Mối quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp và tính thanh khoản cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quản trị doanh nghiệp đến tính thanh khoản cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)

Mối quan hệ quản trị doanh nghiệp và tính thanh khoản cổ phiếu được kiểm định qua nhiều nghiên cứu thực nghiệm. Trong các nghiên cứu đó, quản trị doanh nghiệp được xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau như quy mô hội đồng quản trị, cấu trúc của hội đồng quản trị, mức độ minh bạch thông tin hay quyền cổ đông… Phần lớn các nghiên cứu này đều đồng thuận với quan điểm cho rằng quản trị doanh nghiệp có tác động tích cực đến doanh nghiệp (Bai 2003; Gompers và cộng sự 2003; Klapper và Love 2004; Durney và Kim 2005, Ammann và cộng sự 2011). Lang và cộng sự (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ minh bạch thông tin, thanh khoản thị trường cổ phiếu và giá trị doanh nghiệp, tác giả chỉ ra thanh khoản cổ phiếu là một yếu tố quan trọng mà qua đó tính minh bạch tác động đến giá trị doanh nghiệp. William Cheung và cộng sự (2015) tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính thanh khoản cổ phiếu, quản trị doanh nghiệp và thành quả hoạt động của 207 công ty thuộc danh mục đầu tư của quỹ đầu tư bất động sản trên các sàn chứng khoán NYSE và NASDAQ từ năm 1992 – 2008, kết luận mối quan hệ đồng biến giữa tính thanh khoản cổ phiếu và cơ chế quản trị doanh nghiệp, qua đó tác động nâng cao giá trị doanh nghiệp.

Quản trị doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp, nhà đầu tư, thị trường chứng khoán và việc quản lý của Nhà nước. Ở cấp độ doanh nghiệp, thực hiện tốt hoạt động quản trị doanh nghiệp mang đến những lợi ích: Thứ nhất, thúc đẩy hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu rủi ro liên quan đến các giao dịch vì lợi ích của ban điều hành. Thứ hai, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các nguồn vốn giá rẻ. Thứ ba, góp phần làm nên và nâng cao uy tín của doanh nghiệp, tăng niềm tin của nhà đầu tư và giá trị doanh nghiệp. Một xu thế mới xuất hiện gần đây ở các nhà đầu tư là họ đã xem các biện pháp quản trị doanh nghiệp như là một tiêu chí quan trọng trong việc đưa ra quyết định đầu tư, từ đó tăng sức hấp dẫn của cổ phiếu của doanh nghiệp. Ở cấp độ thị trường, quản trị doanh nghiệp sẽ đóng góp cho nền kinh tế quốc dân và tạo điều kiện cho việc quản lý nền kinh tế của Nhà nước. Những doanh nghiệp này thường có thể tạo ra của cải vật chất và các giá trị khác cho các cổ đông, người lao động và nền kinh tế; trái lại, những doanh nghiệp có hệ thống quản trị doanh nghiệp yếu kém, bộc lộ sự thiếu hiệu quả sẽ dẫn đến thiệt hại vật chất cho nhà đầu tư, người lao động và có thể làm giảm niềm tin trên thị trường chứng khoán.

Mối quan hệ theo chiều ngược lại giữa tính thanh khoản cổ phiếu doanh nghiệp đối với quản trị doanh nghiệp chưa có sự đồng nhất. Thanh khoản cao hơn là tín hiệu tích cực khi thị trường chứng khoán vận hành hiệu quả, thúc đẩy dòng vốn cho nền kinh tế luân chuyển. Tuy nhiên, không phải lúc nào thanh khoản cao cũng đi kèm với những chuyển biến tích cực trong hoạt động, quản lý, điều hành, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thực tế, khối lượng giao dịch cổ phiếu tăng mạnh, thanh khoản cao có thể không vì cung – cầu thực của nhà đầu tư mà vì tâm lý đầu tư theo đám đông của một bộ phận nhà đầu tư bị hấp dẫn bởi những thông tin tích cực được đưa ra liên tục. Việc đánh đổi giữa thanh khoản và chất lượng quản trị doanh nghiệp là không tồn tại (Maug 1998).

Như vậy, khi xem xét mối liên kết giữa thanh khoản cổ phiếu và quản trị doanh nghiệp mặc dù có nhiều tranh cãi, tuy nhiên đa số kết quả các nghiên cứu đều ủng hộ

cho kết quả, việc quản trị doanh nghiệp hiệu quả sẽ cải thiện tính thanh khoản cho cổ phiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quản trị doanh nghiệp đến tính thanh khoản cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)