Kì vọng về dấu của các biến trong mô hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quy mô hoạt động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 44)

Mô hình 3.2 thể hiện tác động của quy mô ngân hàng (Size) lên hiệu quả kinh doanh (ROA), quy mô ngân hàng kể cả tuyệt đối (LogA) và hệ thống (DPGDP) đều được dự đoán có tác động cùng chiều với hiệu quả kinh doanh. Vì như đã nêu ở mục 2.5, khi mở rộng quy mô hoạt động, đồng nghĩa với việc ngân hàng có thể mở rộng thêm mạng lưới kinh doanh, dẫn đến gia tăng thêm nguồn vốn huy động và khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế, từ đó mà NHTM có thể tăng lợi nhuận cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Bên cạnh đó các biến như dư nợ trên tổng vốn huy động (LTDR), tài sản ngọai bảng trên tổng tài sản (OBAA), vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA), tuổi

của ngân hàng (Age) hay tăng trưởng GDP ( ) được dự đoán có tác động dương đến hiệu quả kinh doanh. Vì biến dư nợ trên tổng vốn huy động (LTDR) thể hiện hoạt động cho vay chiếm bao nhiêu trong tổng vốn huy động. Trong khi đó, cho vay được xem là hoạt động truyền thống mang lại lợi nhuận chính cho các ngân hàng tại Việt Nam, nên tỷ lệ này càng lớn thì hiệu quả lại càng cao (Yener Altunbas et al., 2007). Mặt khác, với tài sản ngoại bảng là những cam kết, bảo lãnh, chấp nhận của ngân hàng, góp phần đem lại lợi nhuận đáng kể thông qua phí và hoa hồng, nhưng lại tránh được các khoản phí, thuế, và chi phí dự trữ bắt buộc, chi phí bảo hiểm tiền gửi, cũng như một số khoản phí khác. Do đó, tỷ lệ tài sản ngoại bảng (OBAA) tăng thì hiệu quả kinh doanh đạt được sẽ tăng theo (Deelchand & Padgett, 2009). Ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu lớn có khả năng vượt qua các cú sốc tài chính, đem lại lòng tin cho nhà đầu tư cũng như người gửi tiền nên có khả năng tiếp cận nguồn vốn với chi phí và rủi ro thấp. Bên cạnh đó, sự thận trọng của ban quản trị ngân hàng trong việc duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao cũng được thể hiện trong các quyết định về danh mục tài sản của ngân hàng, từ đó cải thiện chất lượng các khoản cho vay và tăng khả năng sinh lời (Rasiah, 2010). Nên trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (ETA) có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh (ROA). Đứng về phương diện tăng trưởng GDP ( ), và tuổi của ngân hàng (Age) nhận thấy rằng, nếu quốc gia có GDP tăng trưởng mạnh, và ngân hàng có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành, thì hoạt động tín dụng cũng như các nghiệp vụ khác của ngân hàng cũng phát triển, nên hiệu quả kinh doanh (ROA) vì thế mà được nâng cao (Bilal et al., 2013).

Về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (NPLL) được sử dụng trong mô hình đại diện cho chất lượng tài sản của ngân hàng. Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng tỷ lệ các khoản cho vay có vấn đề trên tổng dư nợ cho vay để đo lường chất lượng tài sản đều cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ này với khả năng sinh lời của ngân hàng. Theo Girardone et al. (2004) xác định tình trạng nợ xấu cao đã gây ra sự yếu kém hiệu quả trong hệ thống ngân hàng Italia. Tương tự, Yildirim &

Philippatos (2007) thấy rằng tỷ lệ nợ có vấn đề có mối quan hệ với khả năng sinh lời thấp trong giai đọan chuyển đổi của các ngân hàng Châu Âu (1993-2000). Chất lượng tài sản kém với tỷ lệ NPLL cao được nhìn nhận như một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng sinh lời của các ngân hàng vì vậy kỳ vọng về tác động giữa tỷ lệ này và hiệu quả kinh doanh (ROA) trong nghiên cứu này là tác động ngược chiều.

Về tính chất sở hữu của ngân hàng được dự đoán có tác động dương đến hiệu quả hoạt động. Vì dựa trên cơ sở đặt biến giả các ngân hàng có vốn nhà nước chiếm tỷ lệ chi phối từ 51% trở lên là 1, và ngược lại là 0, trong khi ngân hàng có vốn nhà nước được dự đoán là nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước sẽ góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng này.

Về địa điểm của trụ sở chính, được phân loại thành hai nhóm: Hà Nội (1), Khác (0). Với thực tế TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước, kế đến là Hà Nội nên các ngân hàng có trụ sở chính tại TP. Hồ Chí Minh sẽ có hiệu quả hoạt động cao hơn so với Hà Nội. Trong khi trụ sở tại TP.HCM lại nằm trong biến phân loại Khác, vì thế biến địa điểm trụ sở chính (LCT) kì vọng tác động ngược chiều với hiệu quả hoạt động (ROA).

Bảng 3.1. Tóm tắt các biến và kỳ vọng về dấu của các biến sử dụng trong mô hình2

Biến

hiệu Đơn vị Giải thích Kỳ vọng

dấu

Hiệu quả Suất sinh lời trên tài sản ROA % Lợi nhuận trước thuế trên Tổng tài sản bình quân

Quy mô

Quy mô tuyệt đối LogA Logarit cơ số 10 của Tổng tài sản +

Quy mô hệ thống DPGDP % Tổng số dư tiền gửi khách hàng và

ngân hàng khác chia Tổng GDP +

Các biến giải thích

khác

Tỷ lệ dư nợ trên Tổng vốn huy

động LTDR % Dư nợ trên Tổng vốn huy động +

Tỷ lệ các tài sản ngoại bảng trên

Tổng tài sản OBAA % Tài sản ngoại bảng trên Tổng tài sản +

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên Tổng

tài sản ETA % Vốn chủ sở hữu trên Tổng tài sản +

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ NPLL % Nợ xấu trên Tổng dư nợ -

Tuổi của ngân hàng AGE Tuổi Tuổi của ngân hàng tại năm khảo

sát, so với năm thành lập +

Tính chất sở hữu OW

Phân loại thành các NHTM có vốn nhà nước từ 51% trở lên (có giá trị là 1) và các NHTM có tỷ lệ vốn Nhà nước thấp hơn 51% (có giá trị là 0).

+

Địa điểm trụ sở chính LCT Nợi đặt trụ sở chính: Hà Nội (có giá

trị là 1), Khác (có giá trị là 0) - Tốc độ tăng trưởng GDP % Tốc độ tăng GDP + Nguồn: Tác giả tổng hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quy mô hoạt động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)