7. Cấu trúc của luận văn
3.4. Giọng điệu
3.4.2. Giọng trữ tình, tha thiết, nồng nàn khi viết về tình yêu
Tình yêu là một đề tài hấp dẫn đối với văn chương, nghệ thuật. Nó là nguồn cảm hứng vô tận cho thơ ca. Các thi sĩ vĩ đại của tình yêu, đã khơi nguồn cảm hứng ấy và dệt nên những bài thơ tình tuyệt diệu với những giọng điệu phong phú. Xuân Quỳnh là giọng giãi bày, bộc bạch lo âu, luôn day dứt, khắc khoải; Xuân Diệu với giọng thơ sôi nổi, đắm say... Đến với thơ tình yêu, các nhà thơ trẻ Bắc Kạn mỗi người cũng tạo ra dấu ấn riêng trong giọng điệu của mình: Phùng Thị Hương Ly với giọng điệu nhẹ nhàng tha thiết có chút hờn dỗi, trách móc; Giọng say mê, đầy u thương
của Hồng Chiến Thắng; giọng ngọt ngào, êm ái mang âm hưởng ngợi ca của Nông Thị Tô Hường. Dù mỗi người một giọng điệu nhưng điểm chung trong giọng điệu thơ tình của 3 tác giả là giọng trữ tình, tha thiết.
Phùng Thị Hương Ly đến với tình yêu bằng giọng thơ nhẹ nhàng tha thiết, phảng phất nỗi buồn. Khơng hiểu sao, thơ tình của cơ gái trẻ lại có những kết thúc buồn như thế. Lang bian là nỗi buồn của cô gái chia tay tình yêu rồi mà vẫn say, Chim núi gọi xuân là nỗi hờn giận khi người mình yêu lại mải đi hát câu hát người
dưng. Người tình là sự hờn trách bởi sự thờ ơ, hờ hững của anh, Với em là câu chuyện của người đến sau ln bị hình ảnh của người quá cố chen vào cuộc sống…Hầu hết những bài thơ tình của hương Ly đều kết thúc trong đơn phương, hay dang dở nhưng hơn hết, người đọc vẫn cảm nhận được giọng thơ đầy thiết tha, đầy khát vọng yêu. Qua đó, hình ảnh người phụ nữ trong thơ tình của chị hiện lên thật dịu dàng, nhẹ nhàng và đầy vị tha.
Ngọt ngào, êm ái là giọng điệu thường thấy trong tình yêu.Nhưng tình u khơng phải lúc nào cũng đẹp. Đối với Nơng Thị Tơ Hường dù cho tình cảm gắn bó, tha thiết hay nỗi buồn khi xa cách, khi tình yêu dang dở thì giọng thơ của chị đều rất ngọt ngào êm ái. Giọng điệu đó có được trước hết là do cảm xúc của nhân vật trữ tình trong thơ. Nơng Thị Tơ Hường đã thổi vào nhân vật trữ tình những tình cảm say mê của các chàng trai khi gặp những cô gái dân tộc xuống chợ, những khát khao về vẻ đẹp kín đáo của những bơng hoa rừng, tình cảm vợ chồng được ủ ấm bằng tất cả sự say đắm, thủy chung vượt qua khó khăn, vất vả của cuộc sống. Cả những bài thơ thể
hiện nỗi buồn trong tình yêu như: Mối tình xa, Câu chuyện cổ đặt sai bối cảnh, Tình
ngâu…đều được cất lên bằng giọng điệu rất êm ái, dễ chịu: “Câu chuyện cổ đặt sai bối cảnh/ Biến em thành công chúa lang thang/ Đồi núi hoang vu hoa và cỏ dại/ Lâu đài bổ trông rêu phong”[18, tr30]. Giọng điệu ngọt ngào êm ái trong tình u cịn
được gợi lên nhờ tác giả đã mượn hình ảnh thiên nhiên trữ tình để nói hộ tiếng lịng của con người. Những hình ảnh thiên nhiên rất gần gũi, rất giản dị như núi, hồ, thác, mưa, hoa chuối, hoa bjoóc loỏng, dâu da… đều tạo ra những giai điệu của khúc nhạc lòng ngọt ngào, tha thiết, mang âm hưởng ngợi ca. Đó là sự ngợi ca về vẻ đẹp kín đáo ẩn mình trong núi của cơ gái dân tộc, vẻ đẹp trong trắng dẫu bị cuộc đời xô đẩy giống như bông hoa xuyến chi mọc dại, hay vẻ đẹp của sự ứng xử tế nhị, sự dịu dàng sâu lắng.
Hoàng Chiến Thắng chinh phục những trái tim yêu bằng giọng thơ say mê, đằm thắm, mang âm hưởng dân gian. Thơ tình của anh có chiều sâu, sự nồng nàn của cảm súc và sự trải nghiệm. Hoàng Chiến Thắng yêu là say, yêu là mê: “Phía trong lời thương là đơi mắt/ Em đong gió núi mây ngàn/ Cho tiếng sáo liêng liêng/ Cho người trai ngẩn ngơ không biết về bên bếp. [36, tr.13]. Tình cảm trong thơ anh là thứ tình cảm nồng nàn, cháy bỏng: “Mình yêu nhau lửa ấm quanh người‟”, “Lòng em đã bùng như lửa”, “Lòng em cồn cào như lửa”; dẫu người yêu có đi có đi lấy chồng,
tình cảm đó vẫn khơng hề phai nhạt: “Anh lặng lẽ nhìn bơng lửa rực/ Cây cải lịng
anh bẹ vẫn tròn”[38, tr. 49]. Không chỉ bị cuốn hút bởi giọng thơ đầy say đắm, người
đọc cịn bị chình phục bởi giọng thơ mang âm hưởng dân gian. Những bài thơ tình của anh mang âm hưởng của tiếng tiếng khèn, tiếng sáo, tiếng sli, tiếng lượn, tiếng hát then.Lời thơ cất lên vang vọng cả núi rừng.