Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín001 (Trang 88 - 90)

Ngoài những biện pháp trên, NH cũng cần áp dụng một số biện pháp sau:

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ

Song song với việc tăng cường kiểm tra, giám sát khách hàng của cán bộ, NH cần xây dựng quy trình và quy định chặt chẽ về công tác hậu kiểm của bộ phận kiểm tra nội bộ nhằm đảm bảo việc cấp tín dụng tuân thủ quy định hiện hành.

Vì vậy cần nâng cao vai trò của kiểm soát nội bộ đối với các hoạt động tín dụng. Bộ phận kiểm soát nội bộ không bị áp lực bởi các chỉ tiêu tín dụng cho nên có cách nhìn khách quan hơn đối với các RRTD. Bộ phận kiểm soát nội bộ cần phải có tính độc lập tương đối để tăng cường khả năng kiểm soát tính tuân thủ trong hoạt động cấp tín dụng, có thể đưa ra được những đánh giá, kiến nghị khách quan đối với hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu những RRTD.

Trong công tác kiểm tra nội bộ, ngoài thực hiện kiểm tra theo định kỳ, cần tập trung và tăng tần suất kiểm tra các khách hàng có nợ xấu, đánh giá việc thực thi các biện pháp quản lý nợ có vấn đề và khả năng thu hồi nợ. Công tác kiểm tra nội bộ cần thực hiện có trọng điểm, theo các ngành nghề, lĩnh vực đang tiềm ẩn nguy cơ rủi ro để kịp thời chấn chỉnh và đề xuất các giải pháp để tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Xây dựng quản lý thông tin khách hàng tập trung

Nắm bắt thông tin về khách hàng kịp thời và toàn diện giúp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. NH cần phải xây dựng kho lưu trữ thông tin khách hàng tập trung như phân loại khách hàng theo loại hình kinh tế hay ngành nghề kinh doanh... Trong thời gian qua, các chi nhánh của NH thường hỏi thông tin khách hàng qua thông tin tín dụng CIC của NHNN. Mặc dù Sacombank cũng có hệ thống dữ liệu thông tin phòng ngừa rủi ro nhưng chưa đủ và chưa phổ biến rộng nên các CBTD chưa khai thác được nguồn thông tin này một cách hiệu quả. Do vậy, NH cần:

Cập nhật thường xuyên và phổ biến đến các chi nhánh theo mạng thông tin nội bộ nhằm phục vụ cho công tác thẩm định.

Các thông tin phải phản ánh được khả năng cạnh tranh trong kinh doanh của khách hàng hay việc thay đổi các cơ chế chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng đến khách hàng...

Chấp hành nghiêm túc quy chế tín dụng hiện hành

Cho vay với lãi suất tăng dần có quyền lựa chọn vốn hóa khoản vay trong doanh nghiệp: Sản phẩm cho vay này áp dụng đối với các doanh nghiệp thiếu vốn lưu động và ngân hàng dự đoán tình hình tài chính của doanh nghiệp có xu hướng phát triển. Lãi suất của khoản vay tăng dần trong 3 năm từ khi cho vay và Ngân hàng có quyền chuyển đổi khoản vay thành vốn góp hoặc trái phiếu chuyển đổi của chính doanh nghiệp vay vốn.

Phát triển tín dụng thuê mua: với hình thức tín dụng này doanh nghiệp có thể trang bị máy móc, thiết bị hiện đại mà không cần phải đầu tư mua sắm, giúp họ ổn định về tài chính để phát triển sản xuất kinh doanh. Mặt khác, xét về mặt thủ tục, hình thức thuê mua có một điểm thuận lợi hơn vay vốn trung dài hạn của ngân hàng là không phải công chứng tài sản thuế, điều mà các doanh nghiệp hết sức ủng hộ.

Cho vay có bảo đảm bằng các khoản sẽ thu của doanh nghiệp: các doanh nghiệp bán hàng nhưng do người mua chưa kịp thanh toán, dẫn đến làm cho khác hàng bị thiếu vốn lưu động. Trong trường hợp này ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp thiếu vốn tạm thời bằng cách cho vay theo tỷ lệ nào đó trên khoản sẽ thu. Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng khoản nợ được ngân hàng thẩm định một cách chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín001 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)