Quan niệm nghệ thuật của tác giả dân gian Mông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếng hát làm dâu trong dân ca dân tộc mông (Trang 77)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Quan niệm nghệ thuật của tác giả dân gian Mông

3.3.1. Quan niệm nghệ thuật về con người

Theo GS. Trần Đình Sử trong cuốn “Dẫn luận thi pháp học văn học” thì “Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lí giải, cảm thụ và miêu tả con

người là con người được thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Con người là đối tượng chủ yếu trong văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỷ, miêu tả đồ vật hoặc đơn giản là miêu tả các nhân vật, văn học đều thể hiện con người. Quan niệm nghệ thuật về con người là sự cắt nghĩa, lí giải, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tượng nhân vật trong đó. Nghiên cứu về dân ca Mông, đặc biệt là tiếng hát làm dâu của người phụ nữ, chúng tôi nhận thấy, quan niệm nghệ thuật của người nghệ sĩ dân gian luôn hướng vào người phụ nữ trong mọi chiều sâu của vấn đề. Cho nên đây được coi là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn mà tác giả đem lại.

3.3.1.1. Người phụ nữ có ý thức cá nhân

Con người cá nhân trong văn học chính là sự phản ánh cái tôi, là sự giãi bày, diễn tả thế giới tư tưởng, tình cảm riêng tư của tác giả. Nói cách khác, con người cá nhân trong văn học chính là sự tự khắc họa tâm tư, tình cảm, ý chí của tác giả được thể hiện thông qua những tác phẩm mà họ sáng tác. Trong các bài dân ca nói về tiếng hát làm dâu của người phụ nữ Mông, chúng tôi nhận thấy quan niệm nghệ thuật về người phụ nữ được tác giả dân gian phản ánh trước hết là sự tự ý thức giá trị bản thân. Phụ nữ Mông chưa kết hôn, phần đa họ có đời sống tinh thần lạc quan, giàu niềm tin và mơ ước. Đó là đặc trưng của tuổi trẻ, của khát vọng và đam mê. Với nét rạng rỡ thuần khiết, thoảng mùi hoa cỏ hương rừng, trong vắt như nước suối giặt lanh, duyên dáng như nếp váy mèo xập xoè mỏm đá, phụ nữ Mông có đủ phẩm chất để tự tin và kiêu hãnh với vẻ đẹp vốn có. Vẻ đẹp của người phụ nữ được cất lên thành câu hát dân ca:

Gầu Mông xinh đẹp như

Hoa mạch hoa lan nở lưng đồi Làm cho đrâu Mông đứng là nhớ

Nằm là mê thấy ngay bên người [20; tr. 290]

người. Những cô gái Mông cũng vậy, họ hiện lên với hình ảnh tinh nguyên, trong sáng và đáng yêu đang ở tuổi xuân thì tràn đầy sức sống. Cô gái Mông đã chiếm trọn cảm tình, đã làm cho bao chàng trai phải say đắm đến nỗi “nằm là mê thấy

ngay bên người”. Câu hát ngợi ca tinh tế mà không khoa trương, ẩn ý, không kiểu

cách, màu mè.

Không chỉ ý thức được vẻ đẹp của bản thân mà cô gái mông còn ý thức được khả năng và sự khéo léo của mình:

Ngón tay em quay khéo như xoáy trôn ốc Lanh lợi cũng do em xe

Bàn tay em làm khéo như trôn chén

Sợi lanh cuốn cũng do tay em cuốn [24; tr. 65]

Đôi bàn tay với những ngón tay mềm mại không chỉ đẹp khi đeo nhẫn mà còn như đẹp hơn trong lao động, nhất là công việc xe lanh dệt sợi, luôn cần tới sự tỉ mỉ, nhịp nhàng. Cô gái Mông tự ví ngón tay mình xe lanh khéo như “xoáy

trôn ốc”, đều đặn, nhịp nhàng đi về một tâm điểm nhất định. Đời sống tự cung

tự cấp tự đặt ra cho người phụ nữ những quy chuẩn riêng. Người phụ nữ vừa đảm đang, vừa khéo léo hoàn toàn có quyền được tự hào, được bày tỏ. Bài ca thừa nhận tài năng của cô gái Mông và họ kiêu hãnh, tự hào với tài năng của mình.

Chính vì ý thức được giá trị bản thân nên cô gái Mông chẳng ngại ngần bày tỏ khi đứng trước đứng trước người mình thương:

Chỉ riêng em

Mới xứng chăm sóc giúp anh một gia đình … Chỉ mình em mới đáng

Chăm lo cho anh một gia quyến [19; tr. 134]

Thiếu nữ Mông không hề e dè, ngập ngừng mà khẳng định ngay với chàng trai, chỉ có cô gái mới có thể chăm sóc chàng và gia đình chàng trai. Ta thấy sự mạnh mẽ và tự tin toát lên từ cô gái. Họ không chỉ nhìn nhận và đánh giá mà còn dám khẳng định những giá trị của bản thân. Một điều quan trọng, phụ nữ Mông đã dám khẳng định mình để đoạt được những điều mình mong muốn.

Ý thức được giá trị của bản thân song người phụ nữ Mông cũng ý thức được số phận của mình. Họ có tài, họ khéo léo và họ thấy mình xứng đáng có được những điều tốt đẹp trong tương lai. Đó là sự thật hiển nhiên và là mong muốn hết sức bình dị nhưng hiếm khi thành hiện thực đối với phụ nữ Mông. Lấy chồng và làm dâu là con đường đi không bằng phẳng với bất cứ người phụ nữ Mông nào. Họ nhận thức được những đau khổ và ê chề trên con đường làm dâu nhiều gập ghềnh, chông gai:

Con đường làm dâu gầu Mông Như là tre mọc đan chéo

Như là cây mọc đan xen [19; tr. 121]

Cô gái Mông đã đoán trước được tương lai của mình, con đường làm dâu rậm rạp như “tre mọc đan chéo”, như “cây mọc đan xen”. Cây cối tầng tầng lớp lớp đan vào nhau tạo nên một bức tranh hỗn độn. Những khúc mắc cứ chồng lên nhau, chằng chịt không thể gỡ nổi. Câu hát đã thể hiện sự hoang mang, rối bời của cô gái cùng với tâm trạng lo lắng, sợ sệt. Đối với người phụ nữ Mông khi làm dâu, gia đình chồng là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với họ:

Gầu Mông đi được nửa con đường Quay đi xem vòng quay lại ngắm Thấy phương trời bố mẹ trong xanh

Thấy phương đất nhà chồng tối mịt [18; tr. 93]

Cô dâu Mông đã ý thức được tương lai trên con đường cô đang đi: “Thấy

phương đất nhà chồng tối mịt”. Đối mặt với những ràng buộc và áp bức từ nhiều

phía, phụ nữ Mông nhận định và đánh giá được mức độ bất công mà mình đang phải gánh chịu với những hủ tục và định kiến đang đè nặng lên đôi vai họ. Điều đáng sợ nhất là sự chai lì cảm xúc, sự vô cảm trước đau hương. Người phụ nữ Mông đối mặt trực diện với khổ đau và bất công trong gia đình và xã hội.

Đối với quan niệm sáng tác của các tác giả dân gian Mông, nói về hình ảnh người phụ nữ đặc biệt trong thân phận làm dâu, họ là những con người ý thức được giá trị bản thân. Cô gái Mông ý thức được vẻ đẹp, giá trị của bản thân, họ có đời sống tinh thần lạc quan, có ước mơ và khát vọng. Họ dám bày tỏ tình

cảm, thái độ của bản thân trước người mình yêu, dám khẳng định mình để đạt được điều mong muốn. Đó là một trong những phẩm chất tốt đẹp, đáng quý của cô gái Mông. Khi bước vào hôn nhân, mặc dù bị gả ép, theo sự sắp đặt của cha mẹ nhưng người phụ nữ đã ý thức được con đường làm dâu đầy khổ cực của mình. Những cô gái Mông khéo léo, chăm chỉ, có tài xứng đáng có được cuộc sống bình yên, tốt đẹp nhưng đó chỉ là mơ ước mà thôi.

3.3.1.2. Người phụ nữ với ước mơ và khát vọng mãnh liệt

Có được tình yêu tự do là ước muốn của bất kì cô gái ở dân tộc nào và cô gái Mông cũng vậy. Họ ước ao được sống với người mình yêu đến hết cuộc đời. Thông thường, về mặt tình cảm, người đàn ông đóng vai trò chủ động và người phụ nữ bị đặt trong tình thế bị động. Người con gái nắm thế chủ động, không giữ mình sẽ bị xã hội lên án, mang điều tiếng cả đời. Nhưng trong dân ca dân tộc Mông, ta lại thấy chàng trai cô gái Mông không theo lẽ thông thường. Cô gái Mông liều lĩnh nói dối mẹ cha cùng chàng trai hẹn hò:

Nói dối người mẹ rằng

Gầu Mông đi ngắm hoa trăng hoa trời lên, Nói dối người mẹ rằng

Gầu Mông đi ngắm hoa trăng hoa trời bay. [19; tr. 112]

Cô gái Mông không bị bó buộc trong tâm thế chờ đợi và bị động, cô sẵn sàng nói dối cha mẹ để được ở bên người mình yêu. Tình yêu mãnh liệt có thể giúp cô gái vượt mọi rào cản chỉ để được bên người mình thương. Cũng như các dân tộc anh em khác, trai gái Mông khi yêu nhau thường tặng nhau những kỉ vật do chính tay họ làm ra: chiếc khăn bằng lanh, tấm áo,... để khi xa nhau, những kỉ vật ấy làm nguôi ngoai nỗi nhớ, có cảm giác gần bên người yêu. Cô gái Mông mạnh bạo:

Em dạo bước sắp ra đi

Anh có dám cho mượn đôi vòng tay bạc Đem về đeo để đỡ nhớ [19, tr. 144]

Ta thấy, giọng điệu của cô gái Mông đầy thách thức: “Anh có dám cho

đẩy người con trai vào tình thế khó xử. Câu hát vừa thể hiện tình yêu mãnh liệt và nỗi nhớ nhung thường trực của cô gái nhưng cũng là để thử thách tình yêu của chàng trai. Khát khao về tình yêu, hạnh phúc của cô gái Mông thật mãnh liệt vượt qua mọi ranh giới, vượt qua mọi sự ràng buộc của xã hội. Và họ ước mơ về một tương lai tươi sáng:

Giá em lấy được anh Em sẽ lo chậu nước sạch Cho anh rửa mặt

Giá em lấy được anh Em sẽ đổ chậu nước trong Cho anh rửa chân. [19; tr. 158]

Bài ca thể hiện một ước mơ thật bình thường, giản dị nhưng sâu sắc và ý nhị. Người con gái nguyện chăm sóc chàng trai từ những điều nhỏ bé nhất từ chậu nước rửa mặt, rửa chân. Tình yêu vì thế, vừa đắm thắm, tự do, vừa bình dị gắn liền với cuộc sống đời thường nhưng cũng không kém phần lãng mạn, bay bổng. Tình yêu trong trái tim nhỏ bé của cô gái có sức mạnh phi thường đem lại khát khao cháy bỏng.

Thực tế xã hội nghiệt ngã, người phụ nữ không có quyền tự do yêu đương và lựa chọn hạnh phúc của mình. Biết bao cặp tình nhân yêu nhau tha thiết nhưng rồi vẫn phải chia lìa. Hạnh phúc đối với người phụ nữ dường như là ảo ảnh. Trước sự thật phũ phàng, người phụ nữ Mông chỉ mong muốn hóa thân, thay đổi hình dạng để mong tìm kiếm được sự tự do và hạnh phúc. Những sự vật được lựa chọn để thay đổi hầu hết đều có đặc tính tự do, không bị phụ thuộc như con bướm, con chim, con ốc… hay những sự vật có đôi có cặp: kim chỉ, chim nhạn… Ví như cô gái Mông trong lời hát muốn biến mình thành đôi chim cắt để không bị ràng buộc, không phải cách xa:

Lúc này đôi ta đau buồn Không lấy được nhau Đôi ta ước gì biết biến

Thung thăng lượn mười chín vòng quanh núi lớn Chẳng còn lo gì. [24; tr. 66]

Không lấy được người mình yêu thì họ chỉ còn là cái xác không hồn, là con chim cắt bơ vơ lạc lõng giữa bầu trời cô đơn. Yêu và được yêu là quyền lợi chính đáng của con người. Vậy mà người phụ nữ Mông phần đa không có quyền lựa chọn bạn đời, bị phụ thuộc chặt chẽ vào những hủ tục, ràng buộc đời mình với người họ không yêu. Đôi khi người phụ nữ ước mơ mình được hóa kiếp:

Nếu biết biến, em biến thành con hươu

Đôi ta chạy ba tháng ròng trên con đường cát bụi Nếu biết hóa, em hãy hóa thành con trâu

Đôi ta chạy ba ngày ròng trên con đường mờ tịt. [24; tr. 149]

Dù bị dồn nén đến hoàn cảnh bi đát, họ cũng không bao giờ lìa bỏ khát vọng tình yêu. Thậm chí họ còn tìm đến cái chết như một sự phản kháng để bảo vệ và tiếp tục tìm kiếm hạnh phúc ở thế giới bên kia. Cái chết của cô gái Mông là sự đấu tranh, sự cảnh tỉnh người thân, sự phản kháng xã hội bất công và chứng minh cho sức mạnh, cho sự bất diệt, vĩnh cửu của tình yêu tự do. Đồng thời thể hiện khát vọng về tình yêu tự do, hôn nhân tự chủ của nam nữ Mông. Chính vì khát vọng về hạnh phúc của họ quá lớn nên họ tin rằng cái chết có thể giúp họ tìm được tự do, hạnh phúc thoát khỏi khổ đau bất hạnh. Và họ tìm đến cái chết như một điều tất yếu:

Con sẽ vớ cuộn dây, nắm cành cây Theo cuộn dây, nghìn năm con oán thán Thịt con nát nhưng máu không nát Máu thấm đầy vết váy... [24; tr. 215]

Người phụ nữ chọn cái chết bằng cách thắt cổ. Nỗi khổ đau cay đắng này sẽ nhớ mãi không quên, nó thấm vào máu thịt để dù “thịt có nát” nhưng “máu

không nát”. Ta thấy nỗi oán hận trong lòng người phụ nữ vô cùng lớn bởi chỉ

khi bị đẩy vào con đường cùng nên người ta mới tìm đến cái chết. Có khi, họ còn tìm đến lá ngón:

... Gầu Mông vẫn sợ ăn lá ngón Nhưng làm sao hết được đau lòng Ăn lá ngón thật đắng ngông. Gầu Mông vẫn sợ nuốt lá độc Nhưng làm sao khỏi được đau tim Nuốt thì lá độc thật đắng kinh

Lá ngón tan gầu Mông hết thở ... [18; tr. 96]

Đó là hành động mang ý nghĩa tiêu cực, cây lá ngón là thứ cây độc và rất đắng, không ai sẽ nghĩ rằng cuộc đời mình lại phải có lúc dùng đến nó, nhưng khi bi ̣dồn đẩy không lối thoát, người ta phải dùng đến nó mà quên đi cái sợ, cái đắng để được chết. Đó là một hành động thể hiện sự phản kháng cao độ của con người trước những thế lực đã cướp đi quyền sống, quyền hạnh phúc của con người.

Chế Lan Viên đã nhận xét: “Thơ H’mông có yếu tố tình cảm, có yếu tố

bản năng. Nhưng thơ H’mông cũng diễn tả suy nghĩ. Trong thơ H’mông có yếu tố rất rõ của lý trí và ước vọng được giãi bày ...” [28; tr. 24]. Bởi thế, không hát

thì thôi, đã hát thì giãi bày cho hết, cho thoả nỗi lòng cũng như những khát vọng cháy bỏng của người phụ nữ Mông. Ta thấy điểm đặc biệt của những người phụ nữ Mông là họ ý thức được giá trị bản thân, ý thức được số phận của mình. Đối với các tác giả dân gian, phụ nữ Mông là những người đầy ước mơ, khát vọng. Họ khát vọng về hạnh phúc tình yêu, hạnh phúc không bao giờ vơi cạn, họ sẵn sàng tìm đến cái chết để khẳng định để bảo vệ và tiếp tục tìm kiếm hạnh phúc ở thế giới bên kia, đây chính là sự phản kháng của người phụ nữ Mông.

3.3.2. Quan niệm về hiện thực cuộc sống khắc nghiệt nhiều hủ tục đối với người phụ nữ với người phụ nữ

Tác phẩm văn học bao giờ cũng tái hiện lại một đời sống, làm nhớ đến một hiện thực nào đó. Hiện thực này sẽ mang dấu ấn chủ quan của nhà văn bởi hiện thực cuộc sống luôn được phản ánh qua sự quan sát, nghiền ngẫm, suy tư trăn trở của tác giả. Nó mang đậm những nét đặc trưng về nhân sinh quan, về thế

nói riêng là một hình thái ý thức, một hình thức của nhận thức, do đó không tách rời mảnh đất đời sống mà nó và cả chủ nhân của nó đã được nuôi dưỡng. Cố nhiên, hiện thực trong tác phẩm văn học không phải là bản sao chép đời sống, và tất nhiên không có một tác phẩm nào đủ khả năng bao quát toàn bộ quy mô của đời sống. Hiện thực ấy là một hiện thực được ý thức, được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của chủ thể sáng tạo và thông qua ngôn ngữ, hiện thực ấy được phơi bày phần bản chất nhất của nó để tác phẩm đạt đến tính chân thực cần thiết của tác phẩm.

Nghiên cứu về đề tài Tiếng hát làm dâu trong dân ca Mông, chúng tôi nhận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếng hát làm dâu trong dân ca dân tộc mông (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)