Nghiên cứu các mô hình quản trị doanh nghiệp của các quốc gia trên thế giới giúp tác giả nhận thức được rằng mô hình nào cũng có những ưu điểm và hạn chế. Hai mô hình quản trị doanh nghiệp phổ biến trên thế giới là mô hình một cấp và mô hình hai cấp.
Theo mô hình một cấp được áp dụng điển hình tại Anh và Mỹ, cấu trúc quản trị gồm có: đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị, không có ban kiểm soát. Bộ phận quản trị - điều hành chỉ do một cơ quan đảm nhiệm là hội đồng quản trị, mô hình này phát huy được hết khả năng tự chủ, sáng tạo trong quản trị doanh nghiệp nhưng cũng tạo ra sự lạm quyền của cấp quản lý.
Mô hình quản trị doanh nghiệp hai cấp có thêm cơ quan chuyên trách làm nhiệm vụ giám sát – ban kiểm soát, các thành viên này được đại hội đồng cổ đông bầu ra có trách nhiệm giám sát những người quản lý, điều hành doanh nghiệp. Vai trò điều hành được tách biệt với vai trò giám sát mặc dù có hạn chế trong việc làm chậm tiến trình của việc ra quyết định, nhưng chi phí trung gian sẽ giảm, điều này giúp chúng ta đi đến kết luận rằng mô hình quản trị doanh nghiệp hai tầng đang được xây dựng và áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Khung pháp lý và mô hình quản trị có quan hệ chặt chẽ trong việc xây dựng các bộ phận thuộc hệ thống quản trị doanh nghiệp. Hệ thống khuôn khổ pháp lý về quản trị doanh nghiệp của Việt Nam về cơ bản đã tiếp cận với những chuẩn mực chung của quốc tế và đang được tiếp tục bổ sung và hoàn thiện nhằm phù hợp với điều kiện thực tế.
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 đã đề cập những quy định quan trọng nhất, tạo cơ sở cho hoạt động quản trị của các công ty cổ phần, bao gồm: Quy định về mô hình tổ chức quản trị doanh nghiệp; các quy định liên quan đến bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm và hoạt động của hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát và thành viên ban kiểm soát; các quy định về tổ chức đại hội đồng cổ đông; các quy định về bảo vệ quyền lợi của các cổ đông, tạo cơ sở cho công tác quản trị doanh nghiệp thuận lợi hơn.
Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật chứng khoán tạo khuôn khổ pháp lý vững chắc cho hoạt động ổn định và hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam. Về quản trị doanh nghiệp, Luật Chứng khoán bổ sung những nội dung về hoạt động niêm yết, giao dịch, công bố thông tin của doanh nghiệp.
Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/07/2012 do Bộ Tài chính ban hành Quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng có hiệu lực từ ngày 17/9/2012 thay thế Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thông tư 121/2012/TT-BTC xoay quanh các quy định về cổ đông và đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát và thành viên ban kiểm soát, Khoản 2 điều 11 quy định “Cơ cấu thành viên hội đồng quản trị cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên kiêm điều hành và các thành viên không điều hành, trong đó tối thiểu một phần ba (1/3) tổng số thành viên hội đồng quản trị phải là thành viên hội đồng quản trị không điều hành” nhằm đảm bảo sự cân đối trong cơ cấu thành viên của hội đồng quản trị. Thông tư cũng nhấn
của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám đốc (tổng giám đốc) điều hành và cán bộ quản lý khác trong các doanh nghiệp niêm yết: các thành viên phải công khai các lợi ích liên quan theo quy định pháp luật, không được sử dụng những cơ hội kinh doanh có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp vì mục đích cá nhân; không được sử dụng những thông tin có được nhờ chức vụ của mình để tư lợi cá nhân hay để phục vụ lợi ích của tổ chức hoặc cá nhân khác; thực hiện công bố thông tin về nghị quyết đại hội đồng cổ đông trên trang thông tin điện tử của công ty và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghị định 71/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/06/2017 hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng có hiệu lực thi hành từ ngày 01/08/2017 và Thông tư hướng dẫn số 95/2017/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 22/09/2017 từng bước đưa ra các nguyên tắc được chấp thuận chung về quản trị doanh nghiệp, thực hiện các thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên việc quản trị công ty đại chúng được quy định riêng tại một Nghị định, đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ về vấn đề này. Nghị định 71/2017/NĐ-CP kế thừa từ Thông tư số 121/2012/TT-BTC quy định đảm bảo 1/3 tổng số thành viên hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập nhằm đảm bảo tính hoạt động độc lập của hội đồng quản trị, đáp ứng các tiêu chuẩn niêm yết theo thông lệ quốc tế. Nghị định đưa ra một số quy định mang tính tiến bộ về quản trị doanh nghiệp, cụ thể là quy định về tư cách thành viên hội đồng quản trị nhằm từng bước nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thực thi nhiệm vụ và tính bảo mật của doanh nghiệp của các công ty đại chúng:
Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (Tổng giám đốc) của cùng 01 công ty đại chúng (khoản 2, điều 12 Nghị định 71/2017/NĐ-CP);
Thành viên Hội đồng quản trị của 01 công ty đại chúng không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị tại quá 05 công ty khác (khoản 3, điều 12 Nghị định 71/2017/NĐ-CP);
Công ty đại chúng cần hạn chế tối đa thành viên Hội đồng quản trị kiêm nhiệm chức danh điều hành của công ty để đảm bảo tính độc lập của Hội đồng quản trị (khoản 2, điều 13 Nghị định 71/2017/NĐ-CP)
Ngoài ra, các bộ quy tắc thuộc nhóm các quy định tự quản trong đó các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của OECD có tác động quan trọng đến sự phát triển của quản trị doanh nghiệp mang tính toàn cầu. Các nguyên tắc này nhằm hỗ trợ các nước OECD và các nước không phải OECD đánh giá và nâng cao khung pháp lý, tổ chức cho quản trị doanh nghiệp, và cung cấp các hướng dẫn và đề xuất cho các sở giao dịch chứng khoán, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, và các thành phần khác để từ đó tham gia vào quá trình quản trị doanh nghiệp.
Khuôn khổ pháp lý về quản trị doanh nghiệp tại Việt Nam có nhiều tính cập nhật, ngày càng tiến đến thông lệ quốc tế, nguyên tắc quản trị doanh nghiệp của OECD. Các Luật và các văn bản dưới luật cơ bản đầy đủ các quy định và hướng dẫn làm chuẩn mực cho các doanh nghiệp thực hiện theo một khuôn khổ thống nhất. Tuy hướng đến thông lệ quốc tế nhưng vẫn xem xét đến đặc thù trình độ nền kinh tế của Việt Nam, các văn bản pháp luật được cập nhật, hiệu lực có lộ trình phù hợp.
Bên cạnh đó vẫn tồn tại những bất cập trong môi trường pháp lý về quản trị doanh nghiệp. Những xung đột và không thống nhất giữa luật và các văn bản dưới luật đang gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp. Thông tư số 121/2012/TT-BTC, công ty đại chúng, đặc biệt là các công ty niêm yết, cần phải có ban kiểm soát, tức là quản trị doanh nghiệp theo mô hình hai cấp, tuy nhiên, theo điều 134 Luật doanh nghiệp 2014, để đảm bảo tính linh hoạt – tự do trong kinh doanh, công ty cổ phẩn có thể lựa chọn mô hình một cấp hoặc hai cấp. Do đó, các luật chuyên ngành và các văn bản hướng dẫn cần xem xét, sửa đổi cho phù hợp hơn, các chuẩn mực cần hoàn thiện đầy đủ để tránh các cách hiểu khác nhau, cần được áp dụng nhất quán để nâng cao chất lượng của thông tin tài chính. Khuôn khổ pháp lý vẫn chưa hoàn thiện nhất định cần phải được tiếp tục bổ sung, điều chỉnh. Cụ thể, Thông tư
đối với các bên liên quan, nhất là đối với cộng đồng, xã hội và môi trường trong khi các bên liên quan đang ngày càng có vị trí quan trọng trong giám sát hoạt động quản trị doanh nghiệp. Việt Nam mặc dù đã áp dụng các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp nhưng vẫn chưa có chế tài cho việc không tuân thủ các nguyên tắc, điều này làm cho các doanh nghiệp có thể bỏ qua không thực hiện những quy định khó. Cơ quan quản lý cần đặc biệt giám sát tình hình tuân thủ pháp luật trên thị trường, công khai các thông tin tài chính và thực thi các quy định về công khai, minh bạch, công bố rộng rãi về các hoạt động cưỡng chế thực thi của mình. Từng doanh nghiệp cũng cần ban hành và công bố quy tắc ứng xử, quy chế quản trị nội bộ công ty sau khi đã được tất cả các thành viên hội đồng quản trị thông qua.
Để hành lang pháp lý về quản trị doanh nghiệp của Việt Nam tiến gần hơn tới các thông lệ tốt của quốc tế, các yêu cầu quản trị công ty mới cần làm rõ khái niệm về thành viên hội đồng quản trị độc lập vì khái niệm hiện tại chưa hoàn toàn giống với các thông lệ tối ưu quốc tế; các quy định mới cũng cần xác định rõ yêu cầu đối với thành viên hội đồng quản trị; quy định chi tiết về giao dịch giữa các bên liên quan phải báo cáo; tăng cường công khai thông tin về đề cử hội đồng quản trị và hướng dẫn các quy trình đề cử hội đồng quản trị tốt; yêu cầu thông báo sớm về đại hội cổ đông thường niên nhằm khuyến khích cổ đông tham dự đầy đủ; các điều khoản về tăng cường thông tin cho cổ đông, về vai trò của kiểm toán độc lập, về công tác tập huấn quản trị công ty đối với thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát cũng cần được làm rõ trong các quy định. Cơ quan quản lý phải có hướng dẫn phù hợp để doanh nghiệp triển khai áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp, trong giai đoạn hiện tại, các cơ quan quản lý nên đảm nhiệm vai trò tập huấn. Cơ quan quản lý cần nâng cao kỹ năng, năng lực, nguồn lực để tích cực giám sát, thực thi, hướng dẫn áp dụng thực tiễn quản trị công ty hiệu quả trên thị trường một cách kịp thời, cần áp dụng những công nghệ mới nhất để phát hiện các giao dịch bất thường trên thị trường. Vai trò của Ủy ban Chứng khoán cần được tăng cường, hoạt động của Ủy ban này cũng cần được tổ chức lại, đảm bảo tính độc lập của một cơ quan quản lý Nhà nước.