Hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 57 - 60)

Như vậy, từ kết quả nghiên cứu trên cho ta gợi ý để gia tăng lợi nhuận các NHTM cần gia tăng khả năng thanh khoản. Điều này có thể thực hiện thông qua nâng cao năng lực tài chính bằng một số giải pháp như cơ cấu lại vốn điều lệ, vốn tự có và xử lý dứt điểm khoản nợ xấu, nợ tồn đọng nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quản lý thanh khoản thực sự có ảnh hưởng tích cực hiệu quả kinh doanh (được đo bằng ROE hoặc ROA) tại các NHTM Việt Nam. Ngoài thanh khoản thì tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản có ý nghĩa tác động tích cực đáng kể đến lợi nhuận trong mô hình ROE, tỷ lệ vốn chủ sở hữu có ý nghĩa tác động tiêu cực đáng kể đến ROE và tỷ lệ nợ xấu có ý nghĩa tác động tiêu cực đáng kể đến ROA. Các NHTM nên áp dụng một khuôn khổ chung trong việc quản lý thanh khoản để đảm bảo thanh khoản đầy đủ, sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ với khách hàng một cách hiệu quả. Bản thân các NHTM cần thiết xây dựng một hệ thống các chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính song song với kế hoạch kinh doanh trong từng thời kỳ, việc đạt được các chỉ tiêu thanh khoản cũng cần được xem xét như một chỉ tiêu có mức độ quan trọng trong kế hoạch hoạt động từng năm, từng giai đoạn. Cần đánh giá khả năng ngân hàng trong việc đạt được sự cân bằng giữa cung và cầu thanh khoản, các ngân hàng cần phải áp dụng

phương pháp khoa học trong việc quản lý thanh khoản hiệu quả, đặc biệt là trong các trường hợp đột xuất có thể ảnh hưởng đến rủi ro của các ngân hàng và toàn bộ hệ thống.

Đối với các nhà đầu tư, điều quan tâm hàng đầu chính là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngân hàng nên có thể dựa vào kết quả nghiên cứu trên để thấy rằng thanh khoản cũng là một trong những nhân tố cần quan tâm xem xét khi đưa ra quyết định đầu tư. Một ngân hàng có tình hình tài chỉnh lành mạnh không chỉ phản ảnh dựa trên chất lượng của các khoản mục tài sản và nguồn vốn mà còn hiệu quả sinh lời từ hoạt động kinh doanh. Thanh khoản có tác động tích cực đến lợi nhuận của NHTM nhưng không phải là nhân tố tác động duy nhất. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ngoài thanh khoản thì tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản có ý nghĩa tác động tích cực đáng kể đến lợi nhuận trong mô hình ROE, tỷ lệ vốn chủ sở hữu có ý nghĩa tác động tiêu cực đáng kể đến ROE và tỷ lệ nợ xấu có ý nghĩa tác động tiêu cực đáng kể đến ROA.

Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm bằng chứng cho thấy tầm quan trọng của thanh khoản đối với hoạt động của NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung, không chỉ có tác động đến lợi nhuận mà còn ảnh hưởng đến sự tồn vong không chỉ riêng 1 NHTM mà cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ đó Ngân hàng nhà nước có hướng hoàn thiện hơn các bất cập đang còn tồn tại trong quy định về chỉ tiêu thanh khoản. Quy định hiện tại về chỉ tiêu thanh khoản chỉ mang ý nghĩa giải quyết nhu cầu ngắn hạn, còn thiết và yếu, chưa đáp ứng được các chuẩn mực quốc tế đồng thời pháp luật mới chỉ quy định tới quản trị rủi ro thanh khoản của từng NHTM mà chưa có quy định điều chỉnh tới quản trị rủi ro thanh khoản của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Một số điểm còn bất cập:

 Về quy định tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn: trên thực tế, việc siết tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là phương pháp giảm thiểu rủi ro chung cho hệ thống ngân hàng, tuy nhiên, việc làm này sẽ chỉ phù hợp khi thị trường tín dụng phát triển mạnh và tiềm ẩn rủi ro

cần kiểm soát. Trong trường hợp tăng trưởng tín dụng chững lại, việc siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng nhà nước khó có tính khả thi. Thêm vào đó, chúng ta cũng không thấy được việc Ngân hàng nhà nước đưa ra các con số tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn được xác định dựa trên cơ sở nào, khi tính “linh hoạt” của con số này khá cao, từ 30%, 60% cho tới 50%, 40%. Như vậy, trong nội hàm những quy định về tỷ lệ này, dường như, cơ quan có thẩm quyền mới đang hướng đến việc giải quyết những bất cập trước mắt có thể ảnh hưởng đến an toàn thanh khoản của các NHTM mà chưa tính tới việc đưa ra những quy định mang tính chính sách, tính ổn định cao để các NHTM tuân thủ.

 Về quy định tỷ lệ khả năng chi trả: Theo quy định của pháp luật hiện hành, tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày mà NHTM phải duy trì với đồng Việt Nam là 50%. Tỷ lệ này được đánh giá là chưa đáp ứng được tiêu chuẩn của Basel, khi mà Basel III đã tiến tới quy định rất chặt chẽ về quản trị thanh khoản. Dù rằng Việt Nam hiện nay chỉ đang đặt mục tiêu đáp ứng tiêu chuẩn Basel II cho tới năm 2018, nhưng vì hạn chế của Basel II là không đề cập tới các chỉ tiêu liên quan đến thanh khoản, cho nên, trong thời gian tới, Ngân hàng nhà nước cần sớm triển khai sửa đổi quy định về tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày theo hướng quy định rõ lộ trình nâng dần tỷ lệ này lên để có thể rút ngắn khoảng cách giữa quy định của Việt Nam và quy định của Basel, đặc biệt là Basel III…

Việc đo lường và đưa ra các cảnh báo về khả năng xảy ra rủi ro thanh khoản hệ thống cho cả hệ thống NHTM là hết sức cần thiết. Để làm được điều này, pháp luật cần quy định việc xây dựng và xác định bộ chỉ số thanh khoản hệ thống cho hệ thống NHTM. Chỉ số thanh khoản hệ thống sẽ được coi như một trong những tiêu chuẩn cảnh báo giúp các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản trị ngân hàng ứng phó kịp thời giúp ngăn chặn khủng hoảng thanh khoản xảy ra và lan rộng.

Ở một khía cạnh khác, việc giám sát thực hiện các quy định này hiện chỉ phản ánh được tình hình của NHTM tại một hoặc một vài thời điểm như hàng quý và cuối năm trong bối cảnh quản lý thanh khoản cần được thực hiện tại mọi thời điểm trong hoạt động kinh doanh. Việc đáp ứng các chỉ tiêu về quản lý rủi ro thanh khoản không thể hiện sức khỏe tài chính thực sự của NHTM và vẫn còn mang yếu tố đối phó, hình thức. Trong giai đoạn tái cấu trúc vừa qua, hệ thống ngân hàng cũng chứng kiến nhiều thương vụ hợp nhất, sáp nhập và định hướng cho phép phá sản ở những ngân hàng yếu kém. Như vậy, mỗi NHTM đều nhận thấy tầm quan trọng của thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của mình, điều này mang ý nghĩa quản lý thanh khoản nên xuất phát từ chính bản thân NHTM, các quy định của Ngân hàng nhà nước chỉ nên dừng lại ở mức định hướng và không nhất thiết phải ấn định con số ở các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động bởi vì các con số này đều có thể thay đổi trong những tình hình kinh tế khác nhau cũng như mục tiêu của NHTM và Ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thanh khoản đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)