Hồi quy lần lượt ba biến đại diện cho tính thanh khoản là Illiq, Turn và LR theo các biến độc lập, tác giả thực hiện các kiểm định cần thiết để kiểm định tính vững của mô hình, kết quả lựa chọn mô hình GLS để khắc phục các hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi.
Với mô hình Illiq, các biến Gov của các mô hình có p-value > 0,01 nên ta chấp nhận giả thuyết H0. Do đó biến này không có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác, mô hình hồi quy không giải thích được tác động của biến quản trị doanh nghiệp đến tính thanh khoản của cổ phiếu.
Với mô hình biến Turn, LR là biến phụ thuộc: Biến quản trị doanh nghiệp (Gov), Size, Price đều có p-value < 0,01 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, do đó các biến này có tác động đến tính thanh khoản cổ phiếu. Dựa vào bảng 4.7, tác động của quản trị doanh nghiệp đến tính thanh khoản cổ phiếu: kết quả hồi quy cho thấy yếu tố quản trị doanh nghiệp (Gov) có mối quan hệ thuận chiều với tính thanh khoản cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Kết quả chỉ ra rằng, các doanh nghiệp có khả năng quản trị doanh nghiệp tốt hay hiệu quả quản trị doanh nghiệp càng cao thì tính thanh khoản cổ phiếu của các doanh nghiệp này có khuynh hướng cao hơn các doanh nghiệp khác. Kết quả này giống với
kỳ vọng ban đầu của tác giả và phù hợp với các kết quả nghiên cứu của Panu Prommin (2014).
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy GLS các biến thanh khoản của cổ phiếu theo biến quản trị doanh nghiệp và các biến kiểm soát
Illiq Turn LR Gov -0.00014 0.00910** 1.038*** (-1.62) (-2.60) -5.44 Size -0.000289*** 0.00198 0.826*** (-4.84) -0.82 -6.26 Leverage -0.00017 0.0184 -1.498 (-0.41) -1.08 (-1.61) Tangibility -0.0008 -0.0550* -0.432 (-1.42) (-2.42) (-0.35) Price 3.590* -56.59 -12201.0*** -2.55 (-0.99) (-3.92) Rv 0.00276* -0.0932 -0.337 -2.11 (-1.76) (-0.12) Lnage 0.00169** -0.0499* 1.093 -3.19 (-2.33) -0.93 _Cons 0.00354* 0.201** -19.14*** -2.09 -2.92 (-5.11) N 408 408 408
Nguồn: Kết quả phân tích Stata
Cũng giống như các kết quả nghiên cứu khác trên thế giới, chỉ số quản trị doanh nghiệp có tác động lên tính thanh khoản của cổ phiếu (biến Turn và biến LR). Khi chỉ số quản trị công ty tăng sẽ làm cho tính thanh khoản của cổ phiếu được cải thiện.
quan hệ trực tiếp với tính thanh khoản cổ phiếu. Yếu tố này cũng được các nước khác trên thế giới chú trọng đến.
Quy mô doanh nghiệp không tương quan với tỷ số Turn nhưng lại tương quan âm với chỉ số Illiq, tương quan dương với chỉ số LR nên có tương quan dương với tính thanh khoản cổ phiếu. Kết quả này cũng tương đồng với số đông của các nghiên cứu trên thế giới. Các doanh nghiệp lớn có thể thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn các doanh nghiệp nhỏ do tâm lý doanh nghiệp lớn có khả năng tài chính mạnh, an toàn hơn, và nhiều người đầu tư hơn doanh nghiệp nhỏ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đòn bẩy tài chính không có quan hệ với tính thanh khoản cổ phiếu. Trên thế giới cũng có khá nhiều kết quả nghiên cứu tương tự. Một trong những lý do để giải thích vấn đề này là đòn bẩy tài chính làm gia tăng tấm chắn thuế nên có tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp, hoặc là những công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng và bão hòa hoặc những công ty chia cổ tức cao,… sẽ thu hút được các nhà đầu tư; nhưng mặt khác đòn bẩy tài chính cũng làm gia tăng gánh nặng lãi suất và rủi ro nên có tác động tiêu cực đến giá trị doanh nghiệp. Do đó nhóm người thích rủi ro sẽ chọn công ty có đòn bẩy tài chính cao nhưng nhóm người không thích rủi ro sẽ chọn những công ty có đòn bẩy tài chính thấp.
Kết luận chương 4: thực hiện phương pháp hồi quy, thu được một số kết quả nhất định về các yếu tố tác động đến tính thanh khoản cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE. Từ những kết quả này, tác giả thực hiện so sánh kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước với số liệu thực tế của các doanh nghiệp niêm yết được chọn làm mẫu để xem xét mức độ tác động của từng yếu tố đến chính sách cổ tức có phù hợp hay không. Kết quả phân tích hồi quy bằng Stata cho thấy: Biến quản trị doanh nghiệp (Gov), Size, Price đều có p-value < 0,01 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, do đó các biến này có tác động đến tính thanh khoản cổ phiếu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Giới thiệu chương 5: chương này sẽ trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu bằng phương pháp kiểm định, đề xuất kiến nghị, những hạn chế của đề tài và những hướng mở rộng nghiên cứu tiếp theo.