ cao hơn so với các ngân hàng nhỏ; đồng thời ủng hộ quan điểm của Filbeck, Preece & Zhao (2011) về việc quy mô của ngân hàng rất quan trọng trong dự báo hiệu suất, đặc biệt

là trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Nghiên cứu của Demirguc-Kunt & et al. (2012) về quy mô hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các định chế tài chính tại các quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 1991 – 2009, bằng phương pháp ước lượng OLS. Kết quả thực nghiệm cho thấy quy mơ hoạt động có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh.

Tahir & et al. (2013) sử dụng kỹ thuật phân tích phương sai ANOVA và hồi quy Tobit để xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả của 625 ngân hàng hoạt động tại sáu nước thành viên ASEAN – Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines và Việt Nam trong giai đoạn 2003 – 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô hoạt động của ngân hàng và tăng trưởng kinh tế là những yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh tại các ngân hàng ASEAN; tham nhũng và tự do kinh tế có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh.

Một số nghiên cứu khác trên thế giới, lại kết luận các NHTM lớn có hiệu quả kinh doanh thấp hơn so với các NHTM nhỏ:

Nghiên cứu Adams & Mehran (2008) kiểm tra mối quan hệ giữa quy mô hoạt động và hiệu quả kinh doanh của 35 NHTM lớn của Mỹ trong giai đoạn 1959 – 1999, bằng phương pháp ước lượng OLS. Nghiên cứu cho rằng các ngân hàng có quy mơ hoạt động lớn hơn có hiệu quả kinh doanh không tốt hơn các ngân hàng nhỏ.

Stiroh (2006) cũng nhất trí rằng quy mơ hoạt động tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh do ngân hàng có càng nhiều chi nhánh thì càng khó quản lý, chi phí phát sinh cao và hiệu quả thấp.

Nghiên cứu của Barros, Ferreira & Williams (2007) đã chỉ ra các ngân hàng nhỏ có nhiều khả năng đạt được hiệu quả kinh doanh tốt và ngược lại đối với các ngân hàng lớn.

Redmond, Wang & Walker (2007) nghiên cứu tác động của quy mô hoạt động đến lợi nhuận của 7.799 ngân hàng từ Báo cáo điều kiện và thu nhập giai đoạn 1990 – 2005 theo phương pháp ước lượng OLS. Kết quả nghiên cứu khẳng định các

ngân hàng có quy mơ hoạt động khác nhau thì khả năng sinh lời cũng khác nhau; đồng thời tồn tại mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa lợi nhuận và khối lượng tài sản.

Jonghe & Schepens (2015) cho rằng trong điều kiện khó khăn thì các ngân hàng nhỏ có thể chịu đựng tốt hơn so với các ngân hàng lớn. Nguyên nhân là do một số NHTM đã tiến hành mở rộng quy mô hoạt động quá nhanh, vượt quá khả năng và các điều kiện cho phép nên không đảm bảo được các chỉ tiêu an toàn, làm cho bộ máy quản lý trở nên cồng kềnh, đội ngũ nhân sự và công nghệ chưa đồng bộ. Điều này làm phát sinh thêm nhiều khoản chi phí như chi phí quản lý, chi phí khấu hao, chi phí thuê địa điểm kinh doanh và tiềm ẩn nhiều rủi ro – rủi ro hoạt động, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản (Deelchand & Padgett, 2009).

Như vậy, trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về tác động của quy mô hoạt động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng, được thực hiện ở các thị trường khác nhau, các giai đoạn khác nhau và các kết quả cũng rất khác nhau. Để giải thích sự khơng thống nhất trong các kết quả nghiên cứu, nhiều tác giả đã đưa ra các quan điểm cũng như các ngun nhân điển hình như: yếu tố thơng tin ở từng thị trường, giai đoạn nghiên cứu, thị trường nghiên cứu, các yếu tố bổ sung trong mơ hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu…

Ngay tại Việt Nam, các tác giả cũng không thống nhất về tác động của quy mô hoạt động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM do khác nhau về giai đoạn nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu… Sơ lược các cơng trình nghiên cứu có liên quan ở Việt Nam như sau:

Một số nghiên cứu đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM, tác động của việc tăng vốn điều lệ hay quá trình tái cấu trúc đến năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh của các NHTM (Nguyễn Quỳnh Hoa, 2014; Nguyễn Thu Hiền, 2015; Trần Huy Hoàng & Nguyễn Hữu Huân, 2016). Các nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích thống kê mơ tả trên cơ sở dữ liệu bảng, chưa cung cấp bằng chứng thực nghiệm về việc tác động của quy mô hoạt động đến hiệu quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam.

Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh (2010) nghiên cứu về hoạt động của các NHTM Việt Nam bằng phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính trong lĩnh vực ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho rằng trong điều kiện kinh doanh bình thường và nền kinh tế ổn định thì các ngân hàng có quy mơ nhỏ hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng có quy mơ lớn, trong khi các ngân hàng có quy mơ vừa lại hoạt động kém hiệu quả nhất. Nhưng khi nền kinh tế có biến động mạnh hoặc rơi vào khủng hoảng thì các ngân hàng có quy mơ lớn lại hoạt động kinh doanh tốt hơn các ngân hàng có quy mơ vừa và nhỏ.

Nghiên cứu của Lê Hải Trung (2014) sử dụng phương pháp tiếp cận cấu trúc và tiếp cận phi cấu trúc thông qua phương pháp hồi quy FEM và REM để phân tích mức độ tập trung và cạnh tranh thị trường trong hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2004 – 2013. Nghiên cứu kết luận có sự tồn tại của lợi thế kinh tế nhờ quy mô và lợi thế kinh tế nhờ phạm vi trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) sử dụng phương pháp ước lượng GMM để tìm hiểu sự đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 nhưng khơng tìm thấy sự tương quan giữa quy mô tổng tài sản và khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam.

Qua đó, có thể thấy một số nhược điểm của các cơng trình nghiên cứu trước gồm: Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng phương pháp ước lượng OLS đối với dữ liệu bảng sẽ gặp các vấn đề về nội sinh trong mơ hình, hiện tượng phương sai thay đổi dẫn đến kết quả ước lượng không vững. Từng nghiên cứu cho kết quả tại thời gian và không gian nghiên cứu riêng nên khi thời gian và không gian nghiên cứu thay đổi, quy mơ có thể khơng tác động hay chiều hướng tác động đến hiệu quả kinh doanh thay đổi. Hiện tại chưa có cơng trình nào thu thập dữ liệu các NHTM đến năm 2017 để phân tích, đánh giá đầy đủ và cập nhật.

Từ những hạn chế trên, đề tài nghiên cứu này sẽ tập trung phân tích tác động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quy mô hoạt động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)