6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.1.1. Sự cần thiết ứng dụng Basel II trong việc xếp hạng tín dụng
Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải áp dụng những chuẩn mực quốc tế về quản trị ngân hàng. Bởi vì, hội nhập sẽ có sự tham gia các ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam và ngược lại các ngân hàng Việt Nam cũng có điều kiện phát triển thị trường ra nước ngoài. Khi đó, các NHTM Việt Nam cũng phải chịu sự kiểm soát của các quốc gia mà ngân hàng hướng tới.
Sơ Đồ 3.1 Mối quan hệ giữa xếp hạng tín dụng với quản trị vốn, phân loại nợ và dự phòng rủi ro.
Nguồn: Tác giả thiết lập
Một trong những chuẩn mực về quản trị quan trọng chi phối hoạt động quản trị ngân hàng, đó là quản trị vốn theo các chuẩn mực của ủy ban Basel. Muốn quản trị được vốn theo chuẩn mực đòi hỏi phải xếp hạng tín dụng theo chuẩn mực. Chuẩn mực để xếp hạng tín dụng hiện nay là theo Hiệp định Basel II. Mặt khác, việc xếp hạng tín dụng tại các NHTM còn giúp các ngân hàng quản trị tín dụng một cách hiệu quả, trên cơ sở xếp hạng tín dụng sẽ có quyết định cấp
Xêp hạng tín dụng Phân loại nợ Tính tài sản rủi ro Hoạt động quản trị khác Trích lập dự phòng Tính vốn tự có Tính vốn tự có trên Tài sản rủi ro
tín dụng đúng đắn có thể thấy rõ điều đó qua sơ đồ 3.1. và được thể hiện qua một số nội dung sau:.
▪ Xếp hạng tín dụng để quản trị vốn tự có
Từ các nguyên tắc quản lý của Basel về giám sát hệ thống NH, trong đó đưa ra những nguyên tắc quản lý vốn đó là:
Hệ số an toàn vốn = Vốn tự có ≥8 % Tài sản Có rủi ro
Theo Basel I, sử dụng phương pháp chuẩn hóa để xác định mức rủi ro tài sản. Tài sản có rủi ro được xác định bằng tài sản có nội bảng và tài sản có rủi ro ngoại bảng theo công thức :
Tổng tài sản có rủi ro = Tài sản có rủi ro nội bảng + Tài sản có rủi ro ngoại bảng
Đối với tài sản có rủi ro nội bảng được xác định bằng:
Tài sản có
rủi ro nội bảng =
∑Giá trị tài sản
có nội bảng X
∑Hệ số rủi ro tương ứng với loại
tài sản
Đới với tài sản có rủi ro ngoại bảng xác định bằng:
Tài sản có rủi ro ngoại bảng ∑ Giá trị tài sản có ngoại bảng ∑ Hệ số chuyển đổi ∑ Hệ số rủi ro tương ứng loại tài sản = X X
Theo Basel II thì tài sản có rủi ro các ngân hàng có thể sử dụng một trong ba phương pháp:
+ Theo phương pháp chuẩn hóa
+ Theo phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản + Theo phương pháp xếp hạng nội bội nâng cao
Đối với ngân hàng xếp hạng theo phương pháp chuẩn hóa, việc xác định tài sản có rủi ro vẫn như các tính của Basel I. Đối với ngân hàng xếp hạng theo phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản và nâng cao, tài sản có được xác định bằng tổn thất dự kiến:
Từ cách tính trên cho thấy việc xếp hạng tín dụng tại các ngân hàng sẽ xác định được chất lượng tài sản có của các ngân hàng. Trên cơ sở đó mỗi hạng có mức rủi ro nhất định, khi đó sẽ xác định được tài sản Có rủi ro và xác định được mức độ an toàn vốn của ngân hàng.
Như vậy, dù là phương pháp nào cũng cho thấy việc xếp hạng tín dụng tại các ngân hàng sẽ xác định được mức độ an toàn vốn của ngân hàng. Từ đó sẽ giúp cho các nhà quản lí ngân hàng trung ương, các nhà quản trị ở các ngân hàng thương mại có các giải pháp nhất định để điều tiết hoạt động của ngân hàng về mức an toàn vốn chấp nhận được.
▪ Xếp hạng tín dụng để quản trị rủi ro tín dụng
Việc xếp hạng có vai trò quan trọng đối với việc quản trị rủi ro tín dụng. Từ việc xếp hạng các NHTM sẽ:
- Ra quyết định có cho vay hay không - Tính mức lãi suất phù hợp với mức rủi ro
- Áp dụng biện pháp bảo đảm với mức rủi ro phù hợp
- Có chính sách tín dụng phù hợp với hạng của khách sau cho vay. EL (Tổn thất dự kiến) EAD (Dư nợ) PD (Xác xuất rủi ro) LGD (Tỷ lệ tổn thất) = X X
▪ Xếp hạng để trích lập dự phòng rủi ro
Khi xếp hạng tín dụng các ngân hàng sẽ phân loại nợ phù hợp với các hạng tương ứng. Thông thường phân thành 5 loại nợ. Khi đã có kết quả phân loại nợ các ngân hàng sẽ thành lập dự phòng theo các mức sau:
- Nợ nhóm 1: Mức trích lập 0% - Nợ nhóm 2: Mức trích lập 5% - Nợ nhóm 3: Mức trích lập 20% - Nợ nhóm 4: Mức trích lập 50% - Nợ nhóm 5: Mức trích lập 100%
Khi có mức trích lập dự phòng vừa là cơ sở tính vốn tự có, vừa giúp ngân hàng có nguồn bù đắp cho rủi ro có thể xảy ra
▪ Xếp hạng tín dụng để quản trị nguồn nhân lực.
Xếp hạng tín dụng sẽ giúp ngân hàng tăng cường khả năng quản trị nhân sự, trước tiên là quản trị đội ngũ cán bộ tín dụng. Nhiều ngân hàng trên thế giới đã xây dựng hệ thống chấm điểm kết quả công việc của cán bộ tín dụng để xác định mức lương và lộ trình thăng tiến phù hợp.
Đối với cán bộ tín dụng để trả lương, thưởng các ngân hàng thường được dựa vào số dư nợ, số lượng khách hàng và chất lượng tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng có dư nợ cao nhưng chất lượng tín dụng thấp thì lương và thưởng sẽ được trả rất thấp và tất nhiên là việc thăng tiến sẽ khó khăn.
Những phân tích trên cho thấy sự cần thiết phải xếp hạng tín dụng và các NHTM cần phải ứng dụng theo chuẩn mực quốc tế để xếp hạng. Muốn vậy phải triển khai các giải pháp cho phù hợp Basel II.