- Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động: Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng vốn huy động (LTDR - Loan to Deposit Ratio) cho biết mức độ sử dụng các nguồn vốn huy động. Nếu tỷ lệ này quá cao có thể sẽ làm gia tăng rủi ro thanh khoản, ngược lại nếu tỷ lệ này thấp thì rõ ràng các NHTM đã chưa tận dụng hết các nguồn vốn huy động để nâng cao hiệu quả hoạt động (Altunbas et al., 2007; Athanasoglou et al., 2008). Chính vì vậy, các NHTM cần phải xem xét chấp nhận đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận bởi vì lợi nhuận càng cao sẽ đi kèm với rủi ro càng lớn.
- Tài sản ngoại bảng trên tổng tài sản: Tỷ lệ các tài sản ngoại bảng trong tổng tài sản (OBAA - Off Balance Assets over Total Assets) thể hiện những cam kết, bảo lãnh, chấp nhận của ngân hàng, góp phần đem lại lợi nhuận đáng kể thơng qua phí và hoa hồng, nhưng lại tránh được các khoản phí, thuế, và chi phí dự trữ bắt buộc, chi phí bảo hiểm tiền gửi, cũng như một số khoản phí khác (Yener Altunbas et al., 2007). Do đó tỷ lệ tài sản ngoại bảng tăng sẽ góp phần làm gia tăng hiệu quả hoạt động (Deelchand & Padgett, 2009).
- Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA) cho biết bao nhiêu tài sản của ngân hàng được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu, được sử dụng để đại diện cho quy mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Tỷ lệ này đo lường khả năng chịu đựng rủi ro, hấp thụ các khoản tổn thất thua lỗ của ngân hàng, đánh giá khả năng tài chính của các ngân hàng. Các ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao sẽ có ưu thế về cạnh tranh, về đa dạng hóa các sản phẩm cung cấp, dễ dàng vượt qua các rủi ro và khủng hoảng kinh tế, cũng như tạo được lòng tin cho dân chúng.
thành 3 nhóm chính: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, và rủi ro hoạt động. Thực tiễn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam cho thấy tín dụng chiếm tỷ trọng lớn và được xem là hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Các ngân hàng có danh mục cho vay có quá nhiều khoản vay kém chất lượng, khi phát sinh nợ có vấn đề, ngân hàng phải trích lập dự phịng vào chi phí hoạt động của ngân hàng để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Các nghiên cứu của Girardone et al. (2004) và Yildirim & Philippatos (2007) đã sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NPLL - Non Performance Loans/Total Gross Loans) trong mơ hình để đo lường, miêu tả rủi ro tín dụng của từng ngân hàng. Tại Việt Nam, dự phịng được tính dựa trên nợ xấu nhóm 3, nhóm 4, và nhóm 5 theo quy định của NHNN, do đó tỷ lệ này càng lớn thể hiện rủi ro tín dụng tồn tại tại ngân hàng lại càng cao.
- Tuổi của ngân hàng: Tuổi của ngân hàng (AGE) tính từ năm thành lập đến năm hiện hành. Ngân hàng được thành lập càng lâu năm sẽ có nhiều kinh nghiệm trong quản lý điều hành kinh doanh. Đồng thời, do ngân hàng hoạt động nhiều năm nên uy tín và thương hiệu cũng được nhiều người biết đến hơn, tạo được lòng tin hơn cho người dân gửi tiền nên kinh doanh sẽ có hiệu quả hơn các ngân hàng mới thành lập.
- Địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng (LCT - Location) được phân loại thành hai nhóm: Hà Nội (có giá trị là 1), Khác (có giá trị là 0). Yếu tố địa điểm đặt trụ sở chính của ngân hàng sẽ tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nếu các NHTM có trụ sở chính tại các thành phố lớn, nơi có phương tiện giao thơng thuận tiện và có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư thì hoạt động kinh doanh sẽ thuận lợi hơn do dễ dàng tiếp cận khách hàng, số lượng khách hàng nhiều hơn và có nhu cầu giao dịch tài chính lớn hơn. Qua đó, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng sẽ được cải thiện.
- Tính chất sở hữu của ngân hàng: Sở hữu (OW - Owner) phân loại thành sở hữu nhà nước và sở hữu ngoài nhà nước (Chen, 1998). Tại Việt Nam, các NHTM Nhà nước đã được cổ phần hóa nhưng tỷ lệ vốn sở hữu của Nhà nước tại các ngân
hàng này vẫn còn ở mức cao. Tỷ lệ vốn sở hữu của Nhà nước tại các NHTM thể hiện mức độ ảnh hưởng của Nhà nước hay mức độ can thiệp của Nhà nước tại NHTM. Các NHTM có vốn sở hữu của Nhà nước chiếm ưu thế (trên 51%) tại ngân hàng sẽ ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh ở góc độ các ngân hàng này sẽ có ưu thế hơn về năng lực tài chính do được hậu thuẫn từ nhà nước, nguồn khách hàng sẵn có dồi dào lại được các doanh nghiệp nhà nước ưu tiên giao dịch, sự hỗ trợ từ nhà nước thơng qua các chính sách tài chính và phi tài chính. Đề tài sử dụng biến giả để phân loại các NHTM có vốn nhà nước từ 51% trở lên (có giá trị là 1) và các NHTM có tỷ lệ vốn Nhà nước thấp hơn 51% (có giá trị là 0).
- Tăng trưởng GDP năm khảo sát ( ) cung cấp thông tin liên quan đến môi trường kinh tế vĩ mơ, góp phần tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động hiệu quả (Bilal, Saeed, Gull, & Akram, 2013). Điều kiện kinh tế vĩ mô tác động mạnh đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thơng qua nhu cầu tín dụng, gửi tiền và các dịch vụ của ngân hàng. Khi điều kiện kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp và cá nhân giảm nhu cầu tín dụng, giảm khả năng trả nợ của người đi vay, tăng rủi ro tín dụng và chi phí dự phịng cho các khoản nợ có vấn đề từ đó làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Ngược lại, một sự cải thiện trong điều kiện kinh tế vĩ mô sẽ cải thiện khả năng thanh toán của khách hàng, tăng nhu cầu tín dụng và sử dụng các dịch vụ thanh tốn của ngân hàng từ đó gia tăng lợi nhuận ngân hàng.
3.3. Kì vọng về dấu của các biến trong mơ hình
Mơ hình 3.2 thể hiện tác động của quy mô ngân hàng (Size) lên hiệu quả kinh doanh (ROA), quy mô ngân hàng kể cả tuyệt đối (LogA) và hệ thống (DPGDP) đều được dự đốn có tác động cùng chiều với hiệu quả kinh doanh. Vì như đã nêu ở mục 2.5, khi mở rộng quy mô hoạt động, đồng nghĩa với việc ngân hàng có thể mở rộng thêm mạng lưới kinh doanh, dẫn đến gia tăng thêm nguồn vốn huy động và khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế, từ đó mà NHTM có thể tăng lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Bên cạnh đó các biến như dư nợ trên tổng vốn huy động (LTDR), tài sản ngọai bảng trên tổng tài sản (OBAA), vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA), tuổi
của ngân hàng (Age) hay tăng trưởng GDP ( ) được dự đốn có tác động dương đến hiệu quả kinh doanh. Vì biến dư nợ trên tổng vốn huy động (LTDR) thể hiện hoạt động cho vay chiếm bao nhiêu trong tổng vốn huy động. Trong khi đó, cho vay được xem là hoạt động truyền thống mang lại lợi nhuận chính cho các ngân hàng tại Việt Nam, nên tỷ lệ này càng lớn thì hiệu quả lại càng cao (Yener Altunbas et al., 2007). Mặt khác, với tài sản ngoại bảng là những cam kết, bảo lãnh, chấp nhận của ngân hàng, góp phần đem lại lợi nhuận đáng kể thơng qua phí và hoa hồng, nhưng lại tránh được các khoản phí, thuế, và chi phí dự trữ bắt buộc, chi phí bảo hiểm tiền gửi, cũng như một số khoản phí khác. Do đó, tỷ lệ tài sản ngoại bảng (OBAA) tăng thì hiệu quả kinh doanh đạt được sẽ tăng theo (Deelchand & Padgett, 2009). Ngân hàng có quy mơ vốn chủ sở hữu lớn có khả năng vượt qua các cú sốc tài chính, đem lại lòng tin cho nhà đầu tư cũng như người gửi tiền nên có khả năng tiếp cận nguồn vốn với chi phí và rủi ro thấp. Bên cạnh đó, sự thận trọng của ban quản trị ngân hàng trong việc duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao cũng được thể hiện trong các quyết định về danh mục tài sản của ngân hàng, từ đó cải thiện chất lượng các khoản cho vay và tăng khả năng sinh lời (Rasiah, 2010). Nên trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA) có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh (ROA). Đứng về phương diện tăng trưởng GDP ( ), và tuổi của ngân hàng (Age) nhận thấy rằng, nếu quốc gia có GDP tăng trưởng mạnh, và ngân hàng có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành, thì hoạt động tín dụng cũng như các nghiệp vụ khác của ngân hàng cũng phát triển, nên hiệu quả kinh doanh (ROA) vì thế mà được nâng cao (Bilal et al., 2013).
Về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NPLL) được sử dụng trong mơ hình đại diện cho chất lượng tài sản của ngân hàng. Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng tỷ lệ các khoản cho vay có vấn đề trên tổng dư nợ cho vay để đo lường chất lượng tài sản đều cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ này với khả năng sinh lời của ngân hàng. Theo Girardone et al. (2004) xác định tình trạng nợ xấu cao đã gây ra sự yếu kém hiệu quả trong hệ thống ngân hàng Italia. Tương tự, Yildirim &
Philippatos (2007) thấy rằng tỷ lệ nợ có vấn đề có mối quan hệ với khả năng sinh lời thấp trong giai đọan chuyển đổi của các ngân hàng Châu Âu (1993-2000). Chất lượng tài sản kém với tỷ lệ NPLL cao được nhìn nhận như một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng sinh lời của các ngân hàng vì vậy kỳ vọng về tác động giữa tỷ lệ này và hiệu quả kinh doanh (ROA) trong nghiên cứu này là tác động ngược chiều.
Về tính chất sở hữu của ngân hàng được dự đốn có tác động dương đến hiệu quả hoạt động. Vì dựa trên cơ sở đặt biến giả các ngân hàng có vốn nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối từ 51% trở lên là 1, và ngược lại là 0, trong khi ngân hàng có vốn nhà nước được dự đốn là nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước sẽ góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng này.
Về địa điểm của trụ sở chính, được phân loại thành hai nhóm: Hà Nội (1), Khác (0). Với thực tế TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước, kế đến là Hà Nội nên các ngân hàng có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh sẽ có hiệu quả hoạt động cao hơn so với Hà Nội. Trong khi trụ sở tại TP.HCM lại nằm trong biến phân loại Khác, vì thế biến địa điểm trụ sở chính (LCT) kì vọng tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động (ROA).
Bảng 3.1. Tóm tắt các biến và kỳ vọng về dấu của các biến sử dụng trong mơ hình2
Biến Ký
hiệu Đơn vị Giải thích Kỳ vọng
dấu
Hiệu quả Suất sinh lời trên tài sản ROA % Lợi nhuận trước thuế trên Tổng tài sản bình qn
Quy mơ
Quy mơ tuyệt đối LogA Logarit cơ số 10 của Tổng tài sản +
Quy mô hệ thống DPGDP % Tổng số dư tiền gửi khách hàng và
ngân hàng khác chia Tổng GDP +
Các biến giải thích
khác
Tỷ lệ dư nợ trên Tổng vốn huy
động LTDR % Dư nợ trên Tổng vốn huy động +
Tỷ lệ các tài sản ngoại bảng trên
Tổng tài sản OBAA % Tài sản ngoại bảng trên Tổng tài sản +
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên Tổng
tài sản ETA % Vốn chủ sở hữu trên Tổng tài sản +
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ NPLL % Nợ xấu trên Tổng dư nợ -
Tuổi của ngân hàng AGE Tuổi Tuổi của ngân hàng tại năm khảo
sát, so với năm thành lập +
Tính chất sở hữu OW
Phân loại thành các NHTM có vốn nhà nước từ 51% trở lên (có giá trị là 1) và các NHTM có tỷ lệ vốn Nhà nước thấp hơn 51% (có giá trị là 0).
+
Địa điểm trụ sở chính LCT Nợi đặt trụ sở chính: Hà Nội (có giá
trị là 1), Khác (có giá trị là 0) - Tốc độ tăng trưởng GDP % Tốc độ tăng GDP + Nguồn: Tác giả tổng hợp.
3.4. Dữ liệu nghiên cứu
Như đã nêu ở chương 1 mục 5, số liệu được sử dụng trong đề tài được tổng hợp từ báo cáo tài chính có kiểm tốn của các NHTM từ năm 2008 – 2017, được công bố trên website ngân hàng và các kênh thông tin truyền thông khác. Để đảm bảo phân tích nghiên cứu đầy đủ và thực chất mối liên hệ giữa quy mô hoạt động và hiệu quả kinh doanh của các NHTM, tác giả tiến hành lọc và đưa ra khỏi danh sách nghiên cứu một số ngân hàng: (i) Loại các ngân hàng đã thực hiện sáp nhập và hợp nhất, nguyên nhân do sau khi tiến hành hợp nhất và sáp nhập, các chỉ tiêu về tổng
2
Ghi chú: dấu “-” thể hiện tác động ngược chiều của biến với ROA, dấu “+” thể hiện tác động cùng chiều của biến với ROA.
tài sản, tổng nguồn vốn cũng như các chỉ tiêu về quy mơ, lợi nhuận khác sẽ được tính dựa trên các ngân hàng hợp nhất sáp nhập, không thể hiện đúng thực chất quá trình hoạt động và phát triển để đạt được quy mô và hiệu quả của từng ngân hàng và (ii) Loại các ngân hàng không đủ số liệu do số liệu thiếu khi đưa vào kiểm định giả thuyết cũng như thực hiện hồi quy sẽ ảnh hưởng đến kết quả mơ hình.
Kết quả của q trình này thì tác giả có mẫu nghiên cứu gồm 26 ngân hàng (chiếm khoảng 74% số lượng các NHTM đang hoạt động trên thị trường), trong đó có 4 ngân hàng thuộc khối sở hữu nhà nước (tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước chiếm tỷ trọng từ 51% trở lên) (Agribank, Vietcombank, Vietinbank và BIDV) và 22 ngân hàng thuộc khối sở hữu ngoài nhà nước (tỷ lệ vốn sở hữu nhà nước tại các NHTM có tỷ trọng thấp hơn 51%). Cụ thể tên các ngân hàng khảo sát sẽ được trình bày ở phụ lục 1.
Kích thước mẫu của nghiên cứu khoảng 260 quan sát (10 năm x 26 ngân hàng), kích thước mẫu đã đủ lớn để cho kết quả tin cậy và thuyết phục. Cỡ mẫu được tính theo cơng thức: n > 104 + m; m là số biến độc lập; n là số quan sát tối thiểu, do đó kích thước mẫu 260 > 104 + 10 (Tabachnick & Fidell, 2007; Phạm Nguyễn Thùy Vân, 2013). Do đó, kích thước mẫu như trên là phù hợp để phân tích.
Dữ liệu nghiên cứu được trình bày dưới dạng dữ liệu chéo và theo chuỗi thời gian hay còn được gọi là dữ liệu bảng. Dữ liệu bảng với nhiều ưu điểm như ít xảy ra đa cộng tuyến giữa các biến và cho hiệu quả cao hơn nên thường được sử dụng trong các mơ hình nghiên cứu kinh tế. Do tình hình cơng bố số liệu của các ngân hàng tại Việt Nam khơng thống nhất, cụ thể và đầy đủ, vì vậy bảng số liệu đề tài sử dụng mang tính chất khơng cân bằng (unbalance panel data).
Ngoài ra cịn có số liệu về GDP Việt Nam lấy từ thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam.
3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sau khi tiếp cận nghiên cứu của Athanasoglou et al., (2008) để xây dựng mơ hình nghiên cứu thì mục này sẽ trình bày các phương pháp hồi quy để ước lượng
các hệ số hồi quy với bộ dữ liệu bảng không cân bằng, cụ thể bao gồm các phương pháp ước lượng Pooled OLS, RE, FE và System GMM. Sau đó tác giả tiến hành thực hiện các kiểm định cần thiết để đánh giá khuyết tật mơ hình và lựa chọn phương pháp ước lượng phù hợp.
Đầu tiên, phương pháp ước lượng hồi quy Pooled OLS được sử dụng dựa trên giả định các hệ số hồi quy không chịu tác động của các ngân hàng riêng biệt cũng như không thay đổi theo thời gian. Đây thực chất chỉ là phương pháp ước lượng OLS thơng thường vì phương pháp này khơng phân biệt chuỗi thời gian trong bảng, dữ liệu sẽ được gộp như kiểu dữ liệu chéo. Việc dựa trên rất nhiều giả định và không quan tâm đến chuỗi dữ liệu của các ngân hàng theo thời gian chính là những nhược điểm của mơ hình, sai số ngẫu nhiên có thể sẽ tương quan với biến độc lập