Gợi ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quản trị doanh nghiệp đến tính thanh khoản cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 65)

Dựa vào kết quả nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp sẽ tác động gia tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, tác giả đưa ra một số gợi ý để nâng cao tính thanh khoản cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết tại HOSE như sau:

Trước hết, đảm bảo tuân thủ toàn diện các quy định hiện hành liên quan đến quyền cổ đông, đảm bảo đối xử công bằng đối với cổ đông (nhỏ lẻ, nước ngoài). Một số quyền cơ bản của cổ đông hiện đã được đa số doanh nghiệp niêm yết tuân thủ, ví dụ việc biểu quyết từng nội dung trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch cổ tức cho năm vừa qua và cho năm tới. Đối với các nội dung đã được quy định trong văn bản pháp quy (Luật Doanh nghiệp, Thông tư 121/2012/TT-BTC…), cần phải nâng mức tuân thủ lên mức toàn diện.

Thứ hai, cần công nhận quyền và lợi ích của các bên liên quan theo đúng pháp luật và khuyến khích sự hợp tác giữa doanh nghiệp và các bên liên quan. Việc công bố thông tin về tác động của doanh nghiệp đến môi trường, xã hội và người lao động đã mang tính bắt buộc theo Thông tư 155/2016/TT-BTC. Tuy nhiên, việc thực hiện cũng như công bố thông tin về các hoạt động này rất hạn chế. Vì vậy, doanh nghiệp cần chủ động thực hiện và công bố thông tin về các hoạt động môi trường, xã hội và người lao động, không chỉ để tuân thủ theo các quy định pháp lý, mà còn nâng cao uy tín của doanh nghiệp với các bên liên quan

Thứ ba, nâng cao tính minh bạch, công bố thông tin liên quan đến doanh nghiệp, tăng cường sự tiếp cận thông tin của cổ đông. Quyền cơ bản của cổ đông là được tiếp cận và nhận các thông tin trọng yếu về doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo công bố thông tin về người liên lạc cho cổ đông/nhà đầu tư, chú trọng công bố thông tin trên website của doanh nghiệp. Để tạo điều kiện cho cổ đông nước ngoài thực hiện quyền cổ đông, doanh nghiệp cần cung cấp tài liệu họp đại hội cổ đông và các báo cáo như báo cáo tài chính, báo cáo thường niên… bằng tiếng Anh

trên website. Mặt khác, doanh nghiệp nên nghiên cứu và áp dụng các phương pháp tổ chức đại hội cổ đông khác nhau như bỏ phiếu điện tử, họp trực tuyến, hoặc bỏ phiếu qua bưu điện, nhằm tạo điều kiện tham dự cho các cổ đông. Các cổ đông cũng cần được hướng dẫn chi tiết quy trình ủy quyền tham dự họp đại hội cổ đông và quy trình dồn phiếu biểu quyết để đảm bảo tất cả cổ đông có thể thực hiện quyền của mình. Nâng cao chất lượng báo cáo thường niên vì thực tế vẫn còn tỷ lệ không nhỏ các doanh nghiệp niêm yết chưa thực hiện công bố thông tin về các hoạt động, tính độc lập, các cuộc họp và nội dung họp, lương, thưởng, thù lao… của thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát và ban giám đốc. Đây là những nội dung quan trọng thể hiện sự minh bạch trong quản trị và quản lý điều hành doanh nghiệp. Đồng thời nâng cao chất lượng thông tin được công bố vì một số thông tin được công bố chỉ mang tính đối phó với các quy định hiện hành, chưa có chất lượng và chiều sâu, không mang lại nhiều giá trị cho nhà đầu tư. Ví dụ, thông tin về rủi ro của doanh nghiệp được liệt kê đầy đủ, nhưng không giải thích rõ ảnh hưởng và cách giải quyết của doanh nghiệp; hay các thông tin tài chính được so sánh với kế hoạch đề ra và qua các năm, nhưng không giải thích lý do tăng/giảm, đạt hoặc không đạt kế hoạch.

Thứ tư, nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính giải trình, phải đảm bảo cung cấp định hướng, đảm bảo giám sát có hiệu quả hội đồng quản trị, ban điều hành, đảm bảo tính giải trình của hội đồng quản trị, ban điều hành trước các cổ đông, thủ toàn diện các quy định hiện hành liên quan đến trách nhiệm hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Đa số các doanh nghiệp niêm yết được đánh giá không tuân thủ các quy định cơ bản như có đủ tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị là thành viên độc lập và họp đủ số lần theo quy định. Ngoài ra, chức năng chính theo luật định của hội đồng quản trị là giám sát ban giám đốc/tổng giám đốc, nhưng kết quả đánh giá cho thấy, mức độ tuân thủ chưa đạt 100%. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hội đồng quản trị và ban kiểm soát thông qua việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp tốt. Một số thông lệ tốt bao gồm việc thành lập các tiểu ban hỗ trợ hội đồng quản trị, bổ sung chức danh thư ký công ty, có chính sách đa dạng hóa thành phần và kỹ năng của hội đồng quản

hiện chức năng giám sát một cách hiệu quả, trưởng ban kiểm soát nên là một kế toán viên/kiểm toán viên chuyên nghiệp. Doanh nghiệp cần có các phương án phòng tránh và xử lý các xung đột lợi ích như xây dựng điều lệ công ty có các điều khoản quy định chặt chẽ về quyền và trách nhiệm của hội đồng quản trị, ban điều hành và ban kiểm soát. Việc tách bạch chức danh chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc sẽ đảm bảo phân định chức năng quản trị và chức năng quản lý điều hành. Điều này giúp hạn chế được xung đột lợi ích có thể xảy ra trong doanh nghiệp và hội đồng quản trị sẽ thực hiện tốt hơn vai trò của người đại diện. Ngoài ra, việc doanh nghiệp có thêm các thành viên hội đồng quản trị độc lập và các thành viên không điều hành sẽ là giải pháp tốt để tránh xung đột lợi ích, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp.

Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, hệ thống quy tắc quản trị doanh nghiệp của Việt Nam đảm bảo tính tương thích và phù hợp, hướng đến bộ 06 quy tắc quản trị doanh nghiệp của OECD phát hành năm 2004, được các nước thành viên OECD đánh giá là chuẩn mực quốc tế cho các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, công ty và các bên có quyền lợi liên quan khác. Bộ nguyên tắc đã đẩy mạnh tầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp và cung cấp hướng dẫn cụ thể cho các sáng kiến pháp lý và quản lý ở các quốc gia thuộc OECD và cả các quốc gia ngoài OECD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của quản trị doanh nghiệp đến tính thanh khoản cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)