7. Kết cấu của đề tài:
1.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra
- Mô hình phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Lâm Đồng: Lâm Đồng là nơi tập trung nhiều vùng sản xuất có ứng dụng các công nghệ cao như vùng trồng rau hoa Đà Lạt, vùng trồng trà olong Bảo Lộc…. Trong đó, việc rà soát quỹ đất phục vụ việc lập quy hoạch các vùng nhằm đảm bảo tính ổn định về đất đai và có cơ sở để thu hút đầu tư được coi trọng. Các công nghệ trong từng lĩnh vực cũng được xem xét một cách kỹ lưỡng. Riêng đối với các vùng sản xuất rau, hoa việc ứng dụng trồng rau, hoa trong nhà lưới, nhà màng, sử dụng màng phủ, tưới phun sương, tưới nhỏ giọt đã triển khai khá phổ biến trong những năm qua. Cụ thể là, có tới 95,9% số hộ trồng hoa sử dụng nhà màng, nhà lưới để canh tác hoa. Hoa trồng trong nhà có mái che chủ yếu là các loại hoa cúc, salem, hồng, đồng tiền, cẩm chướng, phong lan, địa lan.
Để tiêu thụ sản phẩm sản xuất từ các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiện nay có mô hình liên kết các hộ dân trong sản xuất rau tại TP. Đà Lạt dưới hình thức Hợp tác xã. Điển hình của mô hình liên kết trong HTX là Hợp tác xã sản xuất hoa và rau Xuân Hương. HTX được thành lập trên cơ sở tự nguyện và không tích tụ ruộng đất. Các hộ xã viên sản xuất riêng lẻ trên đất của gia đình mình nhưng sản xuất theo kế hoạch sản xuất loại cây trồng theo hợp đồng tiêu thụ sản phẩm mà HTX đã ký kết với đơn vị thu mua. Ban chủ nhiệm chịu trách nhiệm ký hợp đồng với các siêu thị, nhà hàng về số lượng rau tiêu thụ và thông báo kế hoạch cho các hộ xã viên. Theo số lượng đăng ký, đến kỳ thu hoạch các đơn vị đã ký hợp đồng với HTX tiến hành thu mua tận hộ. Hàng năm, HTX tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật cho các hộ xã viên do các cơ quan chức năng về nông nghiệp của Tỉnh tài trợ.
- Mô hình phát triển tập trung vào sản phẩm chủ lực của các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Bắc Ninh:
Tỉnh Bắc Ninh đã quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với các sản phẩm chủ lực tại một số vùng sản xuất như sau:
+ Đối với cây cà rốt, tỉnh đã qui hoạch 450 ha tại các huyện Lương Tài, Gia Bình và cho đến nay đã hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung.
+ Vùng trồng rau an toàn đã được quy hoạch và xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với diện tích 50 ha tại huyện Thuận Thành. Đến nay, 10 ha dưa chuột được trồng và đã xuất khẩu.
+ Đối với thuỷ sản, tỉnh đã quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với sản phẩm cá rô phi đơn tính, tổng diện tích 50 ha.
1.3.2. Kinh nghiệm xây dựng mô hình NN UDCNC
Từ những mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nước và thế giới, Bình Thuận có thể rút ra một số bài học trong phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bình Thuận khi thành lập khu phát triển NN UDCNC như sau:
1.3.2.1. Về xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nông nghiệp
Việc đầu tư xây dựng mô hình NN UDCNC ngoài đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn còn phải phù hợp với khí hậu, thời tiết và điều kiện tự nhiên của từng vùng. Đồng thời, việc xác định loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh của huyện cũng cần đặc biệt lưu ý. Do đó, trong từng mô hình ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện, chúng ta không nên áp dụng nguyên xi các công nghệ cao như các địa phương khác mà phải có sự điều chỉnh để mang lại hiệu quả cao nhất. Trong đó cần tập trung ứng dụng công nghệ cao trong các khâu chọn tạo giống và bảo quản, chế biến sản phẩm sau thu hoạch.
1.3.2.2. Về lao động
Việc ứng dụng các công nghệ cao trong nông nghiệp đòi hỏi lao động phải có trình độ kỹ thuật và khả năng tiếp thu những kiến thức mới cũng như tham gia lao động nông nghiệp thường xuyên. Do đó, khi xây dựng các vùng nông nghiệp UDCNC trên địa bàn huyện, cần chú ý đến việc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho người dân nhằm giúp người dân cập nhật kỹ thuật mới trong sản xuất. Ít nhất trong mỗi tổ chức hợp tác (Hợp tác xã, câu lạc bộ, tổ hợp tác) phải có từ 1-3 cán bộ chuyên trách về kỹ thuật tùy theo quy mô tổ chức hoặc trên 50% số lao động đã qua đào tạo, tập huấn kỹ thuật.
Đồng thời cần có những giải pháp cụ thể để thu hút lực lượng lao động trẻ tham gia vào hoạt động sản xuất này, vì đó mới là lực lượng lao động có khả
năng tiếp thu và phát huy tốt nhất trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
1.3.2.3. Tạo mối liên kết giữa nông dân- hợp tác xã- doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Qua mô hình liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp với hình thức doanh nghiệp cung cấp giống cây trồng, vật nuôi cũng như vật tư nông nghiệp cho người dân sản xuất, có thể thấy chỉ có thông qua liên kết với doanh nghiệp việc sản xuất của người nông dân mới được tiến hành quy củ hơn và hiệu quả mang lại cũng đảm bảo hơn.
Với quy mô sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay, mối liên kết giữa các hộ nông dân thông qua việc thành lập Hợp tác xã trên nguyên tắc tự nguyện sẽ tạo thuận lợi hơn về mặt pháp lý trong việc giao dịch, ký kết hợp đồng với các đơn vị tiêu thụ và quá trình đăng ký thương hiệu nông sản.
Hợp tác xã sẽ đảm nhiệm vai trò đầu mối cho các xã viên tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng liên kết với doanh nghiệp trong cung cấp yếu tố đầu vào, đầu ra cho nông dân, trên cơ sở tham khảo ý kiến và cân đối với khả năng sản xuất ổn định của các xã viên. Người nông dân khi đó chỉ tập trung vào công việc duy nhất là sản xuất nông sản với chất lượng và số lượng theo kế hoạch phát triển sản xuất của hợp tác xã.
Về phía doanh nghiệp liên kết cần đảm bảo sự ổn định trong các điều khoản cam kết và hỗ trợ đã ký kết với hợp tác xã. Tránh tình trạng chậm trễ trong thanh toán, và hành động có ý tiêu cực với nông dân.
Kết luận chương 1:
Trên cơ sở các lý luận về tín dụng, tín dụng ngân hàng và phát triển hoạt động cho vay đối với NN UDCNC, chương này cũng đã tập trung vào nghiên cứu các luận cứ, các nhân tố ảnh hưởng. Các luận cứ cho rằng tín dụng ngân
hàng đối với đối với NN UDCNC đó là xem xét việc tiếp cận vốn tín dụng và sử dụng vốn hiện nay đối với lĩnh vực NNNT, từ đó phát triển hoạt động cho vay NN UDCNC.
Nội dung lý luận đã nêu lên được những nhân tố liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng đối với NN UDCNC, như là nhóm nhân tố về đặc điểm của NNNT, NN UDCNC, , nhóm nhân tố về chính sách của Chính phủ và các nhóm nhân tố khác. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến nhóm nhân tố liên quan đến đặc điểm của NN UDCNC.
Bên cạnh đó, tác giả đã tổng hợp được kinh nghiệm về phát triển NN UDCNC của các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện nay. Các quốc gia hiện nay đã đang có những chiến lược riêng cho mình trong việc phát triển NN UDCNC.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cần nghiên cứu các sản phẩm tín dụng phù hợp để phát triển hoạt động cho vay NN UDCNC. Hiện tại chính phủ đang ưu tiên vốn để đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn có ứng dụng công nghệ cao, Bên cạnh đó còn có các nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ nước ngoài, như nguồn vốn từ IMF, WB, ADB.
Trong thời gian tới các tổ chức tín dụng tiếp tục mở rộng mạng lưới đặc biệt là vùng sâu, vùng xa nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với dần với NN UDCNC. Đây là nội dung cơ bản và quan trọng để phát triển lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trong tương lại. Vì thế để phát triển một cách toàn diện cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa: Chính phủ -Ngân hàng - Nông dân.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NÔNG NGHIỆP UDCNC TẠI AGRIBANK BÌNH THUẬN
2.1. Vài nét về kinh tế, xã hội tỉnh Bình Thuận trong tác động đối với cho vay NN UDCNC của ngân hàng vay NN UDCNC của ngân hàng
Bình Thuận nằm trong vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, có mối liên hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 200 km, cách Thành phố Nha Trang 250 km. Có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam chạy qua; quốc lộ 28 nối liền Bình Thuận với các tỉnh Nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối liền với Trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu. Diện tích tự nhiên 7,828 km2, dân số khoảng 1.3 triệu người, lực lượng lao động 734,500 người. Gồm 10 đơn vị hành chính: Thành phố Phan Thiết (Trung tâm tỉnh lỵ), thị xã Lagi và 8 huyện; trong đó có 1 huyện đảo Phú Quý. Tiềm năng tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng:
- Với chiều dài bờ biển 192 km, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như: Mũi Né, Mũi Kê gà, Núi Tà Cú, Bàu Trắng, Gành son... Nhiều điểm di tích văn hoá, lịch sử nổi tiếng như: Tháp Chăm Poshanư, Chùa núi Tà Cú, Dinh Thầy Thím, Cổ Thạch Tự, Di tích Dục Thanh, Vạn Thủy Tú... Đã và đang hình thành các quần thể du lịch - nghỉ mát - thể thao - leo núi - du thuyền - câu cá - sân golf - nghỉ dưỡng - chữa bệnh, khu vui chơi giải trí. Bình Thuận đã tiến hành lập qui hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm du lịch như: Phan Thiết - Mũi Né, Hòm Rơm - Suối Nước, Tiến Thành - Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận - Ðami, Hàm Tân, Tuy Phong, Bắc Bình, Phú Quý…
- Bình Thuận có ngư trường rộng 52,000 km2 có trữ lượng thủy hải sản lớn, thuận lợi để nuôi trồng các loại thủy hải sản như cua, tôm, cá, trai ngọc, rong biển,… Lực lượng tàu thuyền đánh bắt có trên 6,500 chiếc, sản lượng khai thác thủy hải sản hàng năm đạt 200,000 tấn. Đảo Phú Quý (32 km2) là Trung tâm đánh bắt và dịch vụ hỗ trợ đánh bắt xa bờ, đang được đầu tư để trở thành khu kinh tế mở với các chức năng khai thác, chế biến hải sản và cung cấp các dịch vụ biển, dịch vụ hàng hải, dầu khí. Thủy hải sản của Bình Thuận đã xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Bắc Mỹ, Tây Âu, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Australia... Có 3 cảng cá Phan Thiết, Tuy Phong và Lagi với quy mô tàu công
suất 400 CV. Khu công nghiệp chế biến thuỷ hải sản Nam Phan Thiết tiếp tục đầu tư, hoàn thiện để thu hút các dự án công nghiệp chế biến thuỷ hải sản.
- Diện tích đất nông nghiệp 151,000 ha, cây lúa (50,000 ha), điều (9,000 ha), cao su (18,000 ha), tiêu (3,000 ha), thanh long (26,500 ha), nho (380 ha), bông vải (15,000 ha).... Thanh long là sản phẩm nổi tiếng, sản lượng năm 2017 đạt 600,000 tấn/ha, phần lớn sản lượng thanh long Bình Thuận tập trung cho xuất khẩu (80 - 85%), Tuy nhiên xuất khẩu chính ngạch chỉ 2 - 3%, còn lại tiêu thụ theo phương thức mua bán biên mậu với thương nhân Trung Quốc. Đàn bò thịt khoảng 200,000 con, heo thịt khoảng 300,000 con và các gia súc có sừng khác như dê, cừu; ngoài ra, còn trên 50,000 ha đất nông nghiệp thích hợp trồng các loại cây công nghiệp và các loại cây ăn quả có giá trị. Diện tích rừng tự nhiên 258,000 ha có thể khai thác phục vụ du lịch sinh thái.
- Hoạt động công nghiệp chế biến nhìn chung ổn định, song tăng trưởng thấp. Tuy các sản phẩm nước khoáng, chế biến thức ăn gia súc tăng trưởng khá, song các sản phẩm thuỷ sản đông lạnh, nước mắm, nước máy, hàng may mặc chỉ đạt được mức tăng trung bình và các sản phẩm thuỷ sản khô, gạch nung, hạt điều nhân giảm khá lớn nên tính chung mức tăng trưởng không cao so với năm trước. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp ổn định và tiếp tục thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng. Công tác khuyến công được duy trì thường xuyên. Khu công nghiệp đã thu hút được 60 dự án thứ cấp (trong đó có 20 dự án đầu tư nước ngoài). Hiện có 44 dự án đi vào hoạt động sản (trong đó có 17 dự án có vốn đầu tư nước ngoài). Trong số các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất có 36 dự án hoạt động thường xuyên, 8 dự án đang tạm ngừng và hoạt động cầm chừng do gặp khó khăn.
- Tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng, các loại khoáng sản có trữ lượng lớn là: cát thủy tinh, đá Granit, sét Bentonit, nước khoáng, sét làm gạch ngói, Ilmenit -Zicon (TiO2), muối công nghiệp. Dầu khí là nguồn tài nguyên gần bờ biển, có tiềm năng khai thác với các mỏ có trữ lượng lớn và chất lượng tốt như Sử Tử Đen, Sử Tử Trắng, Sư Tử Nâu, Sư Tử Vàng, Rubi.
- Hệ thống giao thông Bình Thuận đã được cải tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Các tuyến giao thông chính: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28; Tuyến đường sắt Tp. Hồ Chí Minh – Phan Thiết phục vụ cho vận chuyển hàng hoá và du lịch; Cảng vận tải Phan Thiết và Phú Quý đã được xây dựng, Cảng cá Phan Thiết, Lagi, Phan Rí Cửa, Phú Quý đã được nâng cấp; đang có kế hoạch xây dựng Cảng vận tải tổng hợp Kê Gà – huyện Hàm Thuận Nam và Cảng chuyên dùng Vĩnh Tân – huyện Tuy Phong. Dự kiến sẽ khôi phục sân bay Phan Thiết và một sân bay mới sẽ được đầu tư xây dựng ở phía Bắc Phan Thiết. Tuyến quốc lộ cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đang chuẩn bị khởi công hứa hẹn phát triển du lịch và thu hút các dự án đầu tư vào Bình Thuận.
Hiện nay, Bình Thuận sử dụng nguồn cấp điện từ lưới điện quốc gia. Một số nhà máy thuỷ điện đã được đầu tư và đang hoạt động tại Bình Thuận: Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi, nhà máy thuỷ điện Đại Ninh, Trung tâm nhiệt điện than Sơn Mỹ và Trung tâm nhiệt điện than Vĩnh Tân. Hệ thống thông tin liên lạc đã được nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa; mạng điện thoại, Internet phủ sóng tất cả các khu du lịch, khu công nghiệp, khu sản xuất trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2015 – 2017, kinh tế Bình Thuận tăng trưởng đạt mức bình quân 11%/năm. Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh là 7.5% cao hơn tốc độ trung bình cả nước (6.6%). Ngoại trừ năm 2015, thu ngân sách của tỉnh Bình Thuận không đạt dự toán năm (92.44%), các năm còn lại đều đạt và vượt dự toán thu ngân sách của tỉnh.
2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận Thuận
2.1.2.1. Mô hình tổ chức, nhiệm vụ của Agribank Bình Thuận.
- Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Thuận Hải được thành lập theo Quyết định số: 20/NH/TCCB ngày 20/06/1988 của Tổng Giám đốc NHNN Việt Nam. Sau khi chia tách tỉnh Thuận Hải năm 1992 và được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, đến nay được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam –