Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank giai đoạn 2013-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín001 (Trang 44 - 50)

2.1.2.1 Tình hình tài sản và vốn chủ sở hữu

Bảng 2.1: Tình hình tài sản và vốn chủ sở hữu của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015

(Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Giá trị % Giá trị % Tổng tài sản 161.377.613 188.677.573 290.807.300 27.299.960 16,9 102.129.727 54,1 Vốn chủ sở hữu - Trong đó: vốn điều lệ 17.063.718 12.425.116 18.068.879 12.425.116 22.140.279 18.852.157 1.005.161 0 5,9 0 4.071.400 6.427.041 22,5 51,7

(Nguồn: BCTC Sacombank năm 2013, 2014, 2015)

Năm 2014, tổng tài sản tăng trưởng mạnh cả về chất và lượng, đạt 188.677.573 triệu đồng, tăng 16,9% so với năm 2013 (toàn ngành tăng 12,2%), cao hơn 4 lần so với mức tăng bình quân 3 năm gần nhất (4,2%), đạt 123% kế hoạch tăng trưởng . Cơ cấu nguồn vốn thể hiện tính an toàn, ổn định ở thị trường 1, linh hoạt đối với thị trường 2, đẩy mạnh giao dịch chứng khoán nợ. Tản sản có sinh lời chiếm 90% tổng tài sản; chủ yếu tăng tỷ trọng các khoản mục có khả năng sinh lợi lớn như cho vay và đầu tư trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN. VCSH tăng 5,9% so với năm 2013, trong đó, vốn điều lệ chiếm hơn 70% tạo cơ cấu nguồn lực bền vững. Năm 2014 vốn điều lệ của Sacombank không thay đổi so với năm trước, đạt 12.425.116 triệu đồng.

Ngày 01/10/2015 Sacombank đã chính thức sáp nhập với PNB. Theo Nghị quyết tại ĐHCĐBT tháng 7/2015, STB sẽ trả cổ tức và chia thưởng bằng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu trong tháng 10 năm nay. Theo đó, vốn điều lệ sẽ được tăng lên 18.853 tỷ đồng. Tỉ lệ hoán đổi theo công bố là 1:0,75, 1 cổ phần của PNB được đổi lấy 0,75 cổ phần NH sau sáp nhập, và 1 cổ phần của cổ đông STB trước sáp nhập sẽ được nhận thêm 0,3875 cổ phần của NH sau sáp nhập. Vì vậy, tỉ lệ chuyển đổi thực tế là 1:0,54. Như vậy, BCTC của PNB sẽ được hợp nhất trong BCTC Q4 của STB. Vì vậy, sau thương vụ này tổng tài sản và huy động cuả Sacombank tăng mạnh, đứng thứ 5 toàn hệ

thống. Cụ thể tổng tài sản đạt 290.807.300 triệu đồng, tăng 54,1% so với năm 2014. Vốn chủ sở hữu cũng tăng trưởng khá khi đạt 22.140.279 triệu đồng, tăng 22,5% so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu là tăng vốn điều lệ lên 18.852.157 triệu đồng, tăng 51,7% so với năm trước.

2.1.2.2 Tình hình hoạt động huy động vốn

Với định hướng huy động là trọng tâm ưu tiên phát triển để làm nền tảng cho mọi hoạt động kinh doanh khác tăng trưởng và phát huy hiệu quả, Sacombank luôn chủ động trong việc đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình huy động.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Số dư % Số dư % Số dư %

Tiền gửi và vay TCTD khác 5.007.207 3,5 4.410.606 2,6 3.673.047 1,4 Tiền gửi của KH (tổ chức và

dân cư) 131.644.622 93,0 163.057.456 96,7 259.427.739 98,0 Phát hành giấy tờ có giá 501.147 0,4 600 0,00036 600 0,00023 Vốn ủy thác 4.405.174 3,1 1.115.813 0,7 1.702.644 0,6

Cộng 141.558.150 100 168.584.475 100 264.804.030 100

(Nguồn: BCTC Sacombank năm 2013, 2014, 2015)

Tại thời điểm cuối năm 2013, tổng nguồn vốn huy động của Sacombank đạt 141.558.150 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt mức 131.644.622 triệu đồng, chiếm 93% trong tổng vốn huy động; huy động từ các TCTD chiếm 3,5% tương đương 5.007.207 triệu đồng. Ngoài ra còn có nguồn vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá, chiếm 0,4% trong tổng nguồn vốn huy động, tương đương 501.147 triệu đồng. Và nguồn vốn ủy thác đạt 4.405.174 triệu đồng, chiếm 3,1%.

Năm 2014 Sacombank không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động với các CTKM hấp dẫn, chú trọng tăng trưởng nguồn vốn ổn định bằng VNĐ từ khách hàng cá nhân, nâng cao uy tín và thương hiệu trên thị trường. Nhờ vậy, số dư huy động tăng, làm nền tảng tốt cho mọi hoạt động kinh doanh khác phát huy hiệu quả, đảm bảo an toàn thanh khoản của toàn hệ thống. Đến 31/12/2014 số dư huy động của Samcombank đạt 168.584.475 triệu đồng tăng 19,1% so với năm 2013. Chủ yếu tăng từ tiền gửi tổ chức kinh tế và dân cư, năm 2014 đạt 163.057.456 triệu đồng, tăng 23,9% so với năm trước; nâng tỷ trọng từ 93% năm 2013 lên 96,7% tổng huy động năm 2014. Các chỉ tiêu huy động khác đều giảm. Cụ thể, tiền gửi và vay TCTD năm 2014 giảm 11,9% so với năm 2013, đạt 4.410.606 triệu đồng; Phát hành giấy tờ có giá năm này rất hạn chế, chỉ ở mức 600 triệu đồng, chiếm khoảng 0.1% so với năm 2013; vốn ủy thác giảm 74,7% so với năm 2013, đạt 1.115.813 triệu đồng.

Năm 2015, với những giải pháp chủ động, linh hoạt, kịp thời trong chính sách huy động vốn, nguồn vốn của Sacombank tiếp tục có sự tăng trưởng tốt khi đạt 264.804.030 triệu đồng, tăng 57,1% so với năm 2014 và tăng 87,1% so với năm 2013. Năm 2015, Sacombank tiếp tục đẩy mạnh nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư, đạt 259.427.739 triệu đồng, tăng 59,1% so với năm 2014, nâng tỷ trọng lên 98% trong tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động từ các TCTD giảm 16,7% so với năm 2014, đạt 3.673.047 triệu đồng. Phát hành giấy tờ có giá không có sự biến động so với năm trước khi cùng đạt mức 600 triệu đồng. Vốn ủy thác tăng 52,6% so với năm 2014, nhưng giảm 61,3% so với năm 2013, đạt 1.702.644 triệu đồng.

Như vậy, nhìn chung tình hình huy động vốn của Sacombank giai đoạn 2013 - 2015 có mức tăng trưởng khá tốt, nâng dần tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tổ chức và dân cư trong tổng nguồn vốn huy động, từ 93% lên 98%. Đồng thời giảm tỷ trọng huy động từ các nguồn vốn khác.

2.1.2.3 Tình hình hoạt động tín dụng

Bảng 2.3: Hoạt động tín dụng của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013

(%)

2015/2014 (%)

Tổng dư nợ cho vay 110.565.799 128.015.011 180.592.869 15,8 41,1 Dự phòng Trong đó:  Dự phòng chung  Dự phòng cụ thể (1.351.570) (804.749) (546.821) (1.368.918) (946.594) (422.324) (2.195.588) (1.361.324) (834.264) 1,3 17,6 22,8 60,4 43,8 97,5 Dư nợ cho vay thuần 109.214.229 126.646.093 178.397.281 16 40,9 Dư nợ cho vay/

Nguồn vốn huy động (%) 78,1 75,9 68,2 Dư nợ cho vay/

Tổng tài sản (%) 68,5 67,8 62,1

(Nguồn: BCTC Sacombank năm 2013, 2014, 2015)

Với định hướng tăng trưởng tín dụng đồng thời đảm bảo quản lý rủi ro trong giới hạn đề ra, tổng dư nợ cho vay của Sacombank năm 2013 đạt 110.565.799 triệu đồng. Năm 2014 đạt 128.015.011 triệu đồng, tăng 15,8% so với năm 2013. Năm 2015 đạt 180.592.869 triệu đồng, tăng 41,1% so với năm 2014, nguyên nhân là trong năm này nguồn vốn huy động của Sacombank có sự tăng trưởng tốt (tăng 57,1% so với năm 2014) nên việc tăng trưởng dư nợ cho vay trong năm 2015 cũng là điều dễ hiểu.

Khoản trích lập dự phòng cho các khoản vay của Sacombank năm 2014 là 1.368.918 triệu đồng, tăng 1,3% so với năm 2013. Dự phòng RRTD tăng chủ yếu do việc trích lập thêm dự phòng chung (tăng 17,6% so với năm 2013); trong khi dự phòng cụ thể giảm (giảm 22,8% so với năm 2013) nhờ các biện pháp xử lý nợ hiệu quả mà Sacombank đã thực hiện. Khoản dự phòng trong năm 2015 tăng mạnh khi ở mức 2.195.588 triệu đồng, tăng 60,4% so với năm 2014. Trong đó, dự phòng cụ thể tăng tới 97,5%, dự phòng chung tăng 43,8%. Nguyên nhân là do dư nợ cho vay trong năm 2015

tăng khá, ngoài ra, điều này cũng đồng nghĩa với việc năm 2015, tỷ lệ các khoản vay của Sacombank có khả năng xảy ra rủi ro cao hơn so với năm 2014.

Hiện tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động của Sacombank có xu hướng giảm. Năm 2013 chỉ tiêu này đạt 78,1%, năm 2014 là 75,9% và năm 2015 là 68,2%. Nguyên nhân là do tổng dư nợ cho vay có mức tăng thấp hơn so với mức tăng của nguồn vốn huy động. Tương tự như vậy, dư nợ cho vay trên tổng tài sản của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015 cũng có xu hướng giảm dần với tỷ lệ lần lượt 68,5%, 67,8% và 62,1%.

2.1.2.4 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015

(Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014 Giá trị % Giá trị % Tổng thu nhập thuần 7.601.307 8.122.655 8.012.466 521.348 6,9 (110.189) 1,4 Chi phí hoạt động 4.206.024 4.319.519 4.608.857 113.495 2,7 289.338 6,7 Lợi nhuận trước DPRR

tín dụng 3.395.283 3.803.137 3.403.609 407.854 12,0 (399.528) (10,5) Chi phí DPRR tín dụng 434.635 952.584 2.114.774 517.949 119,2 1.162.190 122,0 Tổng lợi nhuận trước thuế 2.960.648 2.850.553 1.288.835 (110.095) (3,7) (1.561.718) (54,8) Lợi nhuận sau thuế 2.229.106 2.278.657 1.013.422 (49.551) (2,2) (1.265.235) (55,5)

(Nguồn: BCTC Sacombank năm 2013, 2014, 2015)

Bên cạnh việc tích cực đồng hành cùng chủ trương của NHNN, thực hiện hỗ trợ lãi suất và tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, chú trọng trích lập DPRR để đảm bảo an toàn hoạt động, Sacombank vẫn duy trì được kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2014:

LN trước DPRR đạt 3.803.137 triệu đồng, tăng 12% so với năm 2013. LN trước thuế đạt 2.850.553 triệu đồng, giảm 3,7% so với năm 2013. Nếu loại trừ các yếu tố bất thường do bán nợ cho VAMC theo chủ trương của NHNN, lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt 3.445 tỷ đồng, tương đương 115% KH.

Tổng thu nhập thuần đạt 8.122.655 triệu đồng, tăng 6,9% so với năm 2013

Kế hoạch chi phí hoạt động được xây dựng chi tiết và phù hợp thực tế, các khoản đầu tư, mua sắm được kéo dãn, đảm bảo hiệu quả trong từng thời kỳ, các khoản mục chi phí được theo dõi thường xuyên, đánh giá kết quả định kỳ để làm cơ sở điều tiết chi tiêu, chống lãng phí. Hiệu suất sử dụng chi phí ngày càng được cải thiện so với những năm trước: CPHĐ/TTN thuần đạt 53,2% (năm 2013: 55,3%, năm 2012: 57,7%);

DPRR được trích đầy đủ theo quy định, giúp công tác đánh giá hoạt động kinh doanh thuận lợi và đúng bản chất, nguồn lực tài chính nhờ đó trở nên vững chắc hơn. Tổng quỹ DPRR tín dụng tại thời điểm 31/12/2014 là 952.584 triệu đồng, tăng 119,2% so với năm 2013, thể hiện khả năng phòng thủ RRTD của Sacombank đang ở mức cao.

Năm 2015 tổng thu nhập thuần giảm nhẹ so với năm 2014, đạt 8.012.466 triệu đồng, giảm 1,4% so với năm 2014. Chi phí hoạt động tăng thêm 289.338 triệu đồng, tương đương tăng 6,7% so với năm 2014. Tổng thu nhập thuần giảm, trong khi chi phí hoạt động lại tăng, tất yếu dẫn đến lợi nhuận trước DPRR của Sacombank bị giảm sút. Năm 2015, lợi nhuận trước DPRR của Sacombank giảm 399.528 triệu đồng tương đương giảm 10,5%.

Chi phí DPRR tín dụng của Sacombank mấy năm gần đây đều ở mức cao, năm 2015 chi phí DPRR tín dụng là 2.114.774 triệu đồng, tăng 1.162.190 triệu đồng so với năm 2014, tương đương tăng 122%. Như vậy, ta thấy lợi nhuận trước DPRR tín dụng của Sacombank giảm trong khi chi phí DPRR tín dụng lại tăng mạnh, dẫn đến tổng lợi nhuận trước thuế của Sacombank năm 2015 giảm sút nghiêm trọng so với năm 2014. Cụ thể, tổng lợi nhuận trước thuế của Sacombank năm này chỉ đạt 1.288.835 triệu đồng, giảm 54,8% so với năm trước, thấp hơn rất nhiều so với con số 2.850.553 triệu đồng của năm 2014. Nguyên nhân sâu xa là do Sacombank nhận sáp nhập SouthernBank từ tháng 10 năm ngoái và NH phải tăng mạnh phần trích lập dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu của SouthernBank chuyển sang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín001 (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)