Biểu tượng bếp lửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trẻ bắc kạn qua sáng tác của các nhà thơ nông thị tô hường, hoàng chiến thắng và phùng thị hương ly​ (Trang 92 - 95)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Một số biểu tượng tiêu biểu

3.3.2. Biểu tượng bếp lửa

Lửa là biểu của đời sống tín ngưỡng Việt Nam, có vai trị quan trọng trong đời sống sinh hoạt và lao động của người Việt và đi vào đời sống tình cảm con người.

Đối với các dân tộc thiểu số, đặc biệt là đối với người Tày, bếp lửa nhà sàn có một vị trí rất quan trọng.Đây là nơi ngự trị của thần lửa. Khi cất xong ngôi nhà, cùng với việc chọn ngày để đưa bàn thờ tổ tiên vào nhà, thì việc rước thần lửa được gia chủ hết sức chú ý. Công việc này rất là quan trọng, nên người đưa thần lửa vào nhà thường là thầy tao, thầy pụt. Trước khi tiến hành nghi lễ này, chủ nhà sẽ chuẩn bị một bó đuốc lớn, đến giờ đẹp(Giờ đã được xem trước), thầy sẽ thắp lửa lên và cầm bó đuốc vào trong nhà, đi xung quanh nhà vừa đi vừa khấn mời thần lửa vào nhà, rồi đặt bó đuốc vào bếp ở gian chính giữa. Việc dựng bếp lửa cũng là cơng việc được chủ nhà quan tâm.Bếp người Tày thường được dựng ở giữa, gian chính trong nhà, phía bên trên là sát tường là bàn thờ tổ tiên.Để dựng bếp lửa, cần có bốn thanh gỗ tốt đóng thành hình vng, hoặc hình chữ nhật. Người ta lấy đất sét mịn về trát nền của bếp. Lấy bếp lửa làm trung tâm, thì người Tày chia không gian xung quanh bếp làm 4 phía: Phía dưới bếp là nả tẩư, đây là nơi để ngồi nấu nướng, bếp núc, bởi thế, nơi này thường chỉ dành cho phụ nữ, con gái. Phía trên bếp(Khơng gian phía dưới bàn thờ) là nả nưa. Khách lạ khơng nên ngồi phía trên, vì như thế sẽ khơng lịch sự. Hai bên gọi là nả khoang, gồm nả khoang trong(giáp về phía buồng riêng của phụ nữ), đây là nơi dành cho bà, cho mẹ và khách là phụ nữ. Cịn nả khoang ngồi(giáp cửa nhà) là nơi dành đàn ơng ít tuổi, con rể. Trên bếp, người Tày làm gác để đựng đồ như đóm lửa, muối mặn, hay gắp cá nướng, treo thịt hun khói…

Với đồng bào miền núi, bếp lửa nhà sàn không chỉ là nơi để chế biến thức ăn của gia đình, nơi sưởi ấm mọi người trong những ngày đông giá rét, nơi cả nhà quay quần nói bàn chuyện làm ăn và truyền dạy cho nhau đạo lý ở đời mà còn trở thành phịng khách của gia đình. Khách đến nhà, chủ nhà tiếp khách bên cạnh bếp lửa, ngồi nói chuyện nhà, chuyện bản, chuyện mùa vụ. Ngồi nói chuyện chén rượu chuyền tay nhau, câu chuyện càng rôm rả.

Bếp lửa nhà sàn là khơng gian văn hóa, khơng gian sinh hoạt và đi vào thơ ca mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Đối với dân tộc Mông- một dân tộc ở vùng cao nhất của miền núi, nơi ở của họ là những vùng núi đá cao, vào mùa đơng cái rét cắt da cắt thịt. Có những nơi, điện khơng có, thì ngọn lửa đối với họ có ý nghĩa vơ cùng. Với đặc điểm của lửa là phát nhiệt, lửa biểu tượng cho nguồn ấm mang lại sự ấm áp cho con người miền núi. Nông Thị Tơ Hường đã khẳng định vai trị của ngọn lửa: “Phầy khoen dú chang bếp/Coi khua ún tằng lườn mùa dên” (Ngọn lửa treo mình giữa bếp/

Khẽ cười làm ấm cả mùa đơng). Chính ngọn lửa nhà sàn đã đồng hành cùng với các

em bé Mông trong việc học chữ, cùng các em thắp lên ước mơ: Noọng eng cần Mông

nẳng slon/ Coong phầy thư hưa phẩu vạ noọng/ Bản lầu dú tềnh pù xằng mì điện/ Coong phầy thư ước nghị pây quây/ Mủa dên tót noọng vận thâng trường/ Khỏn hin ún noọng thắc pây nèm” (Em bé người Mông ngồi học/ Ngọn lửa vươn mình thao thức cùng em/ Bản làng mình trên núi khơng có điện/ Ngọn lửa hồng nhen ước mơ xa/ Em đến trường trong mùa đông giá rét/ Viên đá vùi bếp mang hơi lửa theo em) [19, tr. 48-49].

Với những cô giáo dạy vùng cao, đặc biệt với những thầy cô phải đi vào các phân trường trên bản, họ phải đối mặt với biết bao khó khăn: lớp học là lớp ghép, là lớp bưng phên nứa, mùa đơng sương mù, gió thơi ướt hết cả bàn ghế, học trò bữa đi lớp bữa nghỉ. Điều giúp các cơ vượt qua khó khăn đó chính là ngọn lửa của trái tim,

tình thương, ngọn lửa của nhiệt huyết: “Cô chiếm noọng khua nặm tha dót/ Coong

phầy hưa noọng ún chang slim/ Chỏi hẩư noọng slư tha lai cần/ Sle tởi noọng chắc thêm pây nả” (Cơ giáo nhìn các em bé cười rơi nước mắt/ Lửa nhiệt tình nồng ấm nơi trái tim/ Thắp sáng cho em tri thức nhân loại/ Để đàn em tiến đến tương lai xa)[19, tr. 48-49].

Gắn với hình ảnh bếp lửa là hình ảnh của những người phụ nữ, những người bà, người mẹ, người vợ. Theo phong tục của người Tày, khi cô gái đi làm dâu, họ mang theo rất nhiều đồ đạc của cải, trong đó khơng thể thiếu diêm và đèn. Khi đến nhà chồng, họ thắp đèn cho sáng trong 3 ngày đêm.Bởi ngọn lửa biểu tượng cho hạnh phúc lúa đơi, cho tình cảm vợ chồng, hạnh phúc đó do người phụ nữ gìn giữ.Tục ngữ Việt có câu: “Vắng đàn ông quạnh nhà/ Vắng đàn bà quạnh bếp”. Nên khi người chồng vắng nhà, chồng đi xa nỗi nhớ chồng của người vợ gắn với hình ảnh của bếp lửa: “Bếp củi nhà mình khói hun mắt mế đỏ hịn than”. Còn khi người vợ vắng nhà,

ngơi nhà sẽ lạnh lẽo biết bao: “Vắng mình bếp chẳng hồng/ Vắng mình than chẳng đượm” [36,tr.31]. Gia đình thiếu vắng người phụ nữ sẽ thiếu hơi ấm, hạnh phúc.

Trước đây, bếp lửa cịn là khơng gian dành cho các chàng trai cơ gái tâm tình trong những đêm đơng.Lúc này, những người trong gia đình đi ngủ, dành khơng gian bếp lửa cho đôi trẻ. Bên bếp lửa bập bùng, tiếng thủ tình tâm tình , bên ngồi tiếng gió thổi, sương rơi, cành khơ gẫy, đêm thật tĩnh lặng, song bếp lửa ấm áp, tình cảm ấm áp. Từ thực tế đó, bếp lửa đã đi vào thơ ca của các nhà thơ trẻ như biểu tượng cho trái tim yêu, cho tình u đơi lứa. Bếp lửa biểu tượng cho khát khao được yêu, cho

giấc mơ được đến với tình yêu: “Ta chưa một lần khoác áo chàm/ Bên bếp lửa hát

suốt đêm thâu”. Lửa còn biểu tượng cho trái tim nồng cháy, cho tình cảm nồng nàn,

sâu đậm. Chỉ cần nghe câu hát của chàng trai thơi, lửa lịng em đã cháy“Bấu lượn

thâm á chài ơi/ Slim noọng tang phầy lựt lạt”(Người đừng hát nữa được khơng/ Kẻo lịng em lại bời bời như lửa). Mặc dù cầu xin người đừng hát, vì em là con gái vía

trăng, nhưng cuối cùng cô gái lại yêu cầu chàng trai hát, bởi trái tim em đã bùng cháy ngọn lửa lòng: “Cừn nẩy chài khửn heng đuổi noọng/ Căm kiêm lăng mỉnh noọng lố

chài/Slim noọng tang phầy lộp lộp/ Lèo lăng thả tẳm mần hai”(Này người đêm nay hãy hát/ Mắc em con gái vía trăng/ Lịng em đã bùng như lửa/ Sao mà đợi được hôm Rằm) [38, tr. 24-25].

Lửa khơng chỉ thắp lên tình u, mà cịn đốt cháy trái tim yêu. Nếu như, trong truyện thơ “Tiễn dặn người yêu”, chàng trai dân tộc Thái đã theo tiễn dặn người yêu trên đường cơ gái về nhà chồng, thì trong thơ Hồng Chiến Thắng, ta cũng thấy một chàng trai như vậy. Có điều, chỉ với một hình ảnh lửa thơi, chàng trai vừa khẳng định được tình u dẫu có chia lìa cũng khơng thể ngăn cách, vừa cảm nhận được sự buốt

giá trong trái tim mình: “Thống noọng mừa tu Thể bưởng phua/ Thống noọng mừa

bưởng nưa kha nắc/ Phầy slim châư bấu đắp/ Phầy tứn bjoóc lừ lừ” (Tiễn em về chốn lạ bên chồng/ Tiễn em về bên trên chân nặng/ Lửa cháy lòng cứ cháy/ Lửa tàn lạnh cứ tàn)[38, tr.46].

Lửa không chỉ biểu tượng cho tình u của những người trẻ, mà cịn là tiếng lịng của người già. Hình ảnh bếp củi sắp tàn còn được dùng để chỉ tuổi đời con người, lúc con người đi tới cuối đời: Phầy thư lẹo, muột phăn phăn( Lửa cháy hết, tàn

vò võ/Hoa cải về trong đêm rằm), về khát khao có một cánh tay che chở. Lúc này, lửa

chính là cái cớ để tìm dun: “Chiều nay nhai trầu bỏm bẻm/ Nhìn ngang khói bếp

đang lên/ Nhủ rằng sang nhờ chút lửa/ Biết đâu lại chẳng bén duyên”.[38, tr. 20-21]

Hình ảnh bếp lửa thân thương, gần gũi với con người, đặc biệt là người miền núi. Nên khi xa quê, nhớ về quê hương là nhớ về bếp lửa cùng hình ảnh những con người thân yêu nhất: Xa quê/ Nhớ dáng bà từng đêm bên bếp lửa. Quen sống ở đồng q với khơng gian thống đãng, cuộc sống nơi thành phố trở nên tù túng, nóng nực

và khó chịu biết bao.Lúc này, “mùi tro tàn và bếp lửa” mới đáng nhớ làm sao. Bếp

lửa là hình ảnh khơng thể nào qn trong trái tim của những người con xa quê, chính là biểu tượng của quê hương. Bởi thế, khi cuộc sống hiện đại, bếp lửa bị thay thế bởi bếp ga, những đứa con trở về không thấy bếp củi giữa nhà nữa, thấy trống vắng, nuối tiếc làm sao: “Lâu khơng về bản/ Bếp lửa vng khơng cịn ở giữa nhà…Cảm thấy lịng mình

trống khơng khó tả/ Tiếc cái bếp lửa vng khơng cịn ở giữa nhà”.[22, tr. 14].

Như vậy, hình ảnh bếp lửa từ tín ngưỡng dân gian, từ hình ảnh gắn bó với đời sống con người đã biểu tượng cho thế giới bên trong của con người khi đi vào thơ ca, nói hộ tiếng lịng, ước mơ, khát vọng của người miền núi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ trẻ bắc kạn qua sáng tác của các nhà thơ nông thị tô hường, hoàng chiến thắng và phùng thị hương ly​ (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)