ngân hàng và các giả thuyết
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đưa ra được bằng chứng thực nghiệm cho thấy tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lời của NHTM.
Nghiên cứu của Falconer (2001) cho rằng các NHTM cần phải đánh giá được vị thế thanh khoản của họ để có khả năng mở rộng hoạt động cho vay trong trường hợp thị trường diễn biến thuận lợi. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng thông qua mô hình GMM và dữ liệu của 43 NHTM trong giai đoạn 2005-2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy các NHTM có vấn đề về thanh khoản sẽ mất cơ hội kinh doanh hoặc cung ứng các khoản cho vay mang lại lợi nhuận hấp dẫn. Vị thế thanh khoản thấp cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Mặt khác, vị thế thanh khoản cũng phụ thuộc vào quy mô của ngân hàng. Các NHTM có quy mô lớn phải dự trữ tiền mặt ở mức độ lớn hơn các NHTM có quy mô nhỏ.
Diamond and Rajan (2005) cho rằng nếu các NHTM không quan tâm đến lợi nhuận thì có thể làm giảm khả năng cạnh tranh trong thời gian dài. Mặt khác, nếu các NHTM không quan tâm đến khả năng thanh khoản thì họ có thể đối mặt với vấn đề phá sản trong thời gian ngắn. Nghiên cứu nhằm xác định trong điều kiện người gửi tiền không hoảng sợ thì các ngân hàng có bị mất thanh khoản và hệ thống ngân hàng có xảy ra khủng hoảng ngắn hạn hay không. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong trường hợp người gửi tiền không hoảng loạn thì NHTM vẫn có khả năng đối
mặt rủi ro thanh khoản khi các tài sản có tính lỏng cao không được dự trữ ở mức độ phù hợp.
Nghiên cứu của Bernanke (2008) cung cấp bằng chứng rằng hiệu quả lợi nhuận ngân hàng được cải thiện đối với các ngân hàng nắm giữ một số tài sản thanh khoản, tuy nhiên tồn tại một mức độ nắm giữ các tài sản thanh khoản cao làm giảm hiệu quả lợi nhuận của các ngân hàng. Nguyên nhân của hiện tượng này được giải thích vì chi phí cơ hội nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản nhằm phục vụ nhu cầu của NHTM gia tăng dần đến khi lớn hơn lợi ích của chúng mang lại cho ngân hàng. Các NHTM thường gia tăng sự nắm giữ các tài sản thanh khoản khi điều kiện kinh tế trở nên xấu hơn. Tuy nhiên, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các NHTM được đặt lên hàng đầu.
Nghiên cứu của Sufian and Chong (2008) đánh giá hiệu quả của một mẫu 66 ngân hàng bao gồm cả ngân hàng Hồi giáo và truyền thống ở nhiều quốc gia khác nhau, từ Ai Cập, Pakistan, Bangladesh, Ả Rập Saudi, Kuwait, Qatar, Iraq, Emirates, Sudan, Thổ Nhĩ Kỳ, Bahrain và Jordan trong suốt giai đoạn 2009-2014. Nghiên cứu cho rằng các NHTM luôn phải cân bằng giữa hai mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo khả năng thanh khoản của mình. Trong các hoàn cảnh kinh tế khó khăn các NHTM phải đổi mặt với sự giảm sút lợi nhuận để duy trì khả năng thanh khoản của họ.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Sufian and Chong (2008) cũng chỉ ra những trường hợp các NHTM ưu tiên lựa chọn mục tiêu lợi nhuận gây ra những vấn đề nghiêm trọng về thanh khoản của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng xác định chế độ ngân hàng nào hiệu quả hơn và tầm quan trọng của nó bằng cách sử dụng phân tích tỷ lệ tài chính (FRA), bao gồm hiệu quả chi phí, hiệu quả doanh thu và tỷ lệ hiệu quả lợi nhuận cùng với thử nghiệm ANOVA một chiều. Tác động của hiệu quả hoạt động của các ngân hàng về lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng được đánh giá thông qua phân tích hồi quy nhiều lần. Cuối cùng, tác động của lạm phát lên các biện pháp hiệu quả ngân hàng khác nhau sẽ được kiểm tra bằng cách sử dụng phân tích hồi quy. Các
phát hiện cho thấy hệ thống ngân hàng truyền thống vượt trội về mặt chi phí, doanh thu và hiệu quả lợi nhuận, thông qua kết quả của phân tích hồi quy nhiều về lợi nhuận của các ngân hàng trên tài sản và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. về lợi nhuận của họ so với các đối tác truyền thống của họ. Lạm phát có ảnh hưởng tối thiểu đến hiệu quả của cả hai hệ thống ngân hàng. Kết quả tổng thể hàm ý tính ưu việt của các ngân hàng truyền thống đối với hệ thống ngân hàng tương đối mới.
Các vấn đề về khả năng thanh khoản có thể ảnh hưởng đến thu nhập và vốn của NHTM, trong những trường hợp xấu xảy ra có thể dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng (Arif & Nauman Anees, 2012). Mặt khác, trong điều kiện xảy ra khủng hoảng các ngân hàng có thể phải vay tiền từ thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao. Điều này sẽ gây ra sự sụt giảm trong thu nhập của các ngân hàng. Hơn nữa, việc vay thêm của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền có thể làm cho tỷ lệ đòn bẩy tài chính của ngân hàng sẽ tăng, ảnh hưởng đến mục tiêu duy trì cơ cấu vốn tối ưu của ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu của Ahmed Arif (2012) là nghiên cứu đầu tiên giải quyết rủi ro thanh khoản mà hệ thống ngân hàng Pakistan phải đối mặt. Dữ liệu được lấy từ bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và ghi chú của 22 ngân hàng Pakistan trong giai đoạn 2004-2009. Nhiều hồi quy được áp dụng để đánh giá tác động của rủi ro thanh khoản đối với khả năng sinh lời của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng rủi ro thanh khoản ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh lời của ngân hàng, các NHTM phải lựa chọn cân đối giữa mục tiêu thanh khoản và lợi nhuận vì thanh khoản có một mối quan hệ tiêu cực với lợi nhuận.
Drehmann, M., & Nikolaou, K. (2013) nghiên cứu dựa trên dữ liệu của các cuộc đấu giá hoạt động tái cấp vốn được thực hiện tại ECB từ 2005-2007. Nghiên cứu đưa ra bằng chứng tác động của thanh khoản đến lợi nhuận của các ngân hàng. Đánh giá thanh khoản tài trợ tại ngân hàng là khả năng thanh toán các nghĩa vụ ngay khi đến hạn. Nghiên cứu không đi sâu phân tích tác động của thanh khoản đến lợi nhuận của NHTM mà phân tích rủi ro thanh khoản ở phạm vi toàn hệ thống.
Kết quả nghiên cứu của Maaka (2013) chỉ ra rằng lợi nhuận của các NHTM ở bị ảnh hưởng tiêu cực do sự gia tăng khoảng cách về thanh khoản và đòn bẩy tài chính. Một ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, lợi nhuận cao và đủ vốn có thể thất bại nếu nó không duy trì tính thanh khoản đầy đủ. Với một khoảng trống thanh khoản đáng kể, các ngân hàng có thể phải vay từ thị trường liên ngân hàng với chi phí cao do đó đẩy chi phí của các ngân hàng gia tăng. Vốn chủ sở hữu có tác động tiêu cực tới đòn bẩy tài chính, từ đó làm giảm hiệu quả sinh lời của ngân hàng. Mức độ tiền gửi cũng có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng đồng thời khuyến khích ngân hàng mở rộng thêm các chi nhánh. Nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng nên nắm giữ các tài sản có tính lỏng trong một mức độ cho phép nhằm đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận cũng như mục tiêu thanh khoản. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu nghiên cứu của 33 ngân hàng giai đoạn 2008-2012.
Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) chỉ ra thanh khoản là một trong những nhân tố tác động đến hiệu quả sinh lời của các NHTM ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả sinh lời của các NHTM chịu tác động 2 nhóm nhân tố: nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Nghiên cứu tổng quát tất cả các nhân tố gồm nhân tố định tính và nhân tố định lượng, từ đó đưa ra định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và định lượng, trong đó phương pháp OLS được lựa chọn. Tuy nhiên tác giả không đi sâu nghiên cứu từng nhân tố cụ thể cũng như đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp. Phương pháp nghiên cứu được lựa chọn không giải quyết được hiện tượng nội sinh giữa các biến trong mô hình.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nhung (2015) chỉ ra các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của NHTM ở Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc chỉ ra về mặt lý thuyết các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới, chưa đưa ra được mô hình nghiên cứu cũng như đi sâu vào sự tác động của thanh khoản với khả năng sinh lời của NHTM ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận của NHTM ở Việt Nam của Phan Thị Mỹ Dung (2015) chỉ ra dữ liệu nghiên cứu không đồng nhất và tồn tại
hiện tượng nội sinh giữa các biến trong mô hình nghiên cứu nhưng vẫn sử dụng mô hình ước lượng OLS làm cho kết quả nghiên cứu trở nên không chính xác và đáng tin cậy.
Nhìn chung tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các NHTM, tuy nhiên rất ít nghiên cứu sử dụng ước lượng GMM để đưa ra kết quả cũng như giai đoạn nghiên cứu và mẫu nghiên cứu chưa được cập nhật đến giai đoạn gần đây nhất. Trên cơ sở đó, tác giả tiếp tục kế thừa kết quả nghiên cứu trước, đồng thời thông qua mẫu nghiên cứu và phương pháp ước lượng khác biệt để cung cấp bằng chứng thực nghiệm đáng tin cậy hơn về tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lời của các NHTM.
Dựa trên những phân tích trên, nghiên cứu đặt ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết:
Khả năng thanh khoản của NHTM Việt Nam sẽ có mối quan hệ tích cực với lợi nhuận của ngân hàng. Khi các ngân hàng gia tăng mức dữ trữ thanh khoản sẽ đem lại nhiều hơn cơ hội kinh doanh tạo lợi nhuận cho ngân hàng.
Tóm lại, chương 2 trình bày các cơ sở lý thuyết của đề tài. Các nghiên cứu được trình bày liên quan đến thanh khoản, rủi ro thanh khoản và nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản. Các hậu quả mà ngân hàng có thể gặp phải nếu không quan tâm đến rủi ro thanh khoản và để xảy ra khủng hoảng thanh khoản tại ngân hàng. Hơn nữa, các nghiên cứu được nhấn mạnh về mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản của ngân hàng và lợi nhuận. Các nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm được trình bày về mối quan hệ giữa lợi nhuận và thanh khoản nhằm tạo cơ sở để xây dựng mô hình nghiên cứu ở chương tiếp theo. Chương 2 trích dẫn các bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lời của các NHTM ở cả 2 chiều hướng: tác động tiêu cực và tác động tích cực.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU