Ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trẻ bắc kạn qua sáng tác của các nhà thơ nông thị tô hường, hoàng chiến thắng và phùng thị hương ly​ (Trang 80)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật

Gorki đã khẳng định: “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngơn ngữ”. Ngơn ngữ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học.Nếu khơng có ngơn ngữ thì làm sao có được tác phẩm văn học.Ngơn ngữ là phương tiện để nhà văn sáng tác, là yếu tố đầu tiên để người đọc tiếp xúc với tác phẩm văn học.Ngôn ngữ trong văn học là ngôn ngữ của đời sống toàn dân nhưng đã được các nghệ sĩ mài dũa, tinh luyện. Vì vậy, ngơn ngữ là sản phẩm lao động miệt mài và hết sức công phu của người nghệ sĩ.

Đối với thơ ca, ngơn ngữ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng.“Đó vừa là tiếng

nói chân thực, vừa là tiếng nói bay bổng của trí tưởng tượng diệu kì, lại vừa là tiếng nói tình cảm của con tim đang xúc động…”.[8, tr. 361]. Khác với văn xi, thơ ít lời

nhiều ý, lấy cái hữu hạn của ngôn ngữ để biểu đạt cái vô hạn của cuộc sống tự nhiên, xã hội và cả những tâm sự thầm kín trong tâm hồn con người.

Các nhà văn văn học dân tộc thiểu số nói chung, văn học dân tộc thiểu số Bắc Kạn nói riêng đã có những nỗ lực để có những đổi mới, sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ, đồng thời các nhà văn cũng rất chú ý đến việc bảo vệ ngôn ngữ truyền thống, đặc biệt là ngơn ngữ mẹ đẻ của chính các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng Dao, Mông… Nối tiếp các thế hệ cha anh, các nhà thơ trẻ cũng đã học hỏi, tiếp thu và phát huy khả năng của mình trong việc bảo vệ và cách tân ngôn ngữ.

3.2.1. Ngôn ngữ chân thực, giản dị

Thơ của các thế hệ thơ trước đã phản ánh chân thực hiện thực đời sống chiến đấu và lao động với những cách thể hiện khác nhau. Thế nhưng họ đều có điểm chung là cách sử dụng ngơn ngữ chân thực, bình dị. Điều này xuất phát từ đặc điểm tâm lý của người dân miền núi, họ sống đơn giản, chân thật. Các nhà thơ đưa vào thơ

ca những lời ăn, tiếng nói hàng ngày mà người miền núi thường hay sử dụng. Thơ Nông Minh Châu mộc mạc dung dị, khỏe khoắn; Nông Viết Toại viết về những điều mắt thấy, tai nghe, những kỉ niệm mà bản thân đã trải qua, những sự kiện ở trước mắt với những cảnh thật, tình cảm thật, cảm xúc thật; Nơng Quốc Chấn làm thơ mà như nói chuyện, với lời thơ hồn nhiên như những câu chuyện mà bà con người Dao, người Tày ở Phja Bjc kể… Trong thơ của mình, các nhà thơ trẻ Bắc Kạn phản ánh chân thực những suy nghĩ, cảm xúc của mình trước những hiện thực đời sống với lối biểu đạt dung dị, đời thường.

Người miền núi thường nói gì mà mình nhìn thấy. Đã có biết bao điều tai nghe, mắt thấy, những việc diễn ra trong đời sống hàng ngày được các nhà thơ đã đưa vào thơ của mình với những tình cảm, cảm xúc chân thật. Đó có thể cuộc sống lao động

với biết bao niềm vui và cả sự lo lắng về sự mất mùa như: Viết khi nhớ cha, Cam

quýt vàng trĩu bản em, Mẹ… là sự thật về những khó khăn thiếu thốn về cả vật chất

lẫn tinh thần của những trẻ em miền núi như: Những ngơi nhà đầy gió, Lớp slỏn(lớp

ghép), Tháng sáu…Hình ảnh những người bà với nỗi đau mà chiến tranh để lại,

những người lính già với bao vết thương cịn trên cơ thể, nỗi đau khi tiễn cha về nơi an nghỉ, sự day dứt khi nhìn thấy người đàn bà điên đi lang thang trên đường, dường như khơng cịn biết thế giới xung quanh nhưng vẫn gọi tên người yêu… đã được các nhà thơ phản ánh rất chân thực, rất ám ảnh.

Bằng ngôn ngữ rất đời thường, các nhà thơ trẻ cũng đã kể lại những kỉ niệm của chính bản thân mình. Những nỗi buồn về chuyện tình cảm đổ vỡ, yêu xa cách hay bị phụ bạc, nỗi buồn thi không đỗ, rồi những kỉ niệm đẹp về mối tình đầu… được các tác giả bày tỏ bằng từ ngữ rất đỗi chân thành: “Khơng cịn người chờ bên giàn giấy

đỏ/ Ai qua đây cho gửi một tiếng đàn” (Lang Bian).

Mỗi lời thơ như lời nói chuyện hàng ngày mà người dân vẫn thường nói. Có những bài thơ là những câu chuyện vừa mới xảy ra mà tác giả là người chứng kiến kể lại cho người đọc: Lặm lăng tội ác (Phía sau tội ác), Câu chuyện mùa mưa, Pả ké xo phầy (Bà lão xin lửa)…

Ngôn ngữ trong thơ của Phùng Thị Hương Ly là lời kể dài dịng, khơng chắt lọc câu chữ:“Con người biết kể về các loại rượi quý, lòng sâu đại dương và tên của

đến thế”. Ngơn ngữ thơ Hồng Chiến Thắng thì thật bình dị, không thấy sự nhọc

cơng sắp đặt mà như vốn dĩ là cách nói như vậy: Cần dú khau/ Hâư tó pện hâư/Pây

hua kháu/ Cổm lồng toỏng kháu (Cần dú khau- Người ở núi) [38,tr.10].

Nông Thị Tô Hường dùng những từ ngữ mộc mạc, chân chất: “Ngo le ngàu

nghé/ Tỉnh hèn nhẻn xẩu/ Lúc mì đét chỏi/ Ngo liền ni pây”(Tớ là cái bóng, Tính tình

nhút nhát/Khi có ánh sáng/ Tớ lén trốn đi). Dù cách nói mỗi tác giả khác nhau, nhưng điểm chung của họ là sự chân thực trong cách nói, với cảm xúc, tình cảm thật.

3.2.2. Ngơn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu

Ngơn ngữ trong thơ ca “Ít lời, nhiều ý” nên đó là thứ ngơn ngữ rất chính xác, hàm súc, giàu hình ảnh và giá trị biểu cảm.Các yếu tố đó hịa quyện vào nhau tạo nên hình tượng thơ lung linh, đa nghĩa, gợi hình gợi cảm, góp phần tạo nên tính nhạc, tính họa trong thơ.

Đối với người miền núi, họ sống gắn bó với thiên nhiên nên những hình ảnh về thiên nhiên ln ln hiện hữu trong cuộc sống thường ngày của họ. Hình ảnh thiên nhiên đó đi vào thơ ca rất cụ thể, rất đặc trưng của núi rừng: một sâu măng, gánh củi, quả núc nác, quả nhung, hòn đá, hoa chuối đỏ, hoa bjoóc loỏng…, lại được biểu hiện bằng thứ ngơn ngữ mộc mạc, giản dị nên hình ảnh càng trở nên bình dị, đời thường:

Sao anh khơng về ta lên núi hái măng/ Táo mèo cứ chát, núc nác cứ đắng [28, tr. 35]

Bằng những hình ảnh quen thuộc, ẩn dụ, đầy day dứt Phùng Thị Hương Ly đã bộc lộ sự mỏi mòn đợi chờ cũng như nỗi lòng chát đắng của người con gái khi phải khắc lên mình nỗi đợi.

Khơng chỉ những hình ảnh bình dị của thiên nhiên mà biết bao những hình ảnh gắn với đời sống vật chất và tinh thần của người miền núi được phản ánh phong phú trong thơ của các nhà thơ trẻ, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Những hình ảnh về khơng gian của núi rừng, sông suối, đồng ruộng hiện lên thật đẹp, thật hấp dẫn, thật nên thơ được gợi lên từ cách dùng từ ngữ giàu hình ảnh, khả năng miêu tả và việc sử

dụng từ láy: “Núi liền núi nhấp nhô/ Như màu chàm em nhuộm…/ Suối nhẹ nhàng

uốn lượn/ Những ô ruộng bậc thang…/ Từng đám mây nhẹ bay/ Vờn trên từng đỉnh núi”(Hoa chuối đỏ) [18, tr. 37]. Khơng gian đó cịn gắn với biết bao hoạt động của

những cư dân nông nghiệp như cấy lúa ruộng, tra lúa nương, bừa ruộng, gánh lúa, gặt lúa…Theo bước chân của những sơn nữ lên nương rẫy ta như thấy niềm vui lan tỏa,

niềm vui đó được tái hiện với những liên tưởng đầy thú vị: “Buổi sáng em đón ánh ban mai/ Bỏ vào đẫy đeo lên nương/ Trải niềm vui trên lá/ Đeo đẫy mang chiều về/ Thắp ngọn lửa đêm đen” (Sơn nữ) [18, tr. 24]. Hình ảnh những thiếu nữ Tày trong lao

động mà quyến rũ vô cùng. Họ vừa đẹp, vừa dẻo dai, mềm mại gánh trên vai những gánh lúa từ nương về. Với tính từ miêu tả đầy sức gợi, Nông Thị Tô Hường đã tạo nên những ấn tượng khó phai về một vụ mùa bội thu và hình ảnh con người thật duyên dáng, uyển chuyển trong lao động:

Những đon lúa trĩu vàng óng ả Đôi vai mềm

Õng ẹo chiếc đòn tre

(Thiếu nữ Tày) [22.tr. 35].

Với lối tư duy sắc sảo, giàu liên tưởng, tưởng tượng, các nhà thơ trẻ đã sáng tạo những hình ảnh rất phong phú, đa nghĩa, tạo ra cái nhìn mới mẻ, cái nhìn khác về thế giới hiện tại, về quá khứ. Hãy lắng nghe tâm sự của Hương Ly:

Ngày úp lên nhau vội vã

Ngày trốn chạy và đánh cắp kỉ niệm của chúng ta”.

(Lang Bian) [28, tr.23]

“Ta là nghé con bụi đời đi tìm trống trải

Chưa đi hết đồng quê đã bắt nhịp phố phường”.

(Ngày qua) [28, tr. 38]

Với trí tưởng tượng phong phú của mình Hồng Chiến Thắng đã mơ về một thế giới khác, một thế giới mà ở đó mọi thứ đều tốt đẹp, khơng có nỗi đau, khơng có chiến tranh: Qua ba tầng trời cỏ dại hóa thành rau/Nỗi đau được mài ra thả vào khoảng trống/ Chiến tranh khơng có chỗ cho mình [36, tr. 20]

Là một nhà thơ trẻ, Phùng Thị Hương Ly luôn mong muốn muốn hướng đến sự mới mẻ bằng chính tinh thần hiện đại. Có những hình ảnh thơ độc đáo, đặc biệt cách so sánh đầy bất ngờ mang hơi hướng siêu thực:

những dải cát bị cá sấu tham ăn ngoạm sống chẳng bao giờ có lí do

cũng như cái chết của một thủ lĩnh da màu còn nhiều tranh cãi

Thơ của Hương Ly hấp dẫn người đọc bởi sự trẻ trung nhưng pha cả sự già giặn. Đọc thơ chị người đọc cần phải chiêm nghiệm một cách từ từ, kĩ lưỡng.Cũng một cảm giác về sự trôi nhanh của thời gian, Xuân Diệu đã hối thúc giục giã mọi người vội vàng “Mau đi thôi, mùa chưa ngả chiều hôm”. Phùng Thị Hương Ly lại hoàn toàn khác biệt:

Một phút ngủ quên

Đế giày lún xuống ngày hôm qua

(Ngủ quên) [28, tr. 30]

Câu thơ khơng mới, khơng lắt léo, cách tạo hình cũng khơng gợi nhiều, nhưng lại tạo cho người đọc độ vấp, độ đau.Nỗi đau về sự mòn mỏi của con người trước thời gian đang trơi q nhanh khiến con người phải giật mình.

Thế giới nội tâm trong thơ của các nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng từ ngữ, hình ảnh mà cịn bằng cả âm thanh, nhịp điệu. Trong thơ, ngơn ngữ được tổ chức chặt chẽ, có dụng ý, làm tăng hàm nghĩa, đồng thời để gợi ra những điều mà từ ngữ không biểu đạt hết được. Do đó, nhạc tính là một đặc trưng rất quan trọng của ngôn ngữ thơ ca.

Thơ của các nhà thơ trẻ Bắc Kạn giàu nhạc tính. Nhạc tính đó được cất lên từ sự cân đối trong cách sắp xếp, tổ chức các dịng thơ. Nơng Thị Tơ Hường đã tạo nên sự cân đối, hài hòa giữa các dòng thơ bằng những cặp câu thơ đối xứng: Nếu núi đồi/

Không trập trùng đèo dốc/Và cuộc đời/Không uẩn khúc gian nan/ Thì em ơi/Anh khơng buồn vời vợi/Bởi tình u/Tím lặng phía chân trời” (Nhớ Xuân Lạc) [21,

tr.54]. Rất nhiều bài thơ của các nhà thơ có âm hưởng vui tươi, rộn rã, nhịp điệu, tiết tấu khẩn trương, thúc giục nhờ các tác giả sử dụng thể thơ 4 chữ như: Đến hội, Bài ca người gánh lúa, Bài ca người tra lúa, Họa sĩ tí hon…

Sự trầm bổng của ngôn ngữ được tạo nên trong cách sử dụng thanh điệu. Các nhà thơ đã kết hợp độ cao thấp của hai nhóm thanh điệu, tạo nên những câu thơ có âm điệu uyển chuyển, nhịp nhàng: “em bước ra từ hạt lúa/khi đó mẹ chưa đặt tên/ai vung tay thả em lên trời/mùa thu khơng cịn bình ngun như trước” (Thiên thần giọt sữa). Sự trầm bổng của ngơn ngữ cịn được tạo nên nhờ nhịp điệu:

Núi liền núi/nhấp nhô Như màu chàm/ em nhuộm Chiếc áo Tày/buông suông Chiếc áo chàm/ tươi thắm

Đoạn thơ nhắt nhịp 3/2 đều đặn như những ngọn núi nối tiếp với màu xanh bạt ngàn. Ngôn ngữ khơng chỉ tạo nên tính nhạc mà cịn giàu tính tạo hình, tạo nên tính nhạc, tính họa trong thơ.

Điệp từ, điệp ngữ, điệp cú pháp là một biện pháp nghệ thuật có tác dụng như một phương tiện kết dính các dịng thơ, vừa tạo cho câu thơ dễ nhớ, dễ thuộc, vừa tạo nên vẻ đẹp trùng điệp cho ngôn ngữ thơ. Các nhà thơ đã tận dụng biện pháp nghệ thuật này, sử dụng khá nhiều trong sáng tác của mình. Phùng Thị Hương Ly dùng điệp từ như để liệt kê: “Bên này là trái đất/ Bên này là hoang vu/ Bên này nhốt những

dấu chân/ Bên này dành cho lồi cây sách đỏ”. Có khi chị lại dùng điệp từ để tạo nên

nhịp điệu khẩn trương khi làm việc: “một hai tưới nước lên đồng/ một hai gàu này

nước mát/ một hai nước vào rễ nhỏ”. Trong bài thơ “Người của Núi” Hoàng chiến

Thắng đã sử dụng điệp ngữ “người của núi” 6 lần đề khẳng định những phẩm chất, tính cách, tâm hồn, tình cảm của con người miền núi. Có thể nói, các nhà thở trẻ Bắc Kạn đã sử dụng ngôn ngữ trong thơ khá thành công khi kết hợp được giữa ngôn ngữ thi ca với ngơn ngữ của nhạc, của họa. Điều này có được là do các nhà thơ trẻ vừa làm thơ vừa là giáo viên mĩ thuật, lại vừa những người hiểu biết và cảm thụ âm nhạc. Bởi vậy, ngôn ngữ thơ của họ vừa giàu hình ảnh vừa có nhịp điệu ngân vang.

3.2.3. Ngơn ngữ mang màu sắc văn hố Tày

Trong bài viết “Vấn đề phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số trong thời kì mới” trên tờ Việt báo tháng 1/2003, nhà thơ Dương Thuấn đã nhận định:

“Ngơn ngữ và tư duy phát triển thì dân trí và xã hội sẽ phát triển. Nói một cách chính xác hơn, ngơn ngữ là hình thái văn hố phi vật thể lưu giữ bản sắc dân tộc lâu bền nhất.Việc in sách tiếng dân tộc cũng chính là góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hố dân tộc. Nuớc ta có nhiều dân tộc, nhiều tiếng nói và chữ viết khác nhau đều rất quý, các nhà văn có trách nhiệm phải giữ gìn. Hồn tồn có lý và khơng phải ngẫu nhiên khi UNESCO nêu chủ trương bảo vệ ngôn ngữ của một số dân tộc rất ít người trên thế giới đang nguy cơ bị mai một” [40].Việc sáng tác thơ bằng ngôn ngữ mẹ để là điều rất cần thiết đối với các nhà thơ các dân tộc thiểu số. Ý thức được điều này, nhà thơ Dương Khau Luông đã bày tỏ nỗi lịng mình: Tơi sinh ra/Mẹ ru tôi bằng

khác/Câu đầu tiên con không gọi như tôi/Ngày bé tôi học tiếng phổ thông để đến với mọi người/ Giờ con tơi học tiếng Tày để tìm về nguồn cội [17].

Thế hệ các nhà thơ trẻ cũng rất quân tâm sáng tác thơ bằng tiếng mẹ đẻ. Tiếp thu những thành tựu của các thế hệ đi trước, cùng với việc chịu khó nghiên cứu tài liệu cộng thêm vốn sống cũng như môi trường sống của bản thân, tác giả Nông Thị Tơ Hường và Hồng Chiến Thắng đã có những đứa con tinh thần bằng ngơn ngữ của dân tộc mình. Hai tập thơ Tềnh pù của Nông Thị Tô Hường và Mỉnh hai của Hoàng Chiến Thắng đã khẳng định sự cố gắng cũng như khả năng sáng tác thơ bằng tiếng dân tộc của 2 nhà thơ.

Trong hai tập thơ Tày Việt là Tềnh pù- Nông Thị Tô Hường và Mỉnh hai - Hoàng Chiến Thắng, người đọc bắt gặp một hệ thống các từ láy trong các câu thơ rất đặc trưng của người Tày: Nhẻn nháng (Thẹn thùng), nhủm nhủm (chớm nụ), đửa đắn

(mệt mỏi), đúc đang (thân thể), phăn phăn (Muột phăn phăn- cháy hết đến nơi), nhằng dằng (mơ màng), dắc dáu (tần tảo), slắn sloa(run rẩy), Khường khưa( rơm rớm), thạp thào(đầm đìa), nặt nỉu (dìu dặt), kiểng mjáp (long lánh), nhủng nhảng( rối bời), dung dang (vui vẻ), động đính (vang vọng), búp báp (gồ ghề )… Hệ thống

những từ láy này không chỉ giàu giá trị biểu cảm mà nó biểu đạt ý nghĩa mà khi dịch sang tiếng Kinh không thể truyền tải hết được. Không chỉ dùng từ láy mà các tác giả

còn sử dụng láy cụm từ: Ĩn tập ón tịi(mệt mỏi rã rời), rạc rịi ón in(q trẻ), lon

doan lon dốy (Giật mình kêu). Việc tạo ra các cụm từ láy trong tiếng Tày là để nhấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trẻ bắc kạn qua sáng tác của các nhà thơ nông thị tô hường, hoàng chiến thắng và phùng thị hương ly​ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)