Phương pháp chuyển gene ở thực vật qua Agrobacterium

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và đánh giá hoạt động của promoter chuyên biệt hạt phấn từ cây lúa (oryza sativa l ) (Trang 28)

Agrobacterium thuộc họ Rhizobiaceae, thuộc nhóm vi khuẩn yếm khí. Chi Agrobacterium gồm 4 loài, trong đó A. tumerfaciens có khả năng tạo ra khối u trong tế bào thực vật thông qua một loại plasmid đặc hiệu gây nên khối u gọi là Ti-plasmid (tumour inducing) [1], [5]. Ti-plasmid có khả năng chuyển một số gene chúng mang vào cây trồng khi DNA vi khuẩn được hợp nhất với nhiễm sắc thể thực vật nó sẽ tấn công vào hệ thống tế bào của thực vật một cách có hiệu quả và sử dụng nó để đảm bảo cho sự sinh sôi của quần thể vi khuẩn đây được coi là hiện tượng chuyển gene tự nhiên.

- Vùng T-DNA: là đoạn DNA chuyển từ vi khuẩn Agrobacterium vào tế bào thực vật. Đặc điểm của vùng này là xâm nhập ổn định vào bộ gene của cây chủ, không mã hóa cho các sản phẩm trợ giúp quá trình biến nạp, độ dài thay đổi khác nhau ở các Ti-plasmid tự nhiên và mang rất nhiều gene có thể biểu hiện trong quá trình chuyển hóa của tế bào thực vật [7], [12].

- Vùng gây độc Vir (Virulence Region): gồm 24 gene vir được sắp xếp trong 8 operon từ virA đến virH, mỗi operon chứa một số gene. Vùng Vir có vai trò kích thích việc biến nạp của T-DNA. Trong đó Vir A; B; D; G có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình biến nạp ở tế bào thực vật, Vir C; E; F; H có tác dụng làm tăng cường hiệu quả quá trình biến nạp gene [23], [24].

- Nhiễm sắc thể (NST) của Agrobacterium: Vùng Vir có vai trò chủ yếu trong quá trình biến nạp T- DNA, tuy nhiên NST của vi khuẩn cũng rất cần thiết đối với quá trình này. Chúng tác dụng lên bề mặt của tế bào vi khuẩn, cụ thể giúp tạo ra exopolysaccarid, chế biến và bài tiết ra ngoài (pscA/exoC, chvA, hvB) đồng thời gắn vi khuẩn vào tế bào thực vật (tt gens) … Ngoài ra những gen khác như mia A đóng vai trò thứ yếu hơn trong quá trình biến nạp [24].

Cơ chế chuyển gene thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumerfaciens: Quá trình chuyển T-DNA được bắt đầu ở vị trí biên phải và kết thúc ở vị trí biên trái. Nếu không có sự định hướng này, hiệu quả của quá trình chuyển gene sẽ rất thấp [19]. Đoạn T-DNA mang gene muốn được chuyển, trước tiên nó phải được hoạt hóa nhờ hoạt động của các gene vir. Hiện tượng này xảy ra khi A. tumerfaciens bắt đầu tiếp xúc với hợp chất chứa phenol được tiết ra từ vết thương của cây hoặc từ tế bào nuôi cấy.

Khi nhận được các phân tử tín hiệu từ vết thương thực vật: hợp chất phenolic (cacbolic acid), acetosyringone (AS), hydroxy acetosyringone (OH- AS), flavonoid, đường đơn hoặc các tín hiệu khác như pH axit (pH 5 - 5,5), phosphat và opine, làm dẫn dụ Agrobacterium gắn vào thành tế bào thực vật

(AS, OH-AS được tinh sạch từ môi trường nuôi cấy tế bào thuốc lá - giống như những sản phẩm của chuyển hoá phenyl propanoid - một khâu chủ yếu trong chu trình tạo các chất thứ cấp như lignin và các chất thơm. Những chất này rất quan trọng đối với thực vật trong các điều kiện stress và bị thương, ta gọi là hợp chất dẫn dụ). Trong quá trình tiếp xúc giữa tế bào thực vật và

Agrobacterium, vi khuẩn tạo ra các sợi cellulose và các sợi này kết tụ thành bó gắn lên bề mặt tế bào thực vật. Quá trình này làm cảm ứng và hoạt hoá các gene vùng vir. Sự thể hiện gene vir xảy ra nhờ hệ thống truyền cảm ứng gồm các sản phẩm của virAvirG. Chính các sản phẩm protein của các gene vir đã làm nhiệm vụ vận chuyển T-DNA. Một số bằng chứng chứng tỏ T-DNA được vận chuyển tới nhân tế bào thực vật và gắn hoá trị vào genome thực vật, sau đó, T-DNA được phiên mã nhờ ARN polymerase II [21], [23].

Quá trình chuyển T-DNA cho tế bào thực vật gồm ba sự kiện quan trọng: • Sự kiện thứ nhất: Hình thành khối u là quá trình biến đổi tế bào thực vật do xâm nhập và hợp nhất của T-ADN vào tế bào thực vật, sau đó biểu hiện các gene trong vùng T-DNA.

• Sự kiện thứ hai: Các gene nằm trong vùng T-DNA sao chép trong các tế bào bị xâm nhiễm và không có vai trò trong quá trình chuyển.

• Sự kiện thứ ba: Vùng DNA lạ đặt giữa các vùng biên của T-DNA có thể được chuyển cho tế bào cây trồng.

CHƯƠNG 2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:

Cây lúa Oryza sativa L và cây mô hình Arabidopsis thaliana.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Phân lập và đánh giá hoạt động của promoter chuyên biệt hạt phấn từ cây lúa Oryza sativa L.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử - Khoa Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 5/2018 đến tháng 6/2019.

2.3. Vật liệu, hóa chất, thiết bị nghiên cứu

2.3.1. Vật liệu nghiên cứu

- Vật liệu thực vật: Giống lúa Oryza sativa L. do Phòng Công nghệ tế bào thực vật, Viện Công nghệ sinh học cung cấp; cây mô hình Arabidopsis, được cung cấp bởi Trung tâm ABRC của trường Đại học Ohio State, Mỹ, và được nuôi trồng in vitro tại Phòng thí nghiệm Sinh học phân tử, khoa công nghệ sinh học, trường Đại học nông lâm Thái Nguyên.

- Các vật liệu khác:

 Cấu trúc vector tách dòng pDONR201

 Hệ thống vector chuyển gene pKGWFS7 mang gene chọn lọc kanamycin.

 Mồi sử dụng trong nghiên cứu (Bảng 2.1)

 Chủng vi khuẩn chuyển gene Ecoli DH5α của hãng Invitrogen và vi khuẩn Agrobacterium do phòng thí nghiệm Sinh học phân tử, khoa Công

nghệ Sinh học và công nghệ Thực phẩm, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cung cấp.

Bảng 2.1. Trình tự mồi sử dụng trong nghiên cứu

N No

Gene

name Primer Sequence (5'-3') Size

1 1 RMP1 RMP1-F AAAAAGCAGGCT AATGAATTTCATTTTCAGAGCGCAGTTGCTTG 1343 bp RMP1-R AGAAAGCTGGGT GTTAATTAGCTAGGCTACAGGGGAGG 2 2 RMP2 RMP2-F AAAAAGCAGGCT CTTTGTAGCCCGTGGGCTGCTTTTG 754 bp RMP2-R AGAAAGCTGGGT GGTCCCGTACGTCGCACATTTTATAGATG 3 3 attB attB1 GGGGACAAGTTTGTACAAAAAAGCAGGCT attB2 GGGGACCACTTTGTACAAGAAAGCTGGGT 2.3.2. Hóa chất

Các hóa chất được sử dụng trong nghiên cứu được đặt mua từ các hãng có uy tín như Sigma (Mỹ), Merck (Đức), Invitrogen (Mỹ).

Các muối đa lượng, vi lượng, vitamin là thành phần nền khoáng B5, MS. Chất dẫn dụ Acetosyringone (AS), chất bổ sung: Yeast extract, L-Cysteine, trypton, sucrose, agarose… và các thành phần hóa chất trong phân tích sinh học phân tử được liệt kê theo các hãng sản xuất sau đây:

- Merk: Na2EDTA, NaCL, Tris-HCL, CTAB, Acetosyringone.

- Wako: β-mercaptoethanol, Phenol: Cloroform: Izoamyl alcohol (25: 24: 1), Cloroform:Izoamyl alcohol (24:1), Izopropanol, Ethanol.

- Fermentas: dNTPs, MgCl2, Taq, mồi, PCR buffer.

- Sigma: Agarose, Ethidium bromide (EtBr), Hygromycin.

Môi trường được sử dụng trong nghiên cứu nuôi cấy mô tế bào và nuôi cấy vi khuẩn dùng cho thí nghiệm chuyển gen gồm:

- Môi trường nuôi khuẩn LB đặc - Môi trường nuôi khuẩn LB lỏng - Môi trường lây nhiễm RMOP - Môi trường đồng nuôi cấy RMOP - Môi trường chọn lọc RMOP

2.3.3. Thiết bị thí nghiệm

Các thiết bị thí nghiệm chính dùng cho nghiên cứu bao gồm: - Buồng cấy vô trùng

- Máy đo pH - Máy đo OD - Máy ly tâm lạnh - Máy vortex - Bể ổn nhiệt - Máy lắc ổn nhiệt - Nồi hấp khử trùng - Máy li tâm lạnh - Máy điện di

Và các trang thiết bị khác như lò vi sóng, cân điện tử, bình trụ, bình tam giác, ống eppendorf, đầu côn các loại, pipet, đĩa petri,…của phòng thí nghiệm khoa công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2.4. Nội dung nghiên cứu

2.4.1. Nội dung 1: Nghiên cứu sàng lọc gene chuyên biệt hạt phấn.

Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu microarray công bố về các gene biểu hiện trên cây lúa, tiến hành lựa chọn các gene biểu hiện ở hạt phấn cho nghiên cứu.

2.4.2. Nội dung 2: Tách dòng promoter chuyên biệt hạt phấn và thiết kế vector chuyển gene. vector chuyển gene.

2.4.3. Nội dung 3: Đánh giá hoạt động của promoter trên cây mô hình

Arabidopsis.

2.5. Phương pháp nghiên cứu.

2.5.1. Nghiên cứu sàng lọc gene chuyên biệt hạt phấn

Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu microarray database (http://ricexpro.dna.affrc.go.jp/). DNA microarray (còn gọi là DNA

chip hay gene chip) là một tấm thủy tinh hoặc nhựa trên đó có gắn các đoạn DNA thành các hàng siêu nhỏ. Các nhà nghiên cứu sử dụng các con chip như vậy để sàng lọc các mẫu sinh học nhằm kiểm tra sự có mặt hàng loạt trình tự cùng một lúc. Các đoạn DNA gắn trên chip được gọi là probe (mẫu dò). Trên mỗi điểm của chip có hàng ngàn phân tử probe với trình tự giống nhau. Các biểu hồ sơ Rice cơ sở dữ liệu (RiceXPro) là một kho lưu trữ hồ sơ biểu hiện gen có nguồn gốc từ phân tích microarray mô / cơ quan bao gồm toàn bộ sự phát triển của cây lúa trong điều kiện lĩnh vực tự nhiên, cây lúa được điều trị bằng phytohormones khác nhau, và các loại tế bào chuyên biệt / mô bị cô lập bằng microdissection (LMD). Cơ sở dữ liệu này là một phần của dự án phân tích phiên mã lúa bằng công nghệ microarray nhằm đặc trưng hóa cấu hình biểu hiện của tất cả các gen dự đoán trên cây lúa và cung cấp thông tin tham khảo có thể được sử dụng trong bộ gen chức năng. Tất cả các cấu hình biểu thức được tạo bằng cách sử dụng một nền tảng microarray với các đầu dò dựa trên các mô hình gen được quản lý thủ công trong RAP-DB và thông tin trình tự cDNA có độ dài đầy đủ của lúa trong Cơ sở dữ liệu KOME . Một số cơ sở dữ liệu microarray được quản lý, công khai nhất là: Biểu hiện gen – NCBI bằng công cụ BLAST ( http://blast.ncbi.nlm.nih.gov/Blast.cgi).

Sử dụng mẫu hạt phấn lúa tiến hành lựa chọn các gene biểu hiện chuyên biệt ở hạt phấn sử dụng cho nghiên cứu. Gen chuyên biệt hạt phấn là những gene biểu hiện duy nhất ở hạt phấn, dựa trên bản đồ nhiệt (heat map) biểu hiện của gen được thể hiện thông qua màu sắc.

2.5.2. Phương pháp tách chiết DNA tổng số

Sử dụng bộ kit bộ kít DNeasy plant mini kit của hãng Qiagene để tách chiết DNA tổng số từ hạt phấn lúa. Quy trình tách chiết được tiến hành theo hướng dẫn của nhà sản xuất (https://www.qiagene.com/dna/geneomic- dna/dneasy-plant-mini-kit). Các bước tiến hành như sau:

- Bổ sung 400 up dung dịch AP1 (10mM Tris – HCl pH8.0; 1mM EDTA pH8.0) và 4 µl RNase A. Mẫu được trộn đều và ủ ở 65oC trong 10 phút.

- Bổ sung 130 µl AP3, đảo đều sau đó ủ trên đá 5 phút. - Ly tâm mẫu ở tốc độ 14,000 vòng/phút trong 5 phút.

- Chuyển toàn bộ dịch nổi sang cột lọc và ly tâm ở tốc độ 14,000 vòng/phút trong 2 phút.

- Chuyển cột lọc sang ống mới và bổ sung 650 µl dung dịch AW1, ly tâm 1 phút ở tốc độ 8,000 vòng/phút.

- Tiếp đến bổ sung 500 up dung dịch AW2, ly tâm 1 phút ở tốc độ 8,000 vòng/phút.

- Hòa tan DNA bằng 100 µl dung dịch AE để sử dụng cho nghiên cứu.

2.5.3. Phương pháp khuyếch đại DNA tổng số bằng kỹ thuật PCR

Vùng promoter nằm phía 5’ trước mã mở đầu ATG của gene được khuyếch đại từ DNA tổng số bằng phương pháp Gateway PCR với cặp mồi đặc hiệu RMP (Bảng 2.1) theo thành phần phản ứng và chu trình nhiệt như sau:

Bảng 2.2. Thành phần của phản ứng PCR

STT Thành phần Nồng độ

1 Nước khử ion 32 µl

2 MgSO4 (25mM) 4µl

3 dNTPs (10mM) 5µl

4 Mồi xuôi (10pmol/µl) 1µl

5 Mồi ngược (10pmol/µl) 1µl

6 KOD enzim 1µl

7 KOD plus buffer ( 1Unit/ µl) 5µl

8 DNA khuôn ( 10 – 20 ng/µl) 1µl

Tổng thể tích 50µl

Phản ứng PCR được tiến hành theo 2 bước: bước 1, phản ứng PCR được thực hiện với 10 chu kỳ ở điều kiện 95oC/15s, 55oC/30s và 72oC/2min sử dụng cặp mồi đặc hiệu có gắn trình tự adapter attB1 và attB2; bước 2, sử dụng

10 ul sản phẩm PCR ở bước 1 làm DNA khuôn, thực hiện phản ứng ở 25 chu kỳ theo trình tự như sau: 5 chu kỳ đầu 94oC/15s, 45oC/30s và 72oC/2min ; 20 chu kỳ sau 94oC/15s, 55oC/30s và 72oC/2min.

Sản phẩm PCR được điện di kiểm tra trên gel agarose 0,8% trong TAE 1X có maker chuẩn và chụp ảnh dưới ánh sáng cực tím.

Mẫu DNA thu được cần phải tinh sạch bằng kit tinh sạch HiGene PCR purification của hãng Solgenet để chuẩn bị cho tách dòng.

2.5.4. Phương pháp tinh sạch sản phẩm PCR

Quá trình tinh sạch được thực hiện theo HiGene PCR purification của hãng Solgenet gồm các bước sau:

- Bổ sung Binding Buffer vào sản phẩm PCR, tỉ lệ 1: 1 về thể tích.

- Chuyển sang cột lọc li tâm 12000 vòng/phút trong 1 phút ở 4oC, loại bỏ dịch. - Bổ sung 700µl Washing buffer, li tâm 12000 vòng/phút trong 1 phút. - Chuyển cột lọc sang ống eppendorf 1,5 ml, mở nắp 3 phút cho bay cồn. - Bổ sung 25µl nước khử ion, để 5 phút, li tâm 12000 vòng/phút trong 1 phút, thu dịch. Sản phẩm DNA tinh sạch được điện di kiểm tra trên gel agarose 0,8% trong TAE 1X có marker chuẩn và chụp ảnh dưới ánh sáng cực tím. Bảo quản sản phẩm DNA tinh sạch trong tủ -20oC.

2.5.5. Phương pháp thiết kế vector tách dòng promoter

Sản phẩm PCR sau khi được tinh sạch được gắn vào vector tách dòng pDONR201 bằng phương pháp Gateway sử dụng enzyme BP clonase. Các bước tiến hành như sau:

- Thành phần phản ứng + DNA (10ng/ul): 2ul + Vector (75ng/ul): 1ul + BP clonase enzyme: 1ul Tổng số: 4ul

- Bổ sung 0,5ul proteinase K, ủ ở 37oC trong 10 phút - Biến nạp vào Ecoli DH5α.

Hình 2.1. Sơ đồ miêu tả phản ứng BP ghép nối gene và vector tách dòng

Nguồn: GATEWAY Cloning Technology Manual.

2.5.6. Phương pháp biến nạp vector tái tổ hợp vào tế bào khả biến

Sản phẩm ghép nối được biến nạp vào tế bào Ecoli DH5α theo phương pháp shock nhiệt ở 42oC.

- Lấy tế bào khả biến từ tủ lưu giữ -800C đặt trên đá - Trộn 2 µl DNA vào 100 µl Ecoli DH5α

- Đặt trên đá 30 phút

- Shock nhiệt ở 42oC trong 40s

- Bổ sung 900 µl môi trường LB lỏng - Nuôi lắc ở 37oC trong 1h

- Cấy trải 100 µl dung dịch nuôi lắc trên đĩa môi trường LB đặc có kháng sinh chọn lọc kanamycin.

- Nuôi qua đêm ở 37oC.

2.5.7. Phương pháp sàng lọc dòng tế bào tái tổ hợp

Để sàng lọc dòng tế bào mang vector tái tổ hợp chúng tôi sử dụng phương pháp PCR các khuẩn lạc. Lựa chọn ngẫu nhiên 3 khuẩn lạc có kích

thước đồng đều sau khi nuôi qua đêm ở 37oC tiến hành PCR với cặp mồi đặc hiệu. Phương pháp và thành phần phản ứng tương tự ở bảng 2.2, trong đó sử dụng enzyme Taq DNA polymesase và khuẩn lạc cho phản ứng. Phản ứng được thực hiện ở 30-35 chu kỳ. Sản phẩm PCR được điện di trên gel agarose 0,8% và đọc kết quả dựa trên thang marker chuẩn 1kb. Lựa chọn khuẩn lạc có kích thước đúng để tiến hành các bước tiếp theo.

2.5.8. Phương pháp tách chiết plasmid

Khuẩn lạc lựa chọn được nuôi qua đêm ở 36oC, 200v/phút trên môi trường LB đặc (10g Bacto-tryptone, 5g yeast extract, 10g NaCl, 15g agar) có bổ sung 100mg/l kháng sinh kanamycin để chọn lọc tế bào tái tổ hợp. Tiến hành thu tế bào để tách plasmid.

Bảng 2.3. Thành phần hóa chất tách chiết plasmid

STT Thành phần

Sol I 50 mM glucose, 25 mM Tris HCl pH 8, 10 mM EDTA pH 8 Sol II 0,2 NaOH, SDS 1 %

Sol III 60 ml potassium acetate 5M; 11,5 ml glacial acetic acid; 28,5 ml H2O

Các bước tiến hành tách plasmid:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập và đánh giá hoạt động của promoter chuyên biệt hạt phấn từ cây lúa (oryza sativa l ) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)