6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.2.3. Nội dung – phương pháp xếp hạng tín dụng theo Hiệp ước Basel II
Theo Ủy ban Basel, “rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra sự mất mát do người đi vay hoặc đối tác gây ra”. Để đo lường và tính toán hệ số rủi ro đối với các khoản mục tài sản có khi xem xét rủi ro tín dụng, theo Basel II các ngân hàng có thể lựa chọn để sử dụng một trong ba phương pháp: Phương pháp chuẩn hóa; Phương
pháp dựa trên xếp hạng nội bộ cơ bản; Và phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ nâng cao. Cụ thể các phương pháp như sau:
1.2.3.1. Phương pháp chuẩn hóa đánh giá rủi ro tín dụng
Phương pháp chuẩn đánh giá rủi ro tín dụng cơ bản gần giống như phiên bản Basel I, trong đó quy định hệ số rủi ro cố định đối với từng khoản mục tài sản có, khi tài sản đó thỏa mãn được những đặc điểm được mô tả sẽ tương ứng với một mức rủi ro. Tuy nhiên, Basel II bổ sung thêm việc sử dụng phần đánh giá xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức độc lập hoặc xếp hạng tín nhiệm nội bộ. Một điểm phát triển tương đối quan trọng trong phương pháp này chính là việc mở rộng danh mục các sản phẩm phái sinh dùng để cầm cố, bảo lãnh và cho vay. Đồng thời, Basel II cũng đưa ra một số quy định riêng đối với các hoạt động NH bán lẻ, các khoản phải đòi với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ (SMEs).
( i) Ủy ban cho phép các NH có thể lựa chọn một trong hai cách tính nhu cầu vốn để phòng ngừa rủi ro tín dụng:
• Cách thứ nhất là đo lường rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng đánh giá của những tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập.
• Cách thứ hai là các NH sử dụng đánh giá xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mình để tính hệ số rủi ro và trong trường hợp này các NH muốn sử dụng thì cần có sự chấp thuận của cơ quan giám sát NH (như Thanh tra NHTW).
( ii) Cơ quan giám sát quốc gia sẽ cho phép các NH áp dụng một trong 2 cách trong việc đánh giá xếp hạng tín dụng. Các khoản phải đòi tại những NH không được xếp loại sẽ có hệ số rủi ro không thấp hơn các khoản phải đòi tại NH được xếp loại ở mức độ trung bình.
Trong trường hợp sử dụng đo lường rủi ro tín dụng bằng tổ chức tín nhiệm độc lập (Định chế đánh giá tín dụng bên ngoài ECAI) thì cơ quan giám sát quốc gia có trách nhiệm trong việc xác định định chế đánh giá có đáp ứng được các tiêu chí dưới đây hay không.
- Tính độc lập: ECAI cần phải là độc lập và cần không phải là đối tượng cho sức ép chính trị hay kinh tế có thể ảnh hưởng đến sự đánh giá.
- Tính rõ ràng: các đánh giá đơn lẻ cần là thích hợp với cả định chế nội địa và nước ngoài với lợi ích hợp pháp. Phương pháp luận do ECAI sử dụng cần phải thích hợp một cách công khai.
- Sự minh bạch: ECAI cần minh bạch các thông tin: phương pháp luận của mô hình bao gồm định nghĩa khung trả nợ, giới hạn thời gian.
- Các nguồn lực: ECAI cần có nguồn lực hiệu quả để thực hiện đánh giá tín dụng chất lượng cao, nguồn lực cho phép hợp đồng trọng yếu liên tục.
Nói chung, việc xác định hệ số rủi ro đối với các khoản mục trong và ngoài bảng cân đối kế toán theo quy định của Basel II, đặc biệt là khi sử dụng phương pháp chuẩn để đánh giá rủi ro tín dụng thì phụ thuộc nhiều vào kết quả xếp hạng tín nhiệm nội bộ và xếp hạng tín nhiệm của tổ chức độc lập. Các chuẩn mực theo quy định từ điều khoản 50 đến điều khoản 210 của bản Basel II đầy đủ năm 2006 hướng dẫn rất chi tiết và cụ thể cho phần đánh giá xếp hạng tín nhiệm đối với từng khoản mục cũng như đối với phần đánh giá trong ngắn hạn và trong dài hạn. Để có thể xây dựng một tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín hoặc phát triển bộ phận xếp hạng tín nhiệm trong nội bộ của mình, các NH, các cơ quan giám sát nhà nước cần tham khảo rất kỹ những điều khoản này.
1.2.3.2. Phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng – Cách tiếp cận cơ sở đánh giá nội bộ (IRB) và IRB nâng cao
Các ngân hàng khi thỏa mãn các điều kiện tối thiểu về vốn và các yêu cầu minh bạch có thể được ngân hàng trung ương cho phép đánh giá rủi ro tín dụng nội bộ. Cách tiếp cận IRB được dựa trên các đo lường tổn thất không kỳ vọng (UL) và tổn thất kỳ vọng (EL)
( i) Cách phân loại rủi ro của Hiệp ước Basel II
Với cách tiếp cận IRB, theo qui định tại mục 215 bản Hiệp ước, các ngân hàng phải phân loại các nhiễm rủi ro sổ sách ngân hàng vào các loại tài sản rộng
rãi với các đặc trưng rủi ro ràng buộc khác nhau như: chính quyền, ngân hàng, công ty, bán lẻ và vốn tự có.
- Đối với rủi ro công ty.
Các hướng dẫn về rủi ro này được nêu từ mục 218-228, có thể sơ lược ở một số điểm sau đây:
Tại mục 218 đã được định nghĩa rủi ro công ty là nghĩa vụ trả nợ của công ty, của liên hiệp hoặc quyền sở hữu. Các ngân hàng được phép phân tích riêng các nhiễm rủi ro theo các chủ thể nhỏ và vừa.
Theo mục 219 bản Hiệp ước, trong phạm vi loại tài sản có, công ty có 5 loại phụ của cho vay, cụ thể được nhận dạng:
• Tài trợ dự án,
• Tài trợ theo đối tượng,
• Tài trợ tiêu dùng, (cho vay ngắn cho các dự trữ tồn kho, phải thu của hàng tiêu dùng được trao đổi buôn bán)
• Bất động sản tạo ra thu nhập, • Bất động sản biến động cao. - Đối với các rủi ro bán lẻ.
Theo khoản mục 211 loại này bao hàm tất cả các rủi ro đáp ứng các tiêu chí sau:
+ Các nhiễm rủi ro theo các cá nhân như: thẻ tín dụng, các khoản cho vay kỳ hạn cá nhân, thu mua.
+ Các khoản cho vay cầm cố nhà ở.
+ Các khoản cho vay mở rộng đến các DN nhỏ.
Theo khoản mục 213, trong phạm vi phân loại tài sản bán lẻ, các ngân hàng yêu cầu được nhận dạng một cách riêng biệt 3 nhóm phụ của nhiễm rủi ro bán lẻ: a/ các nhiễm rủi ro có đảo đảm bằng các tài sản, b/ các nhiễm rủi ro có đủ điều kiện, c/ các nhiễm rủi ro bán lẻ khác
Theo khoản mục 230 bản Hiệp ước, loại tài sản này bao hàm các nhiễm rủi ro theo các đối tác được đối xử như cấp chính quyền theo cách tiếp cận chuẩn hóa. Điều này bao gồm các chính quyền và ngân hàng trung ương của họ. Các quyền đòi đối với các chủ thể khu vực công (PSE) nhất định được nhận dạng như chính quyền trong cách tiếp cận chuẩn hóa.
- Đối với các rủi ro ngân hàng.
Cũng theo khoản mục 230, rủi ro ngân hàng bao hàm các nhiễm rủi ro theo các ngân hàng và các công ty chứng khoán. Các nhiễm rủi ro ngân hàng cũng bao gồm các quyền đối với các chủ thể khu vực công (PSE) nội địa mà được đối xử giống như các quyền đòi đối với các ngân hàng theo cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa và các ngân hàng phát triển đa năng (MDBS) không đáp ứng được các tiêu chí đối với trọng số 0% theo cách tiếp cận chuẩn hóa.
- Các rủi ro vốn tự có.
Basel II coi rủi ro từ các khoản đầu tư là các rủi ro vốn tự có, vì với các khoản đầu tư khi có rủi ro, sẽ ảnh hưởng trực tiếp ngay đến vốn tự có của ngân hàng.
Mục 235 của Basel II quy định, các khoản đầu tư mang lại lợi ích quan hệ trực tiếp và gián tiếp dù biểu quyết hay không. Các khoản đầu tư cho công ty được xem xét là nhiễm rủi ro vốn tự có nếu đáp ứng đủ các yêu cầu dưới đây:
+ Nó không có khả năng hoàn trả lại.
+ Nó không bao hàm nghĩa vụ của người phát hành.
+ Nó chuyển nhượng quyền đòi còn lại về các tài sản hoặc thu nhập của người phát hành.
▪ Cách tiếp cận cơ bản và nâng cao.
Đối với các tài sản đã bao hàm trong cấu trúc khung IRB, có 3 cấu phần chủ chốt.
+ Cấu trúc phần rủi ro.
+ Các yêu cầu vốn tối thiểu. Đối với nhiều tài sản
+ Theo cách tiếp cận cơ bản như là nguyên tắc chung, các NH cung cấp các xác lập riêng của họ về xác suất rủi ro (PD) và dựa vào các xác lập giám sát đối với các cấu phần rủi ro khác.
+ Theo cách tiếp cận nâng cao, các NH cung cấp nhiều hơn các xác lập riêng của họ về PD, LGD, EAD và sự tính toán riêng của họ về M (kỳ hạn có hiệu quả) tùy thuộc theo việc đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu.
Theo cách tiếp cận cơ bản, các NH cần phải cung cấp xác lập riêng của họ về PD có sự kết hợp với từng loại cấp độ người vay của ngân hàng nhưng cần phải sử dụng các xác lập giám sát đối với các cấu phần rủi ro tương ứng khác. Các cấu phần rủi ro tương ứng khác là LGD, EAD và M.
(i) Với các loại rủi ro công ty, chính quyền và ngân hàng.
Theo cách tiếp cận nâng cao, các NH phải tính toán kỳ hạn hiệu quả (M) và cung cấp các xác lập riêng của họ về PD, LGD, và EAD.
(ii) Các loại rủi ro bán lẻ.
Các NH phải cung cấp các xác lập riêng của ngân hàng về PD, LGD và EAD. Ở đây không ngoại lệ giữa cách tiếp cận cơ bản và nâng cao với các loại tài sản vay.
(iii) Các rủi ro vốn tự có.
Có 2 cách tiếp cận để tính các tài sản có rủi ro so sánh với các rủi ro vốn tự có được ghi trong sổ sách: Các tiếp cận cơ sở thị trường và cách tiếp cận PD/LGD.
▪ Điều kiện xếp hạng tín dụng theo phương pháp IRB
Để có thể tiếp cận các đánh giá IRB, Hiệp ước đã qui định các ngân hàng phải thỏa mãn 12 nội dung cơ bản như sau:
Tại mục 388 qui định: Để hợp lệ đối với cách tiếp cận IRB, ngân hàng cần phải trình diễn cho tổ chức giám sát của NH rằng NH đáp ứng đủ các yêu cầu tối thiểu nhất định tại điểm khởi đầu và trên cơ sở liên tục. Nhiều yêu cầu trong các yêu cầu đó là hình thức của các mục tiêu mà các hệ thống đánh giá rủi ro đủ điều kiện của NH cần phải thực hiện. Trọng tâm là khả năng của ngân hàng để phân hạng thứ bậc và rủi ro chất lượng trong dạng nhất quán, chắc chắn và phù hợp.
Ủy ban công nhận có sự khác biệt trong các thị trường, các phương pháp luận đánh giá, các sản phẩm ngân hàng, và các thực tiễn đòi hỏi ngân hàng.
(2) Sự tuân thủ các yêu cầu tối thiểu
Để là hợp lệ đối với cách tiếp cận IRB, ngân hàng cần phải trình diễn cho tổ chức giám sát của ngân hàng đáp ứng các yêu cầu IRB trong tài liệu này, tại điểm khởi đầu và trên cơ sở liên tục. Các thực hành quản lý rủi ro tín dụng chung của các ngân hàng cũng cần phải nhất quán với các hướng dẫn thực hành tiến hóa chắc chắn do Ủy ban và các tổ chức giám sát quốc gia phát hành.
(3) Thiết kế hệ thống tự đánh giá
Theo mục 394, thuật ngữ hệ thống tự đánh giá bao gồm tất cả các phương pháp, các quá trình và sự thu thập số liệu và các hệ thống tin học hỗ trợ cho đánh giá rủi ro tín dụng. Sự đánh giá về việc đánh giá rủi ro nội bộ và sự lượng hóa về sự không trả nợ và các xác lập tổn thất.
Trong phạm vi từng loại tài sản, NH có thể áp dụng phương pháp luận hệ thống đánh giá đa năng (Ví dụ NH cải biến hệ thống đánh giá cho các ngành và phân đoạn thị trường).
a) Kích cỡ đánh giá
- Tiêu chuẩn đánh giá rủi ro với công ty, chính quyền, NH.
Hệ thống đánh giá rủi ro IRB đủ chuẩn phải có 2 chiều riêng biệt và khác nhau: (i) rủi ro người vay không trả nợ, và (ii) các yếu tố giao dịch cụ thể.
+ Theo mục 397, rủi ro người vay không trả được nợ, các rủi ro tách biệt đối với cùng một người vay cần phải ấn định cho cùng một cấp độ người vay bất chấp bất kỳ những khác biệt trong bản chất của từng giao dịch cụ thể.
+ Theo điều 398, rủi ro yếu tố giao dịch cụ thể cần phản ánh yếu tố đặc biệt như sự thế chấp, tính cao cấp, dạng sản phẩm.
- Tiêu chuẩn đánh giá đối với các rủi ro bán lẻ
Các rủi ro bán lẻ cũng cần định hướng đánh giá theo cả hai rủi ro người vay và rủi ro giao dịch. Các ngân hàng cần phải ấn định từng nhiễm rủi ro thành từng mảng đặc biệt.
Theo mục 402 qui định đối với từng người, phần rủi ro các ngân hàng cần phải xác lập PD, LGD và EAD các mảng, phần đa dạng có thể chia xẻ các xác lập PD, LGD, EAD tương đồng. Tối thiểu các ngân hàng cần phải xem xét các động lực rủi ro dưới đây khi ấn định các rủi ro vào mảng, phần.
+ Các đặc trưng rủi ro người vay (dạng người vay, các đặc trưng nhân chủng học: tuổi, nghề nghiệp,…)
+ Các đặc trưng rủi ro giao dịch (bao gồm các sản phẩm, dạng thế chấp, mùa vụ,…)
+ Các NH cần phải nhận dạng rủi ro, tách riêng rủi ro đúng hạn, không đúng hạn.
b) Cơ cấu đánh giá
- Các tiêu chuẩn rủi ro công ty, chính quyền và NH
Theo mục 403, các NH cần phải có sự phân bổ đầy đủ về các nhiễm rủi ro xuyên suốt các cấp độ, không có những sự tập trung hóa các mức trên cả hai phương diện ngân hàng đánh giá người vay và đánh giá qui mô.
Để đạt mục tiêu trên các ngân hàng tối thiểu 7 cấp độ người vay đối với khách hàng trả nợ và một cấp độ đối với khách hàng không trả nợ.
Cấp độ người vay theo mục 405 định nghĩa là sự đánh giá rủi ro người vay theo cơ sở sự sắp đặt xác định và khác nhau về các tiêu chí đánh giá mà từ đó các xác lập về PD được suy ra.
Định nghĩa cấp độ cần phải bao gồm cả hai sự mô tả về cấp độ của rủi ro không trả được nợ đặc trưng cho người vay được ấn định cấp độ và các tiêu chí được sử dụng để phân biệt mức độ về rủi ro tín dụng.
Theo mục 406, các NH với các danh mục khoản vay tập trung hóa trong một phân đoạn thị trường và một dây rủi ro không trả nợ nào đó cần phải có đủ các cấp độ trong phạm vi dãy đó để tránh những sự tập trung hóa thái quá của những người vay trong những cấp độ nào đó.
Mục 407 qui định các NH phải có số lượng đủ các cấp độ năng lực để tránh việc nhóm các năng lực với các LGD giao động rộng vào một cấp độ đơn lẻ.
Mục 408 qui định các NH sử dụng các tiêu chí quan sát xoắn với các loại tài sản SL (cho vay chuyên môn hóa) cần phải có tối thiểu bốn cấp độ người vay trả nợ và một cấp độ cho người vay không trả nợ.
- Các tiêu chuẩn với các rủi ro bán lẻ
Mục 409 qui định các NH phải có khả năng cung cấp các giải pháp lượng hóa về các đặc trưng tổn thất (PD, LGD và EAD) đối với các mảng đó … cần phải có sự phân bổ đầy đủ về những người vay và các nhiễm rủi ro xuyên suốt các mảng. Một mảng phần đơn lẻ cần phải không bao gồm sự tập trung hóa thái quá về tổng nhiễm rủi ro bán lẻ của NH.
c) Các tiêu chí đánh giá