Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quy mô hoạt động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 64 - 65)

4.1.2 .Ma trận tương quan

5.2. Gợi ý chính sách

Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra những gợi ý liên quan đến yếu tố quy mô nhằm mục tiêu gia tăng hiệu quả kinh doanh của các NHTM:

Thứ nhất, các NHTM nên tăng quy mô các nguồn vốn tài trợ. Đây là nguồn vốn đóng vai trị quyết định đến uy tín, khả năng mở rộng quy mơ hoạt động, quy mô dư nợ, khả năng chống đỡ rủi ro và khả năng hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng. Các phương án có thể thực hiện bao gồm: phát hành thêm các loại cổ phiếu mới, sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để tăng vốn chủ sở hữu, phát hành các loại trái phiếu để huy động vốn từ nền kinh tế, bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngồi và các đối tác chiến lược có tiềm lực tài chính mạnh nhằm tận dụng sự hỗ trợ từ các đối tác để tăng lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả quản lý.

Thứ hai, tiếp tục tăng trưởng quy mô dư nợ, sử dụng nguồn vốn huy động hiệu quả sẽ giúp các NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động. Đây là một trong những khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của ngân hàng. Thu nhập từ lãi hiện vẫn là khoản mục đóng góp chính vào doanh thu và lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. Giải pháp để tăng trưởng dư nợ có thể xem xét như: nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường huy động vốn không kỳ hạn để tạo ra nguồn vốn giá rẻ từ đó có thể cung ứng ra thị trường nguồn tín dụng giá rẻ, xây dựng cơ cấu nguồn thu từ dịch vụ tín dụng một cách hợp lý,...

Thứ ba, tiến hành các hoạt động mua lại và sáp nhập với các ngân hàng khác. Việc này giúp ngân hàng nhanh chóng đạt được quy mô vốn lớn theo yêu cầu và có thể giúp cải thiện hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn đầu của quá trình tăng quy mơ, cịn trong giai đoạn tiếp theo, các ngân hàng chỉ có thể duy

trì được lợi thế kinh tế nhờ quy mô với điều kiện việc tăng quy mô phải đi kèm với việc phát triển chuyên môn, đổi mới công nghệ và đặc biệt là đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng, quản trị rủi ro theo hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

Thứ tư, mở rộng thị phần cung cấp sản phẩm, dịch vụ để tăng quy mơ và từ đó là tăng hiệu quả kinh doanh. Để gia tăng thị phần các ngân hàng cần đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ kết hợp với việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng tối đa nhu cầu đa dạng của khách hàng. Hơn nữa, ngân hàng cần quan tâm sâu sắc đến từng đối tượng khách hàng, có chính sách khách hàng phù hợp nhằm gia tăng sự gắn bó, tăng cường mối quan hệ ngân hàng – khách hàng và thu hút nhiều khách hàng mới thông qua việc hiểu nhu cầu thực tế của khách hàng. Ngồi ra, ngân hàng có thể mở rộng mạng lưới hoạt động thông qua việc thành lập các chi nhánh mới tại các địa bàn còn nhiều tiềm năng, chưa được khai thác triệt để hoặc tiến hành phân bổ lại mạng lưới hoạt động để mở rộng thị phần.

Thứ năm, gia tăng quy mô thông qua xây dựng các kênh kinh doanh mới để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến nhiều đối tượng khách hàng. Các kênh kinh doanh mới như: đội ngũ các đại lý bán hàng; mạng lưới các đối tác chiến lược; cộng tác viên; tham gia các liên minh chiến lược cũng như tận dụng sự hỗ trợ của các đối tác trong liên minh chiến lược để nâng cao hiệu quả hoạt động… Kênh ngân hàng điện tử vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển thông qua đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ hiện đại để tạo ra các dịch vụ như: thanh toán tự động bằng điện thoại, thanh tốn tự động tiền phí du lịch,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quy mô hoạt động đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)