Thực trạng hoạt động tín dụng của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín001 (Trang 50 - 55)

Cơ cấu dư nợ theo loại tiền

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền của Sacombank giai đoạn 2013 - 2015

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014

Số dư % Số dư % Số dư % Giá trị % Giá trị %

Cho vay bằng

đồng VN 100.394.229 90,8 116.355.131 90,9 167.089.275 92,5 15.960.902 15,9 50.734.144 43,6 Cho vay bằng

ngoại tệ, vàng 10.171.570 9,2 11.659.880 9,1 13.503.594 7,5 1.488.310 14,6 1.843.714 15,8

Cộng 110.565.799 100 128.015.011 100 180.592.869 100 17.449.212 15,8 52.577.858 41,1

(Nguồn: BCTC Sacombank năm 2013, 2014, 2015)

Năm 2013, cho vay bằng đồng VN của Sacombank đạt 100.394.229 triệu đồng, chiếm 90,8% trong tổng nguồn vốn cho vay. Cho vay bằng ngoại tệ, vàng chiếm 9,2%, đạt 10.171.570 triệu đồng.

Cho vay bằng đồng VN năm 2014 vẫn chiếm ưu thế về tỷ trọng (90,9% - tăng 0,1%), tăng trưởng 15,9% so với năm 2013. Cho vay bằng ngoại tệ, vàng cũng đạt mức tăng trưởng khá (tăng 14,6%) nhờ mở rộng đối tượng, tỷ giá USD ổn định và lãi suất ở mức thấp.

Năm 2015, cho vay bằng đồng VN tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2014 với tốc độ tăng 43,6%, tỷ trọng trong tổng nguồn vốn cho vay tăng từ 90,9% năm 2014 lên 92,5% năm 2015. Cho vay bằng ngoại tệ, vàng tiếp tục tăng trưởng khá, tăng 15,8% so với năm trước. Tuy nhiên, nếu xét về tỷ trọng trong tổng nguồn vốn cho vay thì chỉ tiêu này lại đang có xu hướng giảm (từ 9,1% xuống còn 7,5%). Dù lãi suất tiền gửi USD về 0% nhưng lãi suất cho vay bằng đồng USD lại khó giảm vì Việt Nam vẫn phải bám sát lãi suất USD tại thị trường quốc tế. Trong khi tình hình thị trường tiền tệ thế giới diễn biến phức tạp và định hướng hạn chế cho vay ngoại tệ của NHNN nên lãi suất USD

khó giảm và tín dụng USD không tăng mạnh. Điều này đã gây ảnh hưởng phần nào đến tình hình cho vay bằng ngoại tệ, vàng.

Cơ cấu dư nợ theo thời hạn

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014

Số dư % Số dư % Số dư % Giá trị % Giá trị %

Cho vay ngắn hạn 53.026.786 48,0 53.769.728 42,0 66.784.224 37,0 742.942 1,4 13.014.496 24,2 Cho vay trung hạn 41.753.208 37,8 51.937.367 40,6 83.284.014 46,1 10.184.159 24,4 31.346.647 60,4 Cho vay dài hạn 15.785.805 14,2 22.307.916 17,4 30.524.631 16,9 6.522.111 41,3 8.216.715 36,8 Cộng 110.565.799 100 128.015.011 100 180.592.869 100 17.449.212 15,8 52.577.858 41,1

(Nguồn: BCTC Sacombank năm 2013, 2014, 2015)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, năm 2013, các khoản cho vay của Sacombank chủ yếu là ngắn hạn, chiếm 48% đạt 53.026.786 triệu đồng. Tiếp theo là các khoản cho vay trung hạn, đạt 41.753.208 triệu đồng, chiếm 37,8% và nợ dài hạn chiếm 14,2%.

Năm 2014, các khoản cho vay vẫn chủ yếu là ngắn hạn, chiếm 42% trong tổng nguồn vốn cho vay, tuy nhiên thấp hơn mức 48% của năm 2013. Cho vay trung và dài hạn đang nâng dần tỷ trọng với tỷ lệ lần lượt là 40,6% và 17,4%. Nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì cho vay ngắn hạn đang có xu hướng chậm lại khi trong năm 2014, chỉ tiêu này chỉ tăng 1,4% so với năm 2013. Cho vay trung hạn tăng khá khi đạt 51.937.367 triệu đồng, tăng 24,4% so với năm ngoái. Cho vay dài hạn tăng mạnh, tăng 41,3% so với năm 2013, đạt 22.307.916 triệu đồng.

Năm 2015, cho vay ngắn hạn có tốc độ tăng khá trở lại khi tăng 24,2% so với năm 2014. Tuy nhiên, so với tốc độ tăng 41,1% của tổng vốn cho vay thì con số này ko đáng kể nên xét về tỷ trọng thì cho vay ngắn hạn đang có xu hướng giảm. Năm 2015,

tỷ trọng cho vay ngắn hạn là 37%. Cho vay trung hạn vẫn tiếp tục đà tăng trưởng khi tăng 60,4% so với năm 2014, nâng tỷ trọng từ 40,6% lên 46,1%. Cho vay dài hạn cũng tiếp tục tăng khá khi đạt 30.524.631 triệu đồng, tăng 36,8% so với năm ngoái, chiếm tỷ trọng 16,9%.

Như vậy, nếu xét về số tương đối và số tuyệt đối thì cả 3 chỉ tiêu cho vay ngắn, trung và dài hạn đều đang qua các năm. Nhưng Sacombank đang nâng dần tỷ trọng cho vay trung hạn, giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn và giữ ở mức ổn định cho vay dài hạn. Nguyên nhân là do khi lĩnh vực BĐS ấm dần trở lại, Sacombank cũng như các NH khác không chỉ mở rộng cửa cho cá nhân vay mua nhà mà còn đẩy mạnh vốn cho chủ đầu tư, chạy đua bảo lãnh dự án.

Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng KH của Sacombank giai đoạn 2013 – 2015

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014

Số dư % Số dư % Số dư % Giá trị % Giá trị %

Cá nhân 44.010.446 39,8 56.975.945 44,5 83.897.072 46,5 12.965.499 29,5 26.921.127 47,2 Công ty TNHH khác 30.127.589 27,2 35.833.100 28,0 46.647.794 25,8 5.705.511 18,9 10.814.694 30,2 Công ty Cổ phần khác 27.135.364 24,5 27.709.316 21,6 36.759.317 20,4 573.952 2,1 9.050.001 32,7 DNTN 2.832.684 2,6 3.912.822 3,1 6.884.742 3,8 1.080.138 38,1 2.971.920 76,0 Công ty TNHH Nhà nước 3.637.214 3,3 929.037 0,7 2.630.841 1,5 -2.708.177 (74,5) 1.701.804 183,2 Công ty Cổ phần Nhà nước 1.334.176 1,2 1.416.353 1,1 1.707.686 0,9 82.177 6,2 291.333 20,6 DN có vốn đầu

tư nước ngoài 473.651 0,4 481.254 0,4 765.690 0,4 7.603 1,6 284.436 59,1 Doanh nghiệp

Nhà nước 718.243 0,6 319.314 0,2 620.680 0,3 -398.929 (55,5) 301.366 94,4 Kinh tế tập thể 95.687 0,1 163.046 0,1 239.195 0,1 67.359 70,4 76.149 46,7 Khác 200.745 0,2 274.824 0,2 439.852 0,2 74.079 36,9 165.028 60,0

Cộng 110.565.799 100 128.015.011 100 180.592.869 100 17.449.212 15,8 52.577.858 41,1

Năm 2014, đa dạng hóa danh mục theo loại hình kinh doanh nhằm tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro luôn được Sacombank chú trọng thực hiện. Trong đó, Sacombank tiếp tục dành nhiều quan tâm hỗ trợ vốn cho khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, thành phần kinh tế tư nhân. Tại thời điểm 31/12/2014, cho vay nhóm khách hàng cá nhân đạt 56.975.945 triệu đồng, chiếm 44,5% tổng dư nợ, thể hiện chiến lược phát triển bán lẻ, phân tán rủi ro của Sacombank. Cho vay mảng cá nhân tăng trưởng vượt bậc (tăng 29,5% so với năm 2013), tăng tỷ trọng từ 39,8% năm 2013 lên 44,5% năm 2014. Nguyên nhân là nhờ các sản phẩm chủ đạo là các gói ưu đãi phục vụ nhu cầu đa dạng: gói cho vay SXKD, SXKD mùa tết, phát triển nông thôn, mua – xây – sửa chữa BĐS, vay tiêu dùng, vay mua ô tô... Đặc biệt chú trọng đẩy mạnh cho vay nhỏ lẻ, khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa.

Dư nợ doanh nghiệp đạt 71.039.066 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 55,5%, trong đó các loại hình chiếm cơ cấu lớn bao gồm Công ty TNHH (28%) và công ty Cổ phần (21,6%). Để khôi phục dư nợ cho vay doanh nghiệp, khơi thông dòng vốn đầu tư, Sacombank đã đẩy mạnh tín dụng nhỏ lẻ đến từng nhóm đối tượng thuộc diện khuyến khích của Chính phủ, đặc biệt là hệ khách hàng SMEs, triển khai các gói khách hàng mới 3.000 tỷ, gói khách hàng hiện hữu 5.000 tỷ, gói khách hàng VIP 5.000 tỷ, gói bình ổn thị trường tại TP. HCM 1.500 tỷ, gói kết nối NH – Doanh nghiệp 4.700 tỷ dành cho các doanh nghiệp/cá nhân/hộ SXKD/tiểu thương cả nước. Nhờ vậy, cho vay doanh nghiệp tăng trưởng đều hơn năm trước, tuy nhiên do tình hình vẫn còn khó khăn, nhu cầu vay của doanh nghiệp thấp, chỉ tăng nhẹ 6,7%, giảm tỷ trọng từ 60,2% xuống còn 55,5%.

Năm 2015, Sacombank tiếp tục đẩy mạnh cho vay cá nhân khi cho vay nhóm này đạt 83.897.072 triệu đồng, tăng 47,2% so với năm 2014, nâng tỷ trọng cho vay từ 44,5% năm 2014 lên 46,5%. Dư nợ doanh nghiệp đạt 96.695.797 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 53,5%, trong đó loại hình chiếm cơ cấu lớn vẫn là Công ty TNHH (25,8%) và Công ty Cổ phần (20,4%). Xét về số tương đối và số tuyệt đối thì tất cả các chỉ tiêu cho

vay theo loại hình kinh doanh của Sacombank năm 2015 đều tăng khá mạnh. Điển hình là Công ty TNHH Nhà nước tăng tới 183,2%, Doanh nghiệp Nhà nước tăng 94,4%. Các chỉ tiêu còn lại đều tăng trên 20%. Tuy nhiên, xét về tỷ trọng thì cho vay cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đồng thời tăng tỷ trọng dần qua các năm, từ 39,8% năm 2013 lên 46,5% năm 2015. Tiếp đến là loại hình công ty TNHH và công ty CP, tuy nhiên tỷ trọng cho vay hai loại hình này đều có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, từ mức 27,2% năm 2013 xuống 25,8% đối với công ty TNHH, Công ty CP giảm từ 24,5% năm 2013 xuống 20,4%. Các loại hình kinh doanh còn lại ko có sự biến động nhiều.

Cơ cấu dư nợ theo khách hàng

Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ theo khách hàng của Sacombank giai đoạn 2013 - 2015

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014

Số dư % Số dư % Số dư % Giá trị % Giá trị %

Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước

107.289.914 97,0 124.311.473 97,1 179.034.939 99,1 17.021.559 16,87 54.723.466 44,02

Cho vay đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài

3.275.885 3,0 3.703.538 2,9 1.557.930 0,9 427.653 13,06 (2.145.608) (57,93)

Cộng 110.565.799 100 128.015.011 100 180.592.869 100 17.449.212 15.8 52.577.858 41.1

(Nguồn: BCTC Sacombank năm 2013, 2014, 2015)

Nhìn vào bảng trên ta thấy: cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước của Sacombank vẫn chiếm chủ yếu trong cơ cấu cho vay của Sacombank. Năm 2013, cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước chiếm 97% trong tổng nguồn vốn tín dụng, đạt 107.289.914 triệu đồng. Tiếp đến là hình thức cho vay đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài đạt 3.275.885 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 3,0%.

Năm 2014, cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước tăng khá khi đạt 124.311.473 triệu đồng, tăng 16,87% so với năm 2013. Tốc độ này cao hơn so với tốc độ tăng của tổng nguồn vốn tín dụng là 15,8%. Vì vậy xét về tỷ trọng thì cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước có sự tăng nhẹ khi chiếm 97,1%, cao hơn mức 97% năm 2013. Cho vay đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tăng nhẹ, đạt 3.703.538 triệu đồng, tăng 13,06% so với năm 2013. Tỷ trọng giảm nhẹ từ 3,0% xuống 2,9%.

Năm 2015, cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước của Sacombank tiếp tục được đẩy mạnh và tăng nhanh khi đạt 179.034.939 triệu đồng, tăng 44,02% so với năm 2014, nâng tỷ trọng lên đến 99,1%. Cho vay đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài giảm mạnh khi số dư nợ chỉ đạt 1.557.930 triệu đồng, giảm 57,93% so với năm 2014. Chính thức kéo tỷ trọng của nhóm chỉ tiêu này giảm xuống còn 0,9% trong tổng dư nợ cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín001 (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)