Mục tiêu: Theo ý kiến của tác giả, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng phải kể đến chính là nguyên nhân từ phía ngân hàng mà nhân tố chính là các cán bộ tín dụng. Với mong muốn tìm hiểu nhận định của các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tín dụng về sự đồng tình đối với các nguyên nhân dẫn đến RRTD cũng như các giải pháp để có thể khắc phục, hạn chế RRTD nhằm phục vụ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu “RRTD tại NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương Tín” nên tác giả đã đề xuất bảng câu
hỏi khảo sát gởi đến 60 CBTD hiện đang công tác tại bộ phận tín dụng của Sacombank để ghi nhận các ý kiến.
Hạn chế: Bảng câu hỏi điều tra được thiết kế với mong muốn ban đầu của tác giả là có thể sử dụng phần mềm nghiên cứu để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố như: tuổi, trình độ chuyên môn, số năm công tác trong lĩnh vực tín dụng của các CBTD cũng như mức dư nợ bình quân mỗi CBTD chuyên quản tác động như thế nào đến nhóm nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía NH dẫn đến RRTD. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp khắc khục, hạn chế RRTD một cách tốt hơn. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế bảng câu hỏi và với tình hình thực tế tại Sacombank, tác giả nhận thấy:
Về trình độ chuyên môn: do yêu cầu xét tuyển khi vào làm việc ở bộ phận tín dụng nên các cán bộ hiện đang công tác tại bộ phận tín dụng (gồm 03 phòng nghiệp vụ: Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng Quản lý rủi ro, Phòng Quản lý nợ) đều có trình độ đại học với hai chuyên ngành Tài chính – Tín dụng và Ngoại Thương.
Về nhân tổ tuổi của CBTD: 80% số CBTD có độ tuổi từ 22 tuổi đến 32 tuổi. Số cán bộ có độ tuổi trên 32 tuổi hiện đang giữ các chức vụ quản lý (Trưởng phòng, Phó phòng, Kiểm soát các phòng nghiệp vụ và Phó Giám đốc phụ trách tín dụng). Do phần lớn CBTD có độ tuổi không chênh lệch nhiều nên mức độ ảnh hưởng không lớn. Độ tuổi của CBTD đều trẻ vừa có tác dụng tích cực, vừa có tác dụng tiêu cực. Cán bộ trẻ thông thường sẽ năng nổ, hoạt bát, sáng tạo, được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, các cán bộ trẻ sẽ không có nhiều kinh nghiệm, đôi khi thiếu sự chính chắn trong việc ra quyết định, bên cạnh đó chưa có cái nhìn tổng quát về con người, sự việc cũng như chưa có các mối quan hệ rộng rãi.
Về dư nợ bình quân mỗi CBTD chuyên quản và số thâm niên công tác: do Sacombank không có chính sách quy định mức dư nợ bình quân mỗi CBTD phải chuyên quản mà thông thường sẽ dựa vào số năm công tác, và năng lực của từng cán bộ để phân công quản một số đơn vị. Sau một thời gian sẽ có sự phân công luân
chuyển các đơn vị giữa các cán bộ. Thêm vào đó, Sacombank đang áp dụng theo quy trình tín dụng mới, có sự phân chia rõ ràng giữa ba bộ phận (quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro, quản lý nợ). Chính vì những nguyên nhân trên nên việc xác định dư nợ bình quân mỗi CBTD chuyên quản rất khó thực hiện.
Do tình hình thực tế như đã phân tích nên tác giả rất khó có thể tổng hợp số liệu để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tuổi, trình độ chuyên môn, số năm công tác trong lĩnh vực tín dụng của các CBTD cũng như mức dư nợ bình quân mỗi CBTD chuyên quản tác động như thế nào đến nhóm nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía NH dẫn đến RRTD. Thêm vào đó, các nhân tố ảnh hưởng đến nhóm nguyên nhân khách quan từ phía nền kinh tế, các cơ quan ban ngành có liên quan, từ phía khách hàng dẫn đến RRTD rất khó thống kê và xác định. Trên đây là những khó khăn, hạn chế của quá trình đề xuất, thiết kế bảng câu hỏi, thu thập thông tin, xử lý kết quả khảo sát điều tra, và cũng là một phần hạn chế của đề tài nghiên cứu.
Kết quả khảo sát thực tế:
Như đã phân tích về các khó khăn, hạn chế của quá trình điều tra khảo sát, nên kết quả của việc điều tra chỉ mang tính thống kê để thấy được sự đồng tình của các ý kiến nhận được đối với các nguyên nhân dẫn đến RRTD và các giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục RRTD do tác giả đề ra. Số mẫu điều tra được phát ra là 72 mẫu và tất cả các mẫu đều hợp lệ. Kết quả khảo sát thực tế xem ở bảng Phụ lục 2.
Khảo sát nguyên nhân dẫn đến RRTD: Bảng khảo sát đưa ra 21 nguyên nhân dẫn đến RRTD xuất phát từ phía khách hàng, NH và các nguyên nhân khác. Trong đó, mỗi nguyên nhân sẽ lấy ý kiến chủ quan của CBTD được khảo sát thông qua đánh giá mức độ phổ biến theo thang điểm từ 01 đến 10, với mức độ 01 là không phổ biến và mức độ 10 là rất phổ biến. Sau khi tổng hợp các mẫu điều tra, tác giả phân tổ các ý kiến đánh giá đối với nguyên nhân dẫn đến RRTD, tác giả phân chia làm ba tổ: nguyên nhân không xảy ra (thang điểm từ 1-4), nguyên nhân ít xảy ra (thang điểm từ 5-7), nguyên
nhân thường xảy ra (thang điểm từ 8-10). Kết quả khảo sát được ghi nhận trong bảng Tổng hợp kết quả nghiên cứu (xem phần Phụ lục). Từ bảng kết quả, tác giả nhận thấy có 12 nguyên nhân được đánh giá là rất phổ biến dựa trên mức điểm trung bình từ 8 trở lên gồm:
Khách hàng gian lận trong quá trình cung cấp số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản
Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích
Khách hàng có trình độ quản lý kém dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp Khách hàng bị rủi ro trong kinh doanh
CBTD không chấp hành nghiêm theo thể lệ, quy trình nghiệp vụ tín dụng Trình độ chuyên môn của CBTD còn hạn chế
NH thiếu thông tin liên quan đến khách hàng vay vốn NH thiếu kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay Tình trạng NH thiếu thông tin về TSĐB tiền vay
NH gặp khó khăn trong khâu kiểm chứng các thông tin do khách hàng cung cấp NH cập nhật thông tin về khách hàng chưa đầy đủ, kịp thời
Tác động của môi trường kinh tế
Khảo sát giải pháp giúp hạn chế RRTD: Bảng khảo sát đưa ra 08 giải pháp giúp hạn chế RRTD, trong đó, mỗi giải pháp sẽ lấy ý kiến chủ quan của CBTD được khảo sát thông qua đánh giá mức độ quan trọng theo thang điểm từ 01 đến 10, với mức độ 01 là không quan trọng và mức độ 10 là rất quan trọng. Sau khi tổng hợp các mẫu điều tra, tác giả phân tổ các ý kiến đánh giá đối với giải pháp giúp hạn chế RRTD, tác giả phân chia làm ba tổ: giải pháp không cần thiết (thang điểm từ 1-4), giải pháp ít cần thiết (thang điểm từ 5-7), giải pháp thực sự cần thiết (thang điểm từ 8-10). Kết quả khảo sát được ghi nhận trong bảng Tổng hợp kết quả nghiên cứu (xem phần Phụ lục). Từ bảng kết quả, tác giả nhận thấy có 08 giải pháp được đánh giá là rất cần thiết dựa trên mức điểm trung bình từ 8 trở lên gồm:
Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Có chính sách thưởng, phạt nghiêm khắc đối với những người làm công tác tín dụng.
Cải tiến quy trình thẩm định tín dụng.
Xây dựng quản lý thông tin khách hàng tập trung. Chấp hành nghiêm túc quy chế tín dụng hiện hành.
Đổi mới mô hình kiểm tra, kiểm soát nội bộ hiện nay.
Mở rộng đầu tư các loại hình kinh doanh khác để phân tán rủi ro. Và kiên quyết xử lý dứt điểm khi có hiện tương RRTD.