Thực trạng RRTD của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín001 (Trang 55 - 60)

Những biểu hiện RRTD tại Sacombank

Thực tế cho thấy, tín dụng tại các NH nói chung cũng như Sacombank nói riêng đã có xu hướng hồi phục, nhưng vẫn khó nhận diện rủi ro từ phía khách hàng, nhất là khách hàng doanh nghiệp. Những DN đã vượt qua khó khăn và đang tồn tại sẽ tiếp tục hồi phục, phát triển, nên nhu cầu vốn cũng quay trở lại. Còn những khách hàng không thể vượt qua “bão”, thì cũng dần bị khai tử. Điều khó nhất trong tăng trưởng tín dụng chính là không dễ kiểm soát được rủi ro nợ xấu và khó xử lý triệt để các khoản nợ xấu tồn tại.

Vấn đề khiến Sacombank đau đầu nhất vẫn là nhận diện rủi ro từ các khoản vay mới. Đáng chú ý hơn khi đây là thời điểm áp dụng các chuẩn mực về phân loại nợ và trích dự phòng theo quy định của Thông tư 02/2013/TT- NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Xử lý nợ xấu lúc này là hết sức khó, đồng thời nợ xấu ngân hàng tăng cao. Các khoản cho vay khách hàng của STB có rủi ro cao do tỉ lệ nợ xấu cao tại PNB trước khi sáp nhập.

Các khoản cho vay khách hàng nhận từ PNB chủ yếu tập trung trong lĩnh vực bất động sản. Dư nợ cho vay nhận được từ PNB khoảng 40.000 đồng tỉ đồng, với tỷ lệ nợ xấu sau kiểm toán nhà nước tại thời điểm cuối năm 2013 là 55,3%.

Tỉ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ tại Sacombank tăng lên đáng kể từ năm 2015. Sacombank có tỷ lệ cho vay trung dài hạn cao nhất, tỉ lệ tăng đặc biệt từ năm 2015 sau khi sáp nhập với PNB.

Sacombank hiện có khoản lãi phải thu cao bất thường, đây là một tín hiệu mạnh mẽ rằng nợ xấu cao. Lãi dự thu được tính toán dựa trên nợ gốc, lãi suất và thời hạn. Vì vậy, tỉ lệ lãi phải thu trên tổng tài sản sinh lãi sẽ giảm do lãi suất hiện nay thấp hơn nhiều so với các năm 2013 và 2014. Theo như phân tích của các chuyên gia VCSC thì lãi phải thu của Sacombank tương đương khoảng 11,5% tài sản sinh lãi gốc, có nghĩa các kỳ thu lãi trung bình cách nhau 11-12 tháng.

Giả định rằng các khoản cho vay ngắn hạn trả lãi hàng tháng hoặc hàng quý, thì các khoản vay trung dài hạn sẽ trả lãi mỗi 18-24 tháng. Điều này thường không xảy ra, trừ khi các khoản cho vay xấu đi nhưng được tái cấu trúc nhằm tránh hạ nhóm nợ và lập dự phòng. Lãi phải thu nghi ngờ được ước tính lên đến 20 nghìn tỉ đồng, chiếm đến 78,2% số lãi phải thu trên báo cáo. Các khoản phải thu chịu rủi ro tín dụng có số dư cao cũng đưa tín hiệu về khả năng nợ xấu tăng. Các khoản phải thu thông thường bao gồm khoản repo, ứng trước cho nhân viên hoặc khách hàng, ủy thác đầu tư... Các khoản này đều chịu rủi ro tín dụng, do đó có thể tạo ra nợ xấu.

Ngoài ra, Sacombank hiện có tỉ lệ số dư VAMC trên tổng tài sản cao nhất, gấp đôi BIDV. Điều này sẽ tạo ra gánh nặng dự phòng cao, đặc biệt khi Sacombank đang phải giải quyết số lượng lớn các khoản nợ xấu vẫn còn ghi nhận trong sổ sách.

Phân loại nợ

Nợ quá hạn thường phát sinh ở tất cả khách hàng, kể cả những khách hàng mà NH đánh giá là có khả năng trả nợ chắc chắn, hoặc đối với khách hàng mà NH đánh giá rất tốt, có xếp hạng tín dụng cao. Vì vậy, NH cần có chính sách định kỳ đánh giá khách

hàng hợp lý, kiểm tra sử dụng vốn thường xuyên, chính sách về cơ cấu dư nợ phù hợp với việc đa dạng hóa danh mục đầu tư và luôn đánh giá, cập nhật về tình hình vĩ mô để có những điều chỉnh hợp lý.

Bảng 2.9: Phân loại nợ của Sacombank giai đoạn 2013 - 2015

(Đơn vị tính: triệu đồng)

(Nguồn: BCTC Sacombank năm 2013, 2014, 2015)

Qua bảng trên ta thấy, tỷ trọng nợ đủ tiêu chuẩn của Sacombank duy trì ở mức khá ổn định qua các năm. Cụ thể, năm 2013 nợ nhóm 1 của Sacombank chiếm 97,84% trong tổng dư nợ, năm 2014 là 98,41% tăng nhẹ so với năm 2013 và năm 2015 là 97,69%. Tỷ trọng nợ nhóm 2 của Sacombank có xu hướng giảm, từ 0,71% năm 2013 xuống 0,4% năm 2014, và năm 2015 giữ ở mức 0,44%. Tỷ trọng nợ nhóm 3, nhóm 4 nhìn chung có xu hướng giảm, trong đó giảm mạnh nhất là nợ nhóm 4, từ 0,38% năm 2013 xuống còn 0,07% năm 2015. Nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng thấp nhất vào năm 2014, chiếm 0,08% thấp hơn nhiều so với cón số 0,15% của năm 2013 và 0,12% của năm 2015. Trong khi đó, nợ nhóm 5 lại đang nâng dần tỷ trọng một cách mạnh mẽ. Năm 2013, nợ nhóm 5 của Sacombank chiếm 0,92% sau đó giảm xuống còn 0,79% năm 2014. Và đến năm 2015 thì nhóm nợ này đã chiếm tỷ trọng 1,68%.

Nếu xét về tốc độ tăng trưởng và xét trong cả giai đoạn 2013 – 2015 thì có đến 4/5 nhóm nợ tăng. Năm 2014, nợ nhóm 1 tăng khá cao so với năm 2013 khi đạt 125.985.614 triệu đồng, tăng 16,5%. Tiếp tục đà tăng trưởng khi năm 2015, nợ đủ tiêu

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Nhóm 1 108.175.890 97,84 125.985.614 98,41 176.422.744 97,69 17.809.724 16,5 50.437.130 40,0 Nhóm 2 779.957 0,71 506.888 0,40 790.087 0,44 (273.069) (35,0) 283.199 55,9 Nhóm 3 169.732 0,15 102.764 0,08 225.152 0,12 (66.968) (39,5) 122.388 119,1 Nhóm 4 422.251 0,38 414.089 0,32 125.376 0,07 (8.162) (1,9) (288.713) (69,7) Nhóm 5 1.017.969 0,92 1.005.656 0,79 3.029.510 1,68 (12.313) (1,2) 2.023.854 201,2 Tổng 110.565.799 100 128.015.011 100 180.592.869 100

chuẩn của Sacombank tăng 40% so với năm 2014, đạt 176.422.744 triệu đồng. Nợ nhóm 2, nhóm 3 tuy giảm mạnh vào năm 2014 (lần lượt là 35% và 39,5%) nhưng lại tăng mạnh vào năm 2015 (nhóm 2 55,9%, nhóm 3 119,1%). Nợ nhóm 4 của Sacombank là nhóm nợ duy nhất giảm dần qua các năm. Năm 2013, nợ nhóm 4 đạt 422.251 triệu đồng, sau đó giảm nhẹ xuống còn 414.089 triệu đồng và giảm 69,7% so với năm 2014, xuống mức 125.376 triệu đồng. Nợ nhóm 5 của Sacombank tuy giảm đối chút vào năm 2014 nhưng đến năm 2015 tăng mạnh tới 201,2%, chiếm 3.029.510 triệu đồng.

Các công cụ được sử dụng để ngăn ngừa RRTD tại Sacombank

Hoạt động NH chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, khó có thể lường hết được. Với quy mô ngày càng lớn, nghiệp vụ ngày càng đa dạng, đòi hỏi các NH trong đó có Sacombank phải xây dựng và hoàn thiện các công cụ, chính sách, biện pháp để có thể ngăn ngừa, quản lý các rủi ro một cách hiệu quả để hoạt động tín dụng ổn định. Hiện nay, Sacombank đang sử dụng các công cụ để ngăn ngừa RRTD sau:

Xây dựng hệ thống hành lang pháp lý hoàn chỉnh: Hệ thống văn bản quản trị của Sacombank được xây dựng hoàn chỉnh trên cơ sở dự báo trước rủi ro, được điều chỉnh liên tục, phù hợp với thực tế. Điển hình là chính sách tín dụng, văn bản ở cấp độ cao nhất trong hoạt động cấp tín dụng do HĐQT NH ban hành, trong đó, quy định tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động cấp tín dụng, từ đối tượng khách hàng, phương pháp thẩm định, cách thức kiểm tra, giám sát... cho đến giới hạn rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng. Chính sách tín dụng được điều chỉnh, cập nhật thường xuyên phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách quản lý RRTD của Sacombank cũng được ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu của NHNN và yêu cầu quản lý RRTD của Sacombank, giúp NH định hướng quản trị rủi ro cũng như chủ động kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, giảm thiểu tối đa rủi ro từ nghiệp vụ cấp phát tín dụng. Hay chính sách quản lý nợ, quy định tất cả các biện pháp quản lý nợ và cơ chế xử lý đối với từng khoản nợ cụ

thể, nhằm định hướng và hỗ trợ cho nhân sự thực hiện vận dụng được các phương án xử lý nợ hiện nay.

Đáng chú ý, với hệ thống phân quyền phán quyết cấp tín dụng, thẩm quyền phán quyết cấp tín dụng được Sacombank xây dựng trên nguyên tắc quyết định nhanh, an toàn, hiệu quả. Hệ thống phân quyền phán quyết dựa trên các tiêu chí về chất lượng tín dụng, quy mô tín dụng, địa bàn hoạt động.

Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD) nội bộ CRS: Ngoài hệ thống hành lang pháp lý để kiểm soát tối đa rủi ro, Sacombank còn xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng (XHTD) nội bộ CRS. Hệ thống thực hiện chấm điểm khách hàng dựa trên các thông tin định tính và định lượng, nhằm đánh giá mức độ rủi ro của từng khách hàng cụ thể. Căn cứ trên kết quả từ hệ thống CRS, các cấp phán quyết cấp tín dụng phán quyết và thực hiện chính sách khách hàng. Về khía cạnh quản lý RRTD, hệ thống XHTD đáp ứng được yêu cầu hạn chế rủi ro ngay từ đầu. Từ khi tiếp cận khách hàng, Hệ thống có thể tính toán và định lượng được mức độ rủi ro mà khách hàng này có thể gây ra cho NH, từ đó, định hướng cho các cá nhân, đơn vị có liên quan đến thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng.

Đặc biệt, hệ thống XHTD nội bộ của Sacombank được IFC tư vấn và vận hành từ năm 2005, lúc đó Sacombank được xem như là NH đầu tiên có Hệ thống XHTD theo chuẩn mực quốc tế. Đến năm 2011, với sự tư vấn của Công ty Kiểm toán Ernst & Young, Sacombank đã cải tiến Hệ thống phù hợp hơn với thị trường Việt Nam và quy định của NHNN. Theo chuẩn mực quốc tế phù hợp với đặc điểm thị trường Việt Nam là một bước tiến quan trọng trong việc tiến đến đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý rủi ro tại Basel II và Basel III. Hiện nay, tất cả khách hàng có quan hệ tín dụng với Sacombank đều được Hệ thống XHTD đánh giá, xếp hạng.

Sacombank cũng triển khai Hệ thống tính toán tổn thất dự kiến để tính toán xác suất không trả được nợ của từng khách hàng, đo lường rủi ro cụ thể ở cấp độ từng khoản vay và ước lượng dư nợ khi khách hàng không trả được nợ phương pháp tiếp

cận nội bộ cơ bản của Basel II. Từ việc tính toán trên, Sacombank có thể định giá khoản cấp tín dụng trên cơ sở rủi ro mà khoản cấp tín dụng có thể mang lại cho NH.

Đáng chú ý, liên quan đến rủi ro khía cạnh con người, các công cụ quản lý được Sacombank đưa vào ứng dụng như: Chương trình quản lý rủi ro hoạt động, Chương trình quản lý thông tin CIC, Hệ thống đánh giá tác động môi trường và xã hội… Bên cạnh đó, kiểm toán nội bộ có vai trò quan trọng trong việc phát hiện và ngăn chặn rủi ro thông qua công tác kiểm tra, rà soát, đưa ra những cảnh báo, khuyến nghị để Ban điều hành NH điều chỉnh chính sách một cách kịp thời, nhằm hạn chế rủi ro phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín001 (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)