Nhóm tiêu chí khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín001 (Trang 63 - 64)

Ngoài các chỉ tiêu trên, Sacombank thường dùng chỉ tiêu Tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng RRTD trên tổng dư nợ và chỉ tiêu Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn trên dư nợ cho vay để đo lường RRTD.

Bảng 2.13: Tỷ lệ trích quỹ dự phòng RRTD trên tổng dư nợ của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015 (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Trích quỹ dự phòng RRTD 1.351.570 1.368.918 2.195.588 Tổng dư nợ 110.565.799 128.015.011 180.592.869 Tỷ lệ trích quỹ dự phòng RRTD/ Tổng dư nợ 1,22 1,07 1,22

(Nguồn: Số liệu tổng hợp của tác giả)

Năm 2014, tỷ lệ trích quỹ dự phòng RRTD/ tổng dư nợ của Sacombank giảm chủ yếu là do trong năm Sacombank đã bán một phần nợ cho VAMC làm giảm con số nợ xấu, nên tỷ lệ trích lập quỹ dự phòng trong năm này cũng giảm so với các năm khác.

Tỷ lệ trích quỹ dự phòng RRTD/ tổng dư nợ của Sacombank năm 2013 và năm 2015 đều là 1,2%. Như vậy, bên cạnh việc bán bớt nợ xấu cho VAMC thì Sacombank cũng khá tích cực trong việc tăng cường trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu trong tương lai.

Bảng 2.14: Tình hình nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Cam kết bảo lãnh vay vốn 335.111 3,38 190.294 1,64 32.404 0,32 Cam kết trong nghiệp vụ L/C 6.854.436 69,22 8.144.928 70,35 6.338.606 62,09 Cam kết bảo lãnh khác 2.713.308 27,40 3.242.534 28,01 3.837.991 37,59

Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn 9.902.855 100 11.577.756 100 10.209.001 100 Dư nợ tín dụng 110.565.799 128.015.011 180.592.869 Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn/ Dư nợ cho vay 8,96 9,04 5,65

Năm 2015, Sacombank dường như đang cho thấy mức độ “an toàn” nhất khi nợ tiềm ẩn chủ yếu bao gồm các cam kết L/C (chiếm trên 62%) và tỷ lệ nợ tiềm ẩn/dư nợ cho vay khách hàng chỉ chiếm 5,65%.

Theo TT02/2013-NHNN quy định đối với các cam kết ngoại bảng, các NHTM chỉ thực hiện phân loại nợ để quản lý, giám sát chất lượng tín dụng, không thực hiện trích lập dự phòng rủi ro. NH chỉ phải trích lập dự phòng khi rủi ro xảy ra. Điều này càng làm gia tăng các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, lợi nhuận của các NH.

Đối với nghiệp vụ bảo lãnh thanh toán hay bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ khác, khi hoàn cảnh kinh doanh khó khăn có thể đẩy nhiều doanh nghiệp đến việc vi phạm thỏa thuận. Lúc này NH sẽ phải đứng ra thực hiện nghĩa vụ với bên được bảo lãnh và các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn sẽ trở nghĩa vụ nợ thực sự. Thêm vào đó, nguy cơ trở thành nợ xấu đối với các khoản nợ này cũng rất cao.

Mặc dù các khoản bảo lãnh có thể yêu cầu tỷ lệ ký quỹ nhất định để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của tác giả, đối với những doanh nghiệp lớn, uy tín thì ít NH yêu cầu ký quỹ hoặc ký quỹ 1 tỷ lệ rất nhỏ vì dòng tiền gửi của những doanh nghiệp này mở ở tài khoản NH lớn hơn nhiều so với hạn mức cam kết bảo lãnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín001 (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)